Người đi tìm hạnh phúc
Ngày đăng: 06:56:36 10-05-2015 . Xem: 3672
Con người sống trên đời cứ ngỡ rằng thỏa mãn được ý muốn là sung sướng, là hạnh phúc và chỉ có loại hạnh phúc đó mà thôi. Ý muốn thì đủ điều: muốn có tiền, muốn người ta biết đến, muốn trở thành người tài năng... Người ta cứ nghĩ theo chiều hướng như vậy mà ít khi nghĩ lui lại một chút, tức là nghĩ về cái đoạn thời gian mà điểm đầu là lúc khởi lên ý muốn và điểm cuối là lúc đáp ứng thỏa mãn được ý muốn đó. Nói gọn hơn, đó là lúc có ý muốn mà chưa được thỏa mãn. Đây là đoạn thời gian xảy ra nhiều bi kịch nhất của con người. Chiến tranh, cướp bóc, bạo loạn, điêu linh, đều xảy ra ở đoạn thời gian này. Thất vọng, giận hờn, uất ức, đau khổ, khóc than, tự tử, đều xảy ra ở giữa hai điểm thời gian này. Nói một cách hình tượng, ở khoảng giữa đó là sa mạc hoang mang, là rừng sâu hiểm họa, là một mê cung đầy những ngả đường dẫn vào tử địa.
Đạo Phật đã đưa ra hướng giải quyết, xử lý, giải trừ cái khoảng giữa oan nghiệt đó và khuyên con người xóa dần đi điểm đầu. Khi điểm xuất phát không còn thì cái đoạn thời gian đau khổ oan nghiệt cũng không còn. Khi điểm phát xuất ý muốn bị xóa thì cái đoạn thời gian của mê cung và rừng rậm đó sẽ không hình thành được nữa.
Hạnh phúc ở đâu?
Nhưng khi không còn phát khởi ý muốn thì tất nhiên sẽ không còn cái chuyện thỏa ý, mà không còn sự thỏa ý thì tất nhiên cũng không còn cái sung sướng và hạnh phúc khi thỏa mãn được ý muốn, như từ đầu đã nói. Nếu như vậy thì vấn đề của kiếp nhân sinh vẫn còn. Cái ý chí đi tìm an lạc và hạnh phúc của con người vẫn chưa được giải tỏa. Ý chí này vừa là mạch sống của nhân sinh mà vừa là ý nghĩa của cuộc sống theo một cách nhìn nào đó.
Đạo Phật thời khởi thủy rất chú trọng đến việc thực tu, thực chứng thiền định. Và, ngay ngưỡng cửa đầu tiên trên con đường dẫn vào lâu đài thiền định thì người tìm hạnh phúc đã thấy một tấm bia đá có số tuổi được tính bằng số nghìn năm. Đến gần hơn, người tìm hạnh phúc thấy trên tấm bia ấy khắc đậm một câu khẩu quyết: “Ly dục, ly các ác, bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm, có tứ”. Người tìm hạnh phúc đọc xong liền nhận ra ngay những chữ hạp ý của mình, hay nói một cách nôm na là nhận ra ngay món khoái khẩu của mình: “trạng thái hỷ lạc”.
Trạng thái hỷ lạc đúng là cùng một chủng loại với cái mà người ấy đang tìm. Nhưng điều cực kỳ quan trọng là trạng thái hỷ lạc này lại không sản sinh ra cái điểm khởi đầu của đoạn thời gian oan nghiệt, đầy đau khổ của kiếp sống nhân sinh như đã đề cập ở trên. Nhập tâm được câu “Ly dục, ly các ác, bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm, có tứ”, người ấy bỗng nhận ra rằng đó là một câu thần chú vừa hiển nhiên vừa mầu nhiệm rồi an tâm dấn thân trải nghiệm.
Đạo Phật đã đưa ra hướng giải quyết, xử lý, giải trừ cái khoảng giữa oan nghiệt đó và khuyên con người xóa dần đi điểm đầu. Khi điểm xuất phát không còn thì cái đoạn thời gian đau khổ oan nghiệt cũng không còn. Khi điểm phát xuất ý muốn bị xóa thì cái đoạn thời gian của mê cung và rừng rậm đó sẽ không hình thành được nữa.
Hạnh phúc ở đâu?
Nhưng khi không còn phát khởi ý muốn thì tất nhiên sẽ không còn cái chuyện thỏa ý, mà không còn sự thỏa ý thì tất nhiên cũng không còn cái sung sướng và hạnh phúc khi thỏa mãn được ý muốn, như từ đầu đã nói. Nếu như vậy thì vấn đề của kiếp nhân sinh vẫn còn. Cái ý chí đi tìm an lạc và hạnh phúc của con người vẫn chưa được giải tỏa. Ý chí này vừa là mạch sống của nhân sinh mà vừa là ý nghĩa của cuộc sống theo một cách nhìn nào đó.
Đạo Phật thời khởi thủy rất chú trọng đến việc thực tu, thực chứng thiền định. Và, ngay ngưỡng cửa đầu tiên trên con đường dẫn vào lâu đài thiền định thì người tìm hạnh phúc đã thấy một tấm bia đá có số tuổi được tính bằng số nghìn năm. Đến gần hơn, người tìm hạnh phúc thấy trên tấm bia ấy khắc đậm một câu khẩu quyết: “Ly dục, ly các ác, bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm, có tứ”. Người tìm hạnh phúc đọc xong liền nhận ra ngay những chữ hạp ý của mình, hay nói một cách nôm na là nhận ra ngay món khoái khẩu của mình: “trạng thái hỷ lạc”.
Trạng thái hỷ lạc đúng là cùng một chủng loại với cái mà người ấy đang tìm. Nhưng điều cực kỳ quan trọng là trạng thái hỷ lạc này lại không sản sinh ra cái điểm khởi đầu của đoạn thời gian oan nghiệt, đầy đau khổ của kiếp sống nhân sinh như đã đề cập ở trên. Nhập tâm được câu “Ly dục, ly các ác, bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm, có tứ”, người ấy bỗng nhận ra rằng đó là một câu thần chú vừa hiển nhiên vừa mầu nhiệm rồi an tâm dấn thân trải nghiệm.
Lê Nguyên
Các Tin Khác