Phật giáo và giáo dục mầm non
Ngày đăng: 08:04:52 07-04-2015 . Xem: 3661
Đức Phật dạy trong các pháp cúng dường Phật, việc giáo dục thế hệ kế tiếp nối tiếp mạng mạch Phật pháp là điều quý nhất. Ý này được kinh Duy Ma triển khai, diễn tả là mồi đèn để Phật pháp được tỏa sáng khắp mọi nơi, giúp cho nhiều người xây dựng được đời sống bình an và hạnh phúc. Và đó cũng chính là nền tảng cho việc giữ gìn Chánh pháp tồn tại vững bền và dài lâu trên nhân gian bằng con đường giáo dục.
Như chúng ta đều biết giáo dục thanh thiếu niên nói chung và trẻ em mầm non nói riêng theo phương hướng sống tốt đẹp là điều vô cùng cần thiết chẳng những cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc, mà còn đóng góp vào sự an bình và phát triển của xã hội.
Đặc biệt là các cháu ở lớp mầm non, tâm hồn ngây thơ trong sáng của các cháu ví như tờ giấy trắng rất dễ in đậm lên đó những đức tính cao quý và việc làm lợi ích để trong tương lai đó sẽ là hành trang quý báu cho những bước chân vững chãi vào đời góp phần làm tốt đời đẹp đạo.
Vì vậy, từ thuở các cháu chập chững vào Mẫu giáo, bắt đầu tiếp xúc với nếp sống tập thể cùng các bạn, cần được gieo trồng vào tâm trí các cháu những lời nói dễ thương, những suy nghĩ đúng đắn và việc làm lợi ích cho các cháu, cho gia đình và cho cộng đồng theo tinh thần Phật giáo. Đó chính là những hạt nhân thật sự tốt đẹp mà Phật giáo chúng ta vun xới và tưới tẩm để đào tạo những người chủ tương lai của đất nước, những người chủ sáng suốt, biết việc nên làm, biết hòa hợp với mọi người, biết sống vì người khác, vì cộng đồng xã hội.
Về việc giảng dạy Phật pháp cho giới cư sĩ, hiện nay chúng ta đã có rất nhiều đạo tràng triển khai giáo pháp, nhưng phần lớn các đạo tràng dành cho Phật tử lớn tuổi tu học. Cũng có một số ít đạo tràng được tổ chức cho sinh viên, học sinh đã phần nào xây dựng được cho các em lối sống đạo đức, hiểu biết và quan tâm đến việc giúp đỡ những người kém may mắn.
Riêng việc dạy Phật pháp cho trẻ em mẫu giáo đã được chư Ni thực hiện tại một số tỉnh thành trong nhiều năm qua. Thực tế cho thấy một số trường mầm non của Phật giáo đang âm thầm nuôi dạy con em các gia đình khó khăn, con em dân tộc vùng sâu vùng xa…
Giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non với tinh thần phục vụ xã hội, vì cộng đồng, vì tương lai của trẻ em, việc nuôi dạy trẻ thơ của quý Ni sư đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những trường mẫu giáo mầm non của Phật giáo còn rất ít và chỉ mang tính cách đơn lẻ.
Đứng trước yêu cầu bức thiết của công tác giáo dục trẻ mầm non một cách quy củ, Học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nối kết với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh mở lớp Đào tạo Sư phạm Mầm non hệ vừa học vừa làm niên khóa 2014-2018 dành cho chư Ni và nữ Phật tử.
Chư tôn đức Hội đồng Điều hành Học viện và Phân ban Ni giới đã thống nhất về việc ủng hộ học phí cho chư Ni theo học lớp này. Phân ban Ni giới Trung ương và Ni giới các tỉnh thành sẽ hỗ trợ 50%; Hội đồng Điều hành Học viện hỗ trợ 25%. Còn lại 25% học viên tự đóng.
Hiện nay, với chính sách xã hội hóa giáo dục, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng mở cơ sở giáo dục mầm non để cùng gánh vác trách nhiệm với xã hội và cũng để đáp ứng nhu cầu học tập của con em Phật tử. Cũng như với sự tổ chức đào tạo của Học viện và sự quan tâm hỗ trợ học phí dành cho chư Ni theo học lớp Đào tạo Sư phạm Mầm non. Những điều thuận lợi này đã mở ra cho chư Ni và nữ Phật tử cơ hội dấn thân trên con đường thực hiện hạnh Bồ-tát, một hạnh cao quý và cần thiết để hàng đệ tử Phật tiến đến quả vị Toàn giác.
Thiết nghĩ chư Ni và nữ Phật tử với tâm tính vốn có của người nữ là dịu dàng, hiền hòa, kiên nhẫn sẽ dễ dàng thích hợp với việc dạy dỗ trẻ thơ và tác động tốt đẹp đến tâm hồn cởi mở, trong trắng của các cháu theo tinh thần Phật pháp.
Chúng tôi tin tưởng rằng nền giáo dục Phật giáo dành cho lớp mầm non do Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sẽ giúp các bé trẻ thơ phát triển trí sáng suốt, lòng từ bi và những yếu tố cần thiết để mai sau trưởng thành trên vạn nẻo đường đời, các cháu luôn có được cuộc sống an vui, xây dựng được gia đình hạnh phúc và góp phần cho cộng đồng xã hội phát triển, hòa hợp và yên bình.
Như chúng ta đều biết giáo dục thanh thiếu niên nói chung và trẻ em mầm non nói riêng theo phương hướng sống tốt đẹp là điều vô cùng cần thiết chẳng những cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc, mà còn đóng góp vào sự an bình và phát triển của xã hội.
Đặc biệt là các cháu ở lớp mầm non, tâm hồn ngây thơ trong sáng của các cháu ví như tờ giấy trắng rất dễ in đậm lên đó những đức tính cao quý và việc làm lợi ích để trong tương lai đó sẽ là hành trang quý báu cho những bước chân vững chãi vào đời góp phần làm tốt đời đẹp đạo.
Vì vậy, từ thuở các cháu chập chững vào Mẫu giáo, bắt đầu tiếp xúc với nếp sống tập thể cùng các bạn, cần được gieo trồng vào tâm trí các cháu những lời nói dễ thương, những suy nghĩ đúng đắn và việc làm lợi ích cho các cháu, cho gia đình và cho cộng đồng theo tinh thần Phật giáo. Đó chính là những hạt nhân thật sự tốt đẹp mà Phật giáo chúng ta vun xới và tưới tẩm để đào tạo những người chủ tương lai của đất nước, những người chủ sáng suốt, biết việc nên làm, biết hòa hợp với mọi người, biết sống vì người khác, vì cộng đồng xã hội.
Về việc giảng dạy Phật pháp cho giới cư sĩ, hiện nay chúng ta đã có rất nhiều đạo tràng triển khai giáo pháp, nhưng phần lớn các đạo tràng dành cho Phật tử lớn tuổi tu học. Cũng có một số ít đạo tràng được tổ chức cho sinh viên, học sinh đã phần nào xây dựng được cho các em lối sống đạo đức, hiểu biết và quan tâm đến việc giúp đỡ những người kém may mắn.
Riêng việc dạy Phật pháp cho trẻ em mẫu giáo đã được chư Ni thực hiện tại một số tỉnh thành trong nhiều năm qua. Thực tế cho thấy một số trường mầm non của Phật giáo đang âm thầm nuôi dạy con em các gia đình khó khăn, con em dân tộc vùng sâu vùng xa…
Giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non với tinh thần phục vụ xã hội, vì cộng đồng, vì tương lai của trẻ em, việc nuôi dạy trẻ thơ của quý Ni sư đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những trường mẫu giáo mầm non của Phật giáo còn rất ít và chỉ mang tính cách đơn lẻ.
Đứng trước yêu cầu bức thiết của công tác giáo dục trẻ mầm non một cách quy củ, Học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nối kết với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh mở lớp Đào tạo Sư phạm Mầm non hệ vừa học vừa làm niên khóa 2014-2018 dành cho chư Ni và nữ Phật tử.
Chư tôn đức Hội đồng Điều hành Học viện và Phân ban Ni giới đã thống nhất về việc ủng hộ học phí cho chư Ni theo học lớp này. Phân ban Ni giới Trung ương và Ni giới các tỉnh thành sẽ hỗ trợ 50%; Hội đồng Điều hành Học viện hỗ trợ 25%. Còn lại 25% học viên tự đóng.
Hiện nay, với chính sách xã hội hóa giáo dục, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng mở cơ sở giáo dục mầm non để cùng gánh vác trách nhiệm với xã hội và cũng để đáp ứng nhu cầu học tập của con em Phật tử. Cũng như với sự tổ chức đào tạo của Học viện và sự quan tâm hỗ trợ học phí dành cho chư Ni theo học lớp Đào tạo Sư phạm Mầm non. Những điều thuận lợi này đã mở ra cho chư Ni và nữ Phật tử cơ hội dấn thân trên con đường thực hiện hạnh Bồ-tát, một hạnh cao quý và cần thiết để hàng đệ tử Phật tiến đến quả vị Toàn giác.
Thiết nghĩ chư Ni và nữ Phật tử với tâm tính vốn có của người nữ là dịu dàng, hiền hòa, kiên nhẫn sẽ dễ dàng thích hợp với việc dạy dỗ trẻ thơ và tác động tốt đẹp đến tâm hồn cởi mở, trong trắng của các cháu theo tinh thần Phật pháp.
Chúng tôi tin tưởng rằng nền giáo dục Phật giáo dành cho lớp mầm non do Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sẽ giúp các bé trẻ thơ phát triển trí sáng suốt, lòng từ bi và những yếu tố cần thiết để mai sau trưởng thành trên vạn nẻo đường đời, các cháu luôn có được cuộc sống an vui, xây dựng được gia đình hạnh phúc và góp phần cho cộng đồng xã hội phát triển, hòa hợp và yên bình.
HT. Thích Trí Quảng-nguồn: GNO
Các Tin Khác