Chùa Linh Quy Pháp Ấn từ góc nhìn từ Flycam
Ngày đăng: 01:58:18 25-04-2017 . Xem: 6912
Một ngày đến với chùa Linh Quy Pháp Ấn với những bỡ ngỡ dè chừng của một du Tăng như tôi. Qua sự hướng dẫn của thầy giáo Tường cư sĩ Phật tử chùa Phổ Hiền đã dắt tôi đến với chùa Linh Quy Pháp Ấn vào một sáng tinh sương.
Hôm ấy là ngày 21.4.2017, trong cái lạnh 17 độ tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, trong sương sớm người đi bằng xe máy bị ướt bởi sương mù dày đặt. Chúng tôi gửi xe tại dưới chân núi rồi đi bộ lên chùa, đoạn đường khoảng gần 1km tương đối cao, có thể chạy bằng xe máy hoặc đi bộ có thể nghỉ bất cứ lúc nào. Lúc nghỉ chân ở giữa đường lên chùa trong thoáng nghĩ bâng quơ của tôi rằng: trước đây đã thấy các bạn trẻ đã giới thiệu, chụp hình, check in để chia sẻ mạng xã hội về ngôi Tam Bảo này, và không nghĩ rằng bản thân mình sẽ đến đây vào một ngày nào đó vì bản thân cũng không thích nghi nơi người ta chen chúc để selfie những hình ảnh bản thân hơn là nơi chiêm bái, tu tập của các vị hành giả.
Thế mà giờ đây tôi đang nghe sương mềm đang rớt xuống với bao niềm tĩnh tại, lối đi trong sương sớm bị giăng bởi những lưới nhện đang thu tơ vội khi trời gần sáng. Sương mù phủ kín lối đi lúc 5h30 sáng, chỉ cần 10m thôi khoảng cách của 2 người cũng không còn thấy nữa, thi thoảng một tiếng chim kêu thất thanh làm cho khách thập phương như rơi vào cảnh “Lạc Trôi” nơi miền quạnh quẻ.
Được biết nơi đây, trong khu đồi có diện tích khoảng 30 héc-ta có sự hiện diện của 10 vị hành giả tu tập theo phương pháp Thiền Tịnh song tu. Và được sự hướng dẫn của vị Đại Đức trụ trì đạo hiệu Thích Minh Thành
Ẩn mình trong sương mù ngôi chùa hiện ra như bức tranh xa xưa, thời kì mà con người đang sống bình dị không tranh đua nhau bộn bề trong cuộc sống. Nơi người ta có thể rũ bỏ phiền não lại sau lưng để sống với cuộc sống trong sạch từ trái tim đến trái tim.
Thoáng chốc 30 phút trôi qua từ chân núi chúng tôi đã tới cổng chùa, bên trái là chánh điện và bên phải là giảng đường, trong sương sớm tôi thấy các sư chú đang chấp tác sau thời công phu sáng, có chú thì quét sân, có chú thì lau dọn chánh điện, một bức tranh thiền môn được vẽ ra tuyệt vời mà trong lòng tôi thấy hạnh phúc không tưởng. Những ánh mắt và cử chỉ ấy như buông bỏ hết những phiền muộn của kiếp người để trở về với đời sống tĩnh tại, tiếng chuông chùa nhẹ buông làm rũ bỏ bao phiền muộn khi đến với vùng đất của Phật pháp.
Trong lúc chờ mặt trời lên ngôi bên sân trái của Quán Chiếu Đường trong mù sương, khách thập phương cũng hiện diện ngày càng đông, ngoài các tín đồ của Phật giáo lên Quán Chiếu Đường đến để lễ bái, còn có các bạn trẻ không phải là tín đồ nhà Phật, thậm chí là khách phượt du lịch ngoại đạo, các nhiếp ảnh cũng lên đây để ngắm mặt trời mọc và ghi lại những khoảnh khắc lưu dấu những kỷ niệm nơi chốn thiền môn, nơi người ta thường gọi là “Cổng trời”.
Mặt trời đã ló dạng là lúc chiếc Flaycam Mavic pro của tôi nó cũng vừa cất cánh, xin ghi lại những khoảnh khắc phiêu du tại Chùa. Dù đã đến và đã đi thì cũng sẽ nhớ những nơi mình có những khoảnh khắc thật tuyệt vời để nhớ mong một điều gì đó đẹp đẽ để quay về nương tựa Thanh Tịnh và Trang Nghiêm.
Quý vị có thể vào link để xem những hình ảnh chất lượng cao:
https://www.flickr.com/photos/131210713@N05/albums/72157682898751456
Hôm ấy là ngày 21.4.2017, trong cái lạnh 17 độ tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, trong sương sớm người đi bằng xe máy bị ướt bởi sương mù dày đặt. Chúng tôi gửi xe tại dưới chân núi rồi đi bộ lên chùa, đoạn đường khoảng gần 1km tương đối cao, có thể chạy bằng xe máy hoặc đi bộ có thể nghỉ bất cứ lúc nào. Lúc nghỉ chân ở giữa đường lên chùa trong thoáng nghĩ bâng quơ của tôi rằng: trước đây đã thấy các bạn trẻ đã giới thiệu, chụp hình, check in để chia sẻ mạng xã hội về ngôi Tam Bảo này, và không nghĩ rằng bản thân mình sẽ đến đây vào một ngày nào đó vì bản thân cũng không thích nghi nơi người ta chen chúc để selfie những hình ảnh bản thân hơn là nơi chiêm bái, tu tập của các vị hành giả.
Thế mà giờ đây tôi đang nghe sương mềm đang rớt xuống với bao niềm tĩnh tại, lối đi trong sương sớm bị giăng bởi những lưới nhện đang thu tơ vội khi trời gần sáng. Sương mù phủ kín lối đi lúc 5h30 sáng, chỉ cần 10m thôi khoảng cách của 2 người cũng không còn thấy nữa, thi thoảng một tiếng chim kêu thất thanh làm cho khách thập phương như rơi vào cảnh “Lạc Trôi” nơi miền quạnh quẻ.
Được biết nơi đây, trong khu đồi có diện tích khoảng 30 héc-ta có sự hiện diện của 10 vị hành giả tu tập theo phương pháp Thiền Tịnh song tu. Và được sự hướng dẫn của vị Đại Đức trụ trì đạo hiệu Thích Minh Thành
Ẩn mình trong sương mù ngôi chùa hiện ra như bức tranh xa xưa, thời kì mà con người đang sống bình dị không tranh đua nhau bộn bề trong cuộc sống. Nơi người ta có thể rũ bỏ phiền não lại sau lưng để sống với cuộc sống trong sạch từ trái tim đến trái tim.
Thoáng chốc 30 phút trôi qua từ chân núi chúng tôi đã tới cổng chùa, bên trái là chánh điện và bên phải là giảng đường, trong sương sớm tôi thấy các sư chú đang chấp tác sau thời công phu sáng, có chú thì quét sân, có chú thì lau dọn chánh điện, một bức tranh thiền môn được vẽ ra tuyệt vời mà trong lòng tôi thấy hạnh phúc không tưởng. Những ánh mắt và cử chỉ ấy như buông bỏ hết những phiền muộn của kiếp người để trở về với đời sống tĩnh tại, tiếng chuông chùa nhẹ buông làm rũ bỏ bao phiền muộn khi đến với vùng đất của Phật pháp.
Trong lúc chờ mặt trời lên ngôi bên sân trái của Quán Chiếu Đường trong mù sương, khách thập phương cũng hiện diện ngày càng đông, ngoài các tín đồ của Phật giáo lên Quán Chiếu Đường đến để lễ bái, còn có các bạn trẻ không phải là tín đồ nhà Phật, thậm chí là khách phượt du lịch ngoại đạo, các nhiếp ảnh cũng lên đây để ngắm mặt trời mọc và ghi lại những khoảnh khắc lưu dấu những kỷ niệm nơi chốn thiền môn, nơi người ta thường gọi là “Cổng trời”.
Mặt trời đã ló dạng là lúc chiếc Flaycam Mavic pro của tôi nó cũng vừa cất cánh, xin ghi lại những khoảnh khắc phiêu du tại Chùa. Dù đã đến và đã đi thì cũng sẽ nhớ những nơi mình có những khoảnh khắc thật tuyệt vời để nhớ mong một điều gì đó đẹp đẽ để quay về nương tựa Thanh Tịnh và Trang Nghiêm.
Thầy giáo Tường người hướng dẫn tác giả hành trình Linh Quy Pháp Ấn - Admin
Thầy Thích Nhật Chiếu tác giả bộ ảnh Chùa Linh Quy Pháp Ấn từ góc nhìn từ Flycam - Admin share
Quý vị có thể vào link để xem những hình ảnh chất lượng cao:
https://www.flickr.com/photos/131210713@N05/albums/72157682898751456
Hình ảnh đã qua đồ họa
Video đang được dựng sẻ cập nhật sau
Video đang được dựng sẻ cập nhật sau
Biên Hòa, T3 - 25.4.2017
Nhật Chiếu
Nhật Chiếu
Thông tin về tác giả: Đại Đức Thích Nhật Chiếu - Mail: thichnhatchieu@gmail.com - ĐT: 0937.370.386 - ADMIN Share
Hướng dẫn đường lên chùa Linh Quy Pháp Ấn:
Hướng dẫn đường lên chùa Linh Quy Pháp Ấn:
Chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại Đồi 45, Thôn 4, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
Từ thành phố Bảo Lộc, bạn đi đường Trần Phú, đến ngã 3 Đại Bình rẽ phải, gặp đường vô xã Lộc Thành (Quốc lộ 55). Đi ngang chợ Lộc Thành, qua cầu Đa Trăng, chạy thẳng một đoạn gặp ngã 3. Rẽ phải sẽ gặp chùa Niết Bàn, chạy thẳng tiếp gặp ngã tư rồi rẽ phải. Tiếp tục chạy thẳng, rồi rẽ trái theo hướng thôn văn hóa (Thôn 4, xã Lộc Thành). Qua thôn, chạy khoảng 2 km, bạn sẽ thấy một con hẻm nhỏ bên tay trái. Rẽ vào, men theo hướng lên dốc. Bạn sẽ gặp bảng hướng dẫn, rẽ trái theo hướng được chỉ (Quán Chiếu Đường), đi tiếp một lúc sẽ tới chùa Linh Quy Pháp Ấn.
Từ thành phố Bảo Lộc, bạn đi đường Trần Phú, đến ngã 3 Đại Bình rẽ phải, gặp đường vô xã Lộc Thành (Quốc lộ 55). Đi ngang chợ Lộc Thành, qua cầu Đa Trăng, chạy thẳng một đoạn gặp ngã 3. Rẽ phải sẽ gặp chùa Niết Bàn, chạy thẳng tiếp gặp ngã tư rồi rẽ phải. Tiếp tục chạy thẳng, rồi rẽ trái theo hướng thôn văn hóa (Thôn 4, xã Lộc Thành). Qua thôn, chạy khoảng 2 km, bạn sẽ thấy một con hẻm nhỏ bên tay trái. Rẽ vào, men theo hướng lên dốc. Bạn sẽ gặp bảng hướng dẫn, rẽ trái theo hướng được chỉ (Quán Chiếu Đường), đi tiếp một lúc sẽ tới chùa Linh Quy Pháp Ấn.
Các Tin Khác