Tình người
Ngày đăng: 00:48:42 15-04-2017 . Xem: 6675
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường và nhắc tôi một câu:
Nói xong chú mỉm cười nhìn tôi rồi lui xuống nhà dưới để lo buổi ngọ thực cho đại chúng. Tôi cũng mỉm cười hoan hỷ lại với chú và buông bút lông, xếp chồng kinh sách lại chỗ cũ để sửa soạn đi cúng dường.
Ở chùa, phận sự của tôi trong buổi trưa là dâng cơm cúng Phật. Chú Tâm Mãn thì lo phụ giúp dưới nhà trù và sau khi dọn trai phạn, chờ cúng Phật xong thì đánh ba tiếng bản hiệu lệnh để báo giờ ngọ thực.
Hôm nay chú Tâm Mãn mang bình bát lên với một nét mặt trầm tư. Nụ cười mọi hôm không còn nữa. Tôi đỡ lấy bình bát trên tay chú, nói lời cảm ơn, và nhìn chú trở lui xuống nhà dưới. Chúng tôi trang nghiêm và buồn bã hơn, vì một cái tang nhỏ đã xảy ra cho chúng tôi từ ngày hôm qua.
Trước đây nửa tháng, một hôm sau khi cúng Phật xong, tôi đi tắt những cây đèn nến trong chùa, Khi đến gần bàn Phật để tắt ngọn bạch lạp cắm trên cặp chân đèn đồng cao, tôi thấy từ trong bình bát nhảy ra một chú thằn lằn, miệng tha mấy hạt cơm. Đôi mắt sáng như hai chấm thủy tinh, nhìn tôi như hoảng sợ. Tôi không xua đuổi, nhưng chú thằn lằn cũng chạy mất về phía sau tượng Phật.
Ngỡ là chỉ một lần thôi, nhưng đến hôm sau, khi tắt đèn, tôi cũng lại thấy chú thằn lằn từ trong bình bát phóc ra, Cũng hai con mắt sáng hai châm thủy tinh nhìn tôi kinh hoàng, cũng cái miệng nhỏ tha theo vài hạt cơm trắng muốt.
Đến hôm sau nữa, tôi để ý rình. Mang theo bình bát đặt lên bàn Phật, tôi chưa mở nắp vội. Tôi thắp nến, thắp hương, kính cẩn lạy Phật như thường lệ, thỉnh ba tiếng chuông rồi mới mở nắp bình bát. Chưa thấy tăm dạng chú đâu cả. Tôi nhẹ nhàng khai chuông mõ, và xướng bài cúng hương, rồi tụng chú Đại bi, nhưng kia, lấp ló phía sau đỉnh trầm, xuất hiện hai chấm sáng như thủy tinh. Tôi bình tĩnh tụng tiếp chú Đại bi và làm như không hay biết gì cà. Chú thằn lằn tiến tới, tiến tới dần. Chiếc đầu nhỏ bé đã ngóc lên miệng bình bát. Phút chốc, chú đã nhảy vào nằm gọn trong bình bát.
Hôm ấy tôi đọc bài Cúng dường không được nhất tâm chút nào. Nghĩ đến cơm dâng cúng Phật đang bị một con thằn lằn vọc phá, tôi tưởng như mình đã mang tội bất kính đối với Tam Bảo. Tôi thấy giận cái chú thằn lằn quái nghịch kia, giận vì nó đã làm cho tôi rối loạn vì một việc không đâu. Miệng đọc bài Cúng dường mà tâm cứ xao động; có lúc tôi định đứng dậy đuổi quách con thằn lằn kia đi, nhưng hình như có một thế lực nào bắt tôi quỳ tụng cho hết bài Cúng dường và Hồi hướng.
Hôm sau tôi quyết không mở nắp bình bát nữa. Sau khi thắp đèn, đốt hương, tôi quỳ xuống, khai chuông mõ và cúng dường như thường lệ. Vẫn đôi chấm thủy tinh xuất hiện sau đỉnh trầm, vẫn chú thằn lằn của mọi hôm bò dần đến bình bát, nhưng đôi mắt kia đã trông thấy chiếc bình bát đậy nắp, ngơ ngác nhìn ngược xuôi. Cuối cùng chú thằn lằn trở về lối cũ phía sau đỉnh trầm.
Trong sát na thứ nhất, tôi thấy sung sướng vì đã trả được cái thù hôm qua, nhưng qua sát na thứ hai, tâm hồn tôi bỗng nhiên xao xuyến bâng khuâng, hối hận. Có một cái gì hình như sự tàn nhẫn, nhỏ nhen, thấp kém, đang làm cho lòng tôi vẩn đục. Tôi khổ tâm quá. Tôi không dám nhìn đức Phật khi tôi mang bình bát đi ra.
Trưa hôm ấy, tôi cáo mệt, không xuống thọ trai. Độ một giờ trưa, chú Tâm Mãn lên thăm:
Tôi kéo chú Tâm Mãn ngồi xuống bên đôn và nhìn chú, tôi hỏi:
Tôi nắm chặt tay chú Mãn:
Tôi lặng yên, không dám trả lời. Câu hỏi của người em đồng sư làm cho tôi choáng váng. Vấn đề giản dị như thế mà tôi đã không giải quyết được một cách dễ dàng. Bản nguyện của Đức Phật là cứu khổ ban vui cho mọi loài chúng sinh. Làm cho chúng sinh bớt đau khổ tức là làm vui lòng chư Phật. Tại sao tôi lại đậy nắp bình bát không cho con thằn lằn lấy bớt vài hạt cơm để nuôi thân?
Thấy bộ tịch ngơ ngác không hiểu ất giáp gì của chú Mãn, tôi bật cười và kể lại cả câu chuyện cho chú nghe. Tôi cũng không quên cám ơn chú đã nhắc cho tôi một lối giải quyết hợp lý. Nét mặt chú tươi lên; chú nói:
Thật là thần diệu. Chúng tôi thích ý nắm tay nhau, nhưng không dám cười vang, sợ gây nên tiếng ồn trong các phương trượng mà đại chúng đang nghỉ ngơi.
Hôm qua, sau giờ ngọ, tôi nắm tay chú Mãn, báo tin cho chú biết con thằn lằn của chúng tôi đã chết.
Chú tâm Mãn an ủi tôi:
Tôi nghĩ đến một kiếp sống chúng sinh. Một chút sống nhỏ bé và bèo bọt nổi lên trên biển hiện tượng, rồi chìm lặng trong quên lãng nghìn đời.
Tâm trí chìm đắm trong những suy tưởng siêu hình, tôi chậm rãi đáp lời chú Tâm Mãn:
– Đến giờ cúng ngọ rồi, thưa chú.
Nói xong chú mỉm cười nhìn tôi rồi lui xuống nhà dưới để lo buổi ngọ thực cho đại chúng. Tôi cũng mỉm cười hoan hỷ lại với chú và buông bút lông, xếp chồng kinh sách lại chỗ cũ để sửa soạn đi cúng dường.
Ở chùa, phận sự của tôi trong buổi trưa là dâng cơm cúng Phật. Chú Tâm Mãn thì lo phụ giúp dưới nhà trù và sau khi dọn trai phạn, chờ cúng Phật xong thì đánh ba tiếng bản hiệu lệnh để báo giờ ngọ thực.
Hôm nay chú Tâm Mãn mang bình bát lên với một nét mặt trầm tư. Nụ cười mọi hôm không còn nữa. Tôi đỡ lấy bình bát trên tay chú, nói lời cảm ơn, và nhìn chú trở lui xuống nhà dưới. Chúng tôi trang nghiêm và buồn bã hơn, vì một cái tang nhỏ đã xảy ra cho chúng tôi từ ngày hôm qua.
Trước đây nửa tháng, một hôm sau khi cúng Phật xong, tôi đi tắt những cây đèn nến trong chùa, Khi đến gần bàn Phật để tắt ngọn bạch lạp cắm trên cặp chân đèn đồng cao, tôi thấy từ trong bình bát nhảy ra một chú thằn lằn, miệng tha mấy hạt cơm. Đôi mắt sáng như hai chấm thủy tinh, nhìn tôi như hoảng sợ. Tôi không xua đuổi, nhưng chú thằn lằn cũng chạy mất về phía sau tượng Phật.
Ngỡ là chỉ một lần thôi, nhưng đến hôm sau, khi tắt đèn, tôi cũng lại thấy chú thằn lằn từ trong bình bát phóc ra, Cũng hai con mắt sáng hai châm thủy tinh nhìn tôi kinh hoàng, cũng cái miệng nhỏ tha theo vài hạt cơm trắng muốt.
Đến hôm sau nữa, tôi để ý rình. Mang theo bình bát đặt lên bàn Phật, tôi chưa mở nắp vội. Tôi thắp nến, thắp hương, kính cẩn lạy Phật như thường lệ, thỉnh ba tiếng chuông rồi mới mở nắp bình bát. Chưa thấy tăm dạng chú đâu cả. Tôi nhẹ nhàng khai chuông mõ, và xướng bài cúng hương, rồi tụng chú Đại bi, nhưng kia, lấp ló phía sau đỉnh trầm, xuất hiện hai chấm sáng như thủy tinh. Tôi bình tĩnh tụng tiếp chú Đại bi và làm như không hay biết gì cà. Chú thằn lằn tiến tới, tiến tới dần. Chiếc đầu nhỏ bé đã ngóc lên miệng bình bát. Phút chốc, chú đã nhảy vào nằm gọn trong bình bát.
Hôm ấy tôi đọc bài Cúng dường không được nhất tâm chút nào. Nghĩ đến cơm dâng cúng Phật đang bị một con thằn lằn vọc phá, tôi tưởng như mình đã mang tội bất kính đối với Tam Bảo. Tôi thấy giận cái chú thằn lằn quái nghịch kia, giận vì nó đã làm cho tôi rối loạn vì một việc không đâu. Miệng đọc bài Cúng dường mà tâm cứ xao động; có lúc tôi định đứng dậy đuổi quách con thằn lằn kia đi, nhưng hình như có một thế lực nào bắt tôi quỳ tụng cho hết bài Cúng dường và Hồi hướng.
Hôm sau tôi quyết không mở nắp bình bát nữa. Sau khi thắp đèn, đốt hương, tôi quỳ xuống, khai chuông mõ và cúng dường như thường lệ. Vẫn đôi chấm thủy tinh xuất hiện sau đỉnh trầm, vẫn chú thằn lằn của mọi hôm bò dần đến bình bát, nhưng đôi mắt kia đã trông thấy chiếc bình bát đậy nắp, ngơ ngác nhìn ngược xuôi. Cuối cùng chú thằn lằn trở về lối cũ phía sau đỉnh trầm.
Trong sát na thứ nhất, tôi thấy sung sướng vì đã trả được cái thù hôm qua, nhưng qua sát na thứ hai, tâm hồn tôi bỗng nhiên xao xuyến bâng khuâng, hối hận. Có một cái gì hình như sự tàn nhẫn, nhỏ nhen, thấp kém, đang làm cho lòng tôi vẩn đục. Tôi khổ tâm quá. Tôi không dám nhìn đức Phật khi tôi mang bình bát đi ra.
Trưa hôm ấy, tôi cáo mệt, không xuống thọ trai. Độ một giờ trưa, chú Tâm Mãn lên thăm:
– Chú mệt nhiều không? Em nấu cháo cho chú xơi nhé.
Tôi kéo chú Tâm Mãn ngồi xuống bên đôn và nhìn chú, tôi hỏi:
– Này tôi đố chú nhé: hôm nào mình cũng dâng cơm cúng Phật, thế Phật có thọ hưởng không?
– Đã gọi là “hưởng” thì không phải “ăn”.
– À thì ra thế, nhưng này chú Mãn ạ …
– Chú nói gì cứ nói, em xin nghe.
– Tôi tưởng Phật không “ăn” mà cũng không “hưởng”.
– Thì em cũng nghĩ như chú đấy. Bởi vì có một hôm đem bình bát để xới cơm cúng Phật, em sực nghĩ rằng chúng ta cúng Phật chẳng phải là cúng cơm cho Phật mà cúng tấm lòng thành của chúng ta cho Phật mà thôi.
– Đã gọi là “hưởng” thì không phải “ăn”.
– À thì ra thế, nhưng này chú Mãn ạ …
– Chú nói gì cứ nói, em xin nghe.
– Tôi tưởng Phật không “ăn” mà cũng không “hưởng”.
– Thì em cũng nghĩ như chú đấy. Bởi vì có một hôm đem bình bát để xới cơm cúng Phật, em sực nghĩ rằng chúng ta cúng Phật chẳng phải là cúng cơm cho Phật mà cúng tấm lòng thành của chúng ta cho Phật mà thôi.
Tôi nắm chặt tay chú Mãn:
– Phải, chú nói đúng lắm. Mỗi ngày đều tưởng nhớ Phật, xem như đức Phật còn tại thế nên chúng ta mới cúng dường. Sự cúng dường cốt ở trong tâm mà thôi, vì trong kinh có dạy “cúng Phật thì công đức vô lượng”.
– Thôi để bây giờ em đố lại chú nhé: tại sao trong kinh lại có câu “cúng dường chúng sinh tức là cúng dường chư Phật”? Nhưng thôi em đùa đấy, chỉ là một câu kinh em không hiểu đem ra hỏi chú đấy chứ không dám đố chú đâu.
– Thôi để bây giờ em đố lại chú nhé: tại sao trong kinh lại có câu “cúng dường chúng sinh tức là cúng dường chư Phật”? Nhưng thôi em đùa đấy, chỉ là một câu kinh em không hiểu đem ra hỏi chú đấy chứ không dám đố chú đâu.
Tôi lặng yên, không dám trả lời. Câu hỏi của người em đồng sư làm cho tôi choáng váng. Vấn đề giản dị như thế mà tôi đã không giải quyết được một cách dễ dàng. Bản nguyện của Đức Phật là cứu khổ ban vui cho mọi loài chúng sinh. Làm cho chúng sinh bớt đau khổ tức là làm vui lòng chư Phật. Tại sao tôi lại đậy nắp bình bát không cho con thằn lằn lấy bớt vài hạt cơm để nuôi thân?
– Kìa, sao chú không trả lời em? Chú Tâm Mãn nhắc. Tôi cười:
– Nghĩa là cứ mở nắp cho thằn lằn tự do vào chứ gì.
– Nghĩa là cứ mở nắp cho thằn lằn tự do vào chứ gì.
Thấy bộ tịch ngơ ngác không hiểu ất giáp gì của chú Mãn, tôi bật cười và kể lại cả câu chuyện cho chú nghe. Tôi cũng không quên cám ơn chú đã nhắc cho tôi một lối giải quyết hợp lý. Nét mặt chú tươi lên; chú nói:
– Nếu thế tại sao mỗi khi cúng Phật, ta không đem theo ít hạt cơm để dưới chân bình bát? Chú thằn lằn của sư huynh sẽ bằng lòng với những hạt cơm đó mà không quấy phá đến cơm cúng Phật nữa.
Thật là thần diệu. Chúng tôi thích ý nắm tay nhau, nhưng không dám cười vang, sợ gây nên tiếng ồn trong các phương trượng mà đại chúng đang nghỉ ngơi.
Hôm qua, sau giờ ngọ, tôi nắm tay chú Mãn, báo tin cho chú biết con thằn lằn của chúng tôi đã chết.
– Tôi đang đốt trầm thì nghe một tiếng “chạch” trên nền đá. Đến nơi đã thấy nó chết rồi chú ạ.
– Nhưng chắc đâu đó là con thằn lằn của chúng ta độ nọ?
– Sao lại không chắc hả chú? Cho đến hôm qua, nghĩa là đã mươi hôm nay, hôm nào nó cũng tha cơm cả. Thế mà hôm nay, mấy hạt cơm tôi đặt dưới chân bình bát vẫn còn nguyên vẹn …
– Nhưng chắc đâu đó là con thằn lằn của chúng ta độ nọ?
– Sao lại không chắc hả chú? Cho đến hôm qua, nghĩa là đã mươi hôm nay, hôm nào nó cũng tha cơm cả. Thế mà hôm nay, mấy hạt cơm tôi đặt dưới chân bình bát vẫn còn nguyên vẹn …
Chú tâm Mãn an ủi tôi:
– Thôi chú ạ, em chắc rằng một khi con thằn lằn đã biết ăn cơm, nó sẽ không ăn kiến ăn mối. Nó đã không gây tội ác, nó được ăn cơm Phật thì chắc nó cũng được vãng sinh … Chúng ta cầu nguyện cho nó.
Tôi nghĩ đến một kiếp sống chúng sinh. Một chút sống nhỏ bé và bèo bọt nổi lên trên biển hiện tượng, rồi chìm lặng trong quên lãng nghìn đời.
Tâm trí chìm đắm trong những suy tưởng siêu hình, tôi chậm rãi đáp lời chú Tâm Mãn:
– Phải, chúng ta nên cầu nguyện cho nó …
Thích Nhất Hạnh
Các Tin Khác