Từ sự kiện Ukraina nghĩ về Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc
Ngày đăng: 16:54:44 23-03-2014 . Xem: 8347
HSĐV - Khái niệm dân tộc của đại đa số tín đồ Phật giáo rất khác với một số tôn giáo. Trong khi người Phật giáo lựa chọn sự gắn bó với quê hương không thể phân ly, thì cuộc di cư lớn vào Nam của một tôn giáo vào năm 1954 cũng lại được họ coi là gắn liền với vận mệnh dân tộc. Vì vậy, nay, nếu mọi tôn giáo ở Việt Nam đều nói như Phật giáo Việt Nam, đều đồng hành cùng dân tộc” là đã có vấn đề. Từ “dân tộc” ở đây đã thành một cái “áo khoác” đối đãi, và sẽ rất khác biệt biến hóa, hoàn toàn khác với cách hiểu dân tộc của người Phật giáo.
Hiện nay, tại Việt Nam, sau Phật giáo, thì tôn giáo nào cũng tự xác định tôn giáo mình “đồng hành cùng dân tộc”. “Đồng hành cùng dân tộc” đã là một slogan thời thượng của các tôn giáo ở Việt Nam, kể cả tôn giáo hầu như vẫn rất xa lạ với những bước đi “đồng hành cùng dân tộc” thật sự. Vậy, tất cả các tôn giáo đều đồng hành cùng dân tộc” như khẩu hiệu? Có nên lạc quan về viễn cảnh đồng hành cùng dân tộc” của mọi tôn giáo, không phân biệt bằng quan điểm lịch sử cụ thể? Nếu không phải mọi tôn giáo đều có thể đồng hành cùng dân tộc” thì thực tế cần được xem xét ra sao?
Thực tiễn cho thấy từ cuối thế kỷ XX và sang đầu thế kỷ XXI, tôn giáo là một trong những nhân tố dẫn đến sự phân hóa của một số quốc gia dân tộc. Chúng ta đều biết, một tôn giáo phương Tây đã là nguyên nhân chính dẫn đến chia cắt nước Sudan, phân hóa từ Indonesiađể thành Đông Timo, cũng như giữ một vai trò quan trọng trong việc phá vỡ Liên bang Nam Tư để hình thành các nước nhỏ hơn, theo các tôn giáo khác nhau, trong đó, có nước Croatia.
Tôn giáo, như vậy, đã là nguyên nhân phá vỡ các quốc gia dân tộc để hình thành những quốc gia dân tộc nhỏ hơn. Thực tế, họ vẫn có thể nói là “đồng hành cùng dân tộc”, nhưng là đồng hành để tạo thành những quốc gia dân tộc riêng theo tiêu chuẩn tôn giáo, là tiêu chuẩn hàng đầu. Vì thế, từ “dân tộc” trong cụm từ nói một tôn giáo nào đó đồng hành cùng dân tộc” hiện nay có thể phát sinh nhiều ý nghĩa, trong đó có thể có những ý nghĩa tích cực, cũng có thể có những ý nghĩa tiêu cực.
Nên thận trọng, cụm từ “tôn giáo đồng hành cùng dân tộc” có thể là một kiểu chơi chữ, một cách hiểu “dân tộc” theo cách riêng của từng tôn giáo, thậm chí, của từng nhà lãnh đạo tôn giáo, theo từng thời điểm cụ thể khác biệt. Trong hoàn cảnh hiện nay chẳng hạn, “dân tộc” có thể được một tôn giáo hiểu như thế này. Nhưng nếu tình hình có thay đổi gì đó, thì họ rất có thể hiểu “dân tộc” theo một cách khác, chỉ có lợi cho họ. Không ai dại gì mà nói tiếng nói đối kháng với dân tộc. Vì vậy, mọi tôn giáo đều sẽ lớn tiếng nói rằng họ “đồng hành cùng dân tộc”. Ở Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” lại có vẻ như một sự “thi đua” cùng Phật giáo, tôn giáo có thực tế lịch sử đồng hành cùng dân tộc thực sự.
Thực tế tại Việt Nam, cách hiểu dân tộc khác biệt ở các tôn giáo là điều rất rõ ràng. Khái niệm dân tộc của đại đa số tín đồ Phật giáo rất khác với một số tôn giáo. Trong khi người Phật giáo lựa chọn sự gắn bó với quê hương không thể phân ly, thì cuộc di cư lớn vào Nam của một tôn giáo vào năm 1954 cũng lại được họ coi là gắn liền với vận mệnh dân tộc. Vì vậy, nay, nếu mọi tôn giáo ở Việt Nam đều nói như Phật giáo Việt Nam, đều đồng hành cùng dân tộc” là đã có vấn đề. Từ “dân tộc” ở đây đã thành một cái “áo khoác” đối đãi, và sẽ rất khác biệt biến hóa, hoàn toàn khác với cách hiểu dân tộc của người Phật giáo. Vì vậy, đồng hành cùng dân tộc” của Phật giáo và cũng slogan đó ở các tôn giáo khác là vô cùng khác biệt. Không có việc “đồng hành cùng dân tộc” như nhau ở tất cả các tôn giáo, mà thực tế là các tôn giáo nhận thức dân tộc theo một cách riêng.
Cái cách riêng đó là tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng tôn giáo. Ở tôn giáo có quyền lực từ nước ngoài thì đương nhiên họ hiểu dân tộc theo một cách khác. Từ đó, việc đồng hành của họ cũng rất khác.
Chúng ta có thể thấy quan hệ tôn giáo “đồng hành cùng dân tộc” phức tạp thế nào qua những gì đang diễn ra ở Ukraina.
Ở một bài viết trước của chúng tôi, chúng ta đã thấy sự phân hóa đang diễn ra ở Ukraina có yếu tố tôn giáo và điều đó ngày càng rõ nét.
Quốc gia dân tộc Ukraina được mỗi tôn giáo hiểu theo cách của mình. Và trong lòng của riêng mỗi tôn giáo, thì lại có các nhận thức riêng về dân tộc Ukraina, gắn liền với tổ chức giáo hội của tôn giáo đó.
Trong lòng đạo Chính thống ở Ukraina, lại có nhiều bộ máy giáo hội. Một chịu sự chi phối từ thượng phụ ở Mạc Tư Khoa (1) và một đặt dưới ảnh hưởng của Tòa Thượng phụ Kiev. Người theo đạo Ca Tô La Mã, Tin Lành thì tập trung ở miền Tây, là một tác nhân quan trọng của cuộc đảo chính có vũ trang lật đổ tổng thống hợp pháp Yanukovich. Trong số họ có những phần tử cực đoan mà truyền thông Nga gọi là phát xít mới. Quá khứ cộng tác với chính quyền Đức phát xít chiếm đóng của nhà thờ Ca tô La Mã ở Ukraina cũng được phía cộng đồng nói tiếng Nga thường nhắc lại. Trong những ngày này, tinh thần dân tộc ở Ukraina lên đến cao điểm, nhưng đó là những khái niệm dân tộc hết sức khác biệt, khác biệt tùy theo tôn giáo và tùy theo cả giáo hội nữa.
Quan chức mới lên cầm quyền ở Kiev sau đảo chính, phần đáng kể theo Tin Lành và Ca tô La Mã, có giáo hội quốc tế, giáo quyền từ phương Tây, thì nhận thức một dân tộc Ukraina thuộc về phương Tây, chịu ảnh hưởng phương Tây, gắn bó với Liên minh châu Âu, gia nhập Nato, nói tiếng Ukraina, bài Nga, triệt hạ các giá trị Nga. Như thế là một kiểu nhận thức về dân tộc Ukraina.
Một nhận thức về dân tộc Ukraina khác là theo Chính thống giáo, thuộc Tòa giám mục Kiev. Đây là nhận thức của những người chủ yếu ở Trung, Nam và một số vùng miền Đông Ukraina. Họ “đồng hành cùng dân tộc Ukraina, nhưng không phải là ngã sang phương Tây, phương Tây hóa, Ca tô hóa như Ba Lan, mà là một dân tộc Ukraina văn hóa Nga, nói tiếng Nga, dù độc lập với những tính cách riêng.
Một nhận thức dân tộc khác là của những người theo đạo Chính thống dưới giáo quyền của Thượng phụ Mạc Tư Khoa. Đây là những người chiếm đa số ở bán đảo Crưm. Nhận thức của họ về dân tộc chuyển hẳn về phía Nga và thực tế họ đã lựa chọn bằng tuyển cử việc sáp nhập hẳn vào Liên ban Nga. Sự trực thuộc về giáo hội bây giờ đã tiến đến sự sáp nhập lãnh thổ và hành chính.
Chúng ta có thể thấy, giáo quyền, ở đây là tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa, mạnh hơn là đồng biên giới do chính quyền trong quá khứ tạo nên. Truyền thông phương Tây không muốn nói đến vì họ không muốn đối đầu với Đức Thượng phụ Chính thống giáo, mà họ chỉ có thể đấu với tổng thống Nga. Thực chất, trước khi là vấn đề chính trị, thì nó là vấn đề tôn giáo, văn hóa, mà người ta dùng cụm từ “người nói tiếng Nga” hay “thân Nga” để gọi. Đúng ra đây là vấn đề người theo Chính thống Nga (từ Nga ở đây không phải chỉ người Nga có thể người dân tộc khác mà chỉ Toà Thượng phụ Moskva).
Bài nghiên cứu trước đây của chúng tôi chỉ ra tính chất tôn giáo của vấn đề. Do vậy, ít nhiều nó có tác dụng tiên đoán. Sau Crưm, có thể chưa phải là các tỉnh thành ở Đông, Trung và Nam Ukraina, mà là những vùng theo đạo Chính thống Nga ở những nơi khác, như những vùng người Serb ở Nam Tư cũ, vùng Pridnestrovie (thuộc Moldova, giữa nước này và cực Tây Ukraina, theo đạo Chính thống Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa).
Từ những trường hợp phức tạp như đã phân tích ở trên, dân tộc, khi gắn với tôn giáo sẽ trở thành hết sức phức tạp, nhất là với một số tôn giáo tập quyền quốc tế. Khi những tôn giáo như thế nói về “đồng hành cùng dân tộc”, thì chắc chắn, khái niệm “dân tộc” đó sẽ rất ẩn ý, biến hóa.
(1) Giáo hội này phiên âm từ tiếng Nga là Russkaya Pravoslavavnaya Tserkov, Giáo hội Chính thống Nga, hay Maskovskii Patriakhat, Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa.
(2) Giáo hội này phiên âm theo tiếng Nga là Ukrainskaya Pravoslavnaya Tserkov Kievskovo Patriakhat (Giáo hội Chính thống Tòa Thượng phụ Kiev).
Tín đồ Giáo hội Chính Thống Tòa Thượng phụ Kiev có số tín đồ đông hơn một chút so với Giáo hội Chính thống Nga.
Ngoài ra, ở Ukraina còn có những giáo hội Cơ đốc Chính thống khác, nhưng số tín đồ ít hơn nhiều so với Giáo hội Chính thống Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Giáo hội Chính thống Tòa thượng Phụ Kiev.
Các Tin Khác