Trả trung thu về cho trẻ em
Ngày đăng: 12:36:24 03-09-2015 . Xem: 4397
Công ty ào ạt đặt mua bánh về phát hay đem đi tặng... người lớn ngày càng trở thành...phong trào. Cho nên năm trước mới có chuyện công đoàn một công ty mua... bánh mốc về phát cho mấy ngàn công nhân.
>> Tình là dây oan
>> 28 ngày để thay đổi một thói quen
Câu chuyện bánh trung thu biến tướng, lòng vòng biếu tặng… trên Tuổi Trẻ những ngày vừa qua đã thu hút 136 ý kiến phản hồi của bạn đọc. Chúng tôi giới thiệu ý kiến bàn thêm câu chuyện này.
“Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng, ngọt cay như mứt gừng mứt bí...”. Câu ca từ hơn 40 năm trước đến giờ tôi vẫn thuộc để nhớ về một thời Trung thu là của trẻ em.
Thiển nghĩ Trung thu có là lễ hội dành cho trẻ em mỗi dịp rằm tháng 8 hay không là do ở... người lớn. Chính người lớn đã lấy danh nghĩa lễ hội dành cho trẻ em này để làm chuyện ơn nghĩa với nhau, thậm chí đổi chác mua bán.
Dễ dàng thấy nhan nhản các hộp bánh trung thu được người lớn mua về có khi không phải cho “người nhỏ” trong nhà ăn mà là dùng đem tặng người lớn khác, người lớn này lại đi tặng người lớn kia, cứ vòng vòng có khi quay lại nhà chính người mua cũng chẳng biết.
Rất nhiều, rất nhiều gia đình khó khăn thì chuyện mua cho con dù chỉ một cái bánh cũng được xem là xa xỉ. Và chưa nói chuyện trong hộp bánh còn có vàng, đôla... giữa các người lớn với nhau.
Thử nhìn xem, trước mùa Trung thu hai tháng, các cơ quan - nhất là doanh nghiệp nhà nước - đã được các nhà sản xuất gửi giới thiệu, báo giá từng mặt hàng bánh trung thu. Ở nhiều trường hợp, mua nhiều thường được chiết khấu bỏ vào túi riêng nhiều nên chuyện cơ quan, xí nghiệp, công ty ào ạt đặt mua bánh về phát hay đem đi tặng... người lớn ngày càng trở thành...phong trào. Cho nên năm trước mới có chuyện công đoàn một công ty mua... bánh mốc về phát cho mấy ngàn công nhân.
Muốn thay đổi thực tế đáng buồn này, trộm nghĩ mỗi người trong chúng ta cần hành động tùy theo hoàn cảnh. Bản thân tôi có lần được người bạn thân cho một hộp bánh ngon, đã kêu cậu nhân viên tín dụng đem tặng cho con của một khách hàng vay tiền ngân hàng, nhà nghèo khó.
Nhiều hộp bánh của khách hàng tặng ngân hàng cũng được chúng tôi chở đi vòng vòng các cây xăng để tặng các em bé ăn xin hay bán vé số tại đó, chờ các em ăn rồi đi tiếp sang cây xăng khác đến khi hết bánh.
Một người bạn của tôi năm nào cũng tổ chức làm bánh, làm đèn trực tiếp, rồi đi phát đèn, phát bánh cho trẻ em nghèo - không chỉ ở Sài Gòn mà còn cả các vùng quê nghèo ở miền Tây. Và còn hàng vạn mạnh thường quân khác nữa đang bỏ công bỏ sức để cho nhiều trẻ em nghèo có một đêm Trung thu đầy ý nghĩa.
Cho nên, phải chăng người lớn chúng ta đã đến lúc trả Trung thu về cho trẻ em thôi, mọi sự “ăn ké” để nhằm bất kỳ mục đích gì không dành cho các em cần nên thay đổi để góp phần vun bồi điều tốt đẹp cho một thế hệ sắp lớn.
>> Tình là dây oan
>> 28 ngày để thay đổi một thói quen
Câu chuyện bánh trung thu biến tướng, lòng vòng biếu tặng… trên Tuổi Trẻ những ngày vừa qua đã thu hút 136 ý kiến phản hồi của bạn đọc. Chúng tôi giới thiệu ý kiến bàn thêm câu chuyện này.
“Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng, ngọt cay như mứt gừng mứt bí...”. Câu ca từ hơn 40 năm trước đến giờ tôi vẫn thuộc để nhớ về một thời Trung thu là của trẻ em.
Thiển nghĩ Trung thu có là lễ hội dành cho trẻ em mỗi dịp rằm tháng 8 hay không là do ở... người lớn. Chính người lớn đã lấy danh nghĩa lễ hội dành cho trẻ em này để làm chuyện ơn nghĩa với nhau, thậm chí đổi chác mua bán.
Dễ dàng thấy nhan nhản các hộp bánh trung thu được người lớn mua về có khi không phải cho “người nhỏ” trong nhà ăn mà là dùng đem tặng người lớn khác, người lớn này lại đi tặng người lớn kia, cứ vòng vòng có khi quay lại nhà chính người mua cũng chẳng biết.
Rất nhiều, rất nhiều gia đình khó khăn thì chuyện mua cho con dù chỉ một cái bánh cũng được xem là xa xỉ. Và chưa nói chuyện trong hộp bánh còn có vàng, đôla... giữa các người lớn với nhau.
Thử nhìn xem, trước mùa Trung thu hai tháng, các cơ quan - nhất là doanh nghiệp nhà nước - đã được các nhà sản xuất gửi giới thiệu, báo giá từng mặt hàng bánh trung thu. Ở nhiều trường hợp, mua nhiều thường được chiết khấu bỏ vào túi riêng nhiều nên chuyện cơ quan, xí nghiệp, công ty ào ạt đặt mua bánh về phát hay đem đi tặng... người lớn ngày càng trở thành...phong trào. Cho nên năm trước mới có chuyện công đoàn một công ty mua... bánh mốc về phát cho mấy ngàn công nhân.
Muốn thay đổi thực tế đáng buồn này, trộm nghĩ mỗi người trong chúng ta cần hành động tùy theo hoàn cảnh. Bản thân tôi có lần được người bạn thân cho một hộp bánh ngon, đã kêu cậu nhân viên tín dụng đem tặng cho con của một khách hàng vay tiền ngân hàng, nhà nghèo khó.
Nhiều hộp bánh của khách hàng tặng ngân hàng cũng được chúng tôi chở đi vòng vòng các cây xăng để tặng các em bé ăn xin hay bán vé số tại đó, chờ các em ăn rồi đi tiếp sang cây xăng khác đến khi hết bánh.
Một người bạn của tôi năm nào cũng tổ chức làm bánh, làm đèn trực tiếp, rồi đi phát đèn, phát bánh cho trẻ em nghèo - không chỉ ở Sài Gòn mà còn cả các vùng quê nghèo ở miền Tây. Và còn hàng vạn mạnh thường quân khác nữa đang bỏ công bỏ sức để cho nhiều trẻ em nghèo có một đêm Trung thu đầy ý nghĩa.
Cho nên, phải chăng người lớn chúng ta đã đến lúc trả Trung thu về cho trẻ em thôi, mọi sự “ăn ké” để nhằm bất kỳ mục đích gì không dành cho các em cần nên thay đổi để góp phần vun bồi điều tốt đẹp cho một thế hệ sắp lớn.
ĐỖ THỊ HUỲNH HOA
Các Tin Khác