Giáo dục con cái
Ngày đăng: 10:18:12 13-09-2015 . Xem: 5615
Phải có một sự giao cảm nhạy bén trên phương diện hướng dẫn cuộc đời con cái. Căn bản giáo dục con cái là tinh thần Phật giáo, tức tinh thần tự do, khoan dung, khai phóng, đề cao trí tuệ
>> Nếu
>> Xem lại nghề nhà giáo
Cha mẹ nên nhận thức rõ về thời đại và xã hội hiện tại mà thế hệ con cái của họ đang sống, khác nhau ở điểm nào với thời trước về mọi mặt mà họ đã trải qua. Phải thấy rõ những nhu cầu cần thiết của thời đại ngày hôm nay và những gì của ngày trước phù hợp hay không phù hợp v.v…
Cha mẹ không nên cố chấp, bảo thủ theo kiểu xưa bày nay làm, tinh thần đó không còn phù hợp với thời đại hiện nay. Hơn nữa, xã hội loài người ngày càng tiến bộ, văn minh khoa học ngày một đổi mới và phát triển, nếu mình cứ ôm giữ mãi những tập tục cổ hủ, có khác nào ôm những xác bả mía khô, đã hết chất nước ngọt ngào tinh túy! Do đó trước tiên, đòi hỏi cha mẹ phải có trí tuệ nhận định một cách sáng suốt về tâm lý thời đại của con cái chúng ta, để bắt nhịp theo đó mà có phương hướng giáo dục con cái tốt hơn, tìm hiểu con cái mong ước những gì trong cuộc đời. Nếu cảm thấy phù hợp và không đánh mất giá trị con người, thì cha mẹ nên tìm cách trợ lực giúp đỡ. Yếu tố quan trọng là cha mẹ phải trang trải tình thương yêu nhưng phải có một sự hiểu biết nghiêm trang nhưng độ lượng.
Không câu nệ hình thức giữa cha mẹ và con cái, cần phải có một tình thương luôn quan tâm đến chúng, tạo cho con có một thứ tình cảm luôn gần gũi không xa vời với chúng. Thiết nghĩ, cha mẹ cũng nên áp dụng tâm lý giáo dục ở ngoài xã hội vào gia đình để giáo dục con cái tốt hơn. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc của con cái về tinh thần cũng như vật chất, mà ở đây, chỗ dựa cần nhất của con cái đó là tình yêu thương rộng lớn của cha mẹ đối với con cái. Muốn được vậy thì cha mẹ cần phải hiểu con cần gì để kịp thời giúp đỡ. Có những chuyện con cái không biết tỏ bày cùng ai mà cha mẹ là chỗ để cho chúng tỏ bày. Nhưng đặc biệt nhất, người mẹ là người mà con cái dễ gần và rất muốn gần hơn là người cha. Do đó, người mẹ có điều kiện giáo dục con nhiều hơn, nhưng không khéo thì con cái dễ hư nếu như người mẹ dành tình thương cho con không đúng chỗ, hay cưng chìu con một cách quá đáng. Vì mẹ là tượng trưng cho tình thương yếu mềm, do đó, nếu người mẹ không khéo thì con cái nó sẽ lợi dụng điểm này thì khó giáo dục nó. Vì vậy, người mẹ dùng tình thương cho con nhưng phải có trí phán xét cần và đúng để giáo dục con tốt. Còn cha là thể hiện của tình thương nghiêm nghị, vì vậy con cái ít có cơ hội gần cha.
Vì vậy, khi giáo dục con cái, chúng ta phải biết cách kết hợp giữa hai thứ tình thương hiền hòa và nghiêm nghị thì giáo dục con cái sẽ tốt đẹp. Giáo dục con cái không phải dùng phương pháp đánh đập mà giáo dục con tốt, cũng có lúc cần roi đòn để dạy con cái nhưng điều này không phải là cách giáo dục tốt, dùng tình thương giáo dục là điều tốt nhất và có kết quả tốt hơn. Thí dụ như hôm nào đó ta kiểm tra tập học của con, thấy nó viết chữ không được đẹp hay điểm ít thì chúng ta dùng biện pháp nào để giáo dục? Phải dùng biện pháp tâm lý tình thương để giáo dục. Phải có một sự giao cảm nhạy bén trên phương diện hướng dẫn cuộc đời con cái. Căn bản giáo dục con cái là tinh thần Phật giáo, tức tinh thần tự do, khoan dung, khai phóng, đề cao trí tuệ, lòng yêu thương mọi người và muôn loài, tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự liên hệ mật thiết giữa mình với tha nhân và xã hội cũng như với mọi sự sống nguyên tắc bất bạo động; không những bất bạo động trong hành động mà còn bất bạo động trong lời nói: luôn nói lời ái ngữ, từ hòa, dịu dàng, thân ái, không nên có những lời la hét, nạt nộ, mắng chửi, nóng giận, thô ác đối với con cái.
>> Nếu
>> Xem lại nghề nhà giáo
Cha mẹ nên nhận thức rõ về thời đại và xã hội hiện tại mà thế hệ con cái của họ đang sống, khác nhau ở điểm nào với thời trước về mọi mặt mà họ đã trải qua. Phải thấy rõ những nhu cầu cần thiết của thời đại ngày hôm nay và những gì của ngày trước phù hợp hay không phù hợp v.v…
Cha mẹ không nên cố chấp, bảo thủ theo kiểu xưa bày nay làm, tinh thần đó không còn phù hợp với thời đại hiện nay. Hơn nữa, xã hội loài người ngày càng tiến bộ, văn minh khoa học ngày một đổi mới và phát triển, nếu mình cứ ôm giữ mãi những tập tục cổ hủ, có khác nào ôm những xác bả mía khô, đã hết chất nước ngọt ngào tinh túy! Do đó trước tiên, đòi hỏi cha mẹ phải có trí tuệ nhận định một cách sáng suốt về tâm lý thời đại của con cái chúng ta, để bắt nhịp theo đó mà có phương hướng giáo dục con cái tốt hơn, tìm hiểu con cái mong ước những gì trong cuộc đời. Nếu cảm thấy phù hợp và không đánh mất giá trị con người, thì cha mẹ nên tìm cách trợ lực giúp đỡ. Yếu tố quan trọng là cha mẹ phải trang trải tình thương yêu nhưng phải có một sự hiểu biết nghiêm trang nhưng độ lượng.
Không câu nệ hình thức giữa cha mẹ và con cái, cần phải có một tình thương luôn quan tâm đến chúng, tạo cho con có một thứ tình cảm luôn gần gũi không xa vời với chúng. Thiết nghĩ, cha mẹ cũng nên áp dụng tâm lý giáo dục ở ngoài xã hội vào gia đình để giáo dục con cái tốt hơn. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc của con cái về tinh thần cũng như vật chất, mà ở đây, chỗ dựa cần nhất của con cái đó là tình yêu thương rộng lớn của cha mẹ đối với con cái. Muốn được vậy thì cha mẹ cần phải hiểu con cần gì để kịp thời giúp đỡ. Có những chuyện con cái không biết tỏ bày cùng ai mà cha mẹ là chỗ để cho chúng tỏ bày. Nhưng đặc biệt nhất, người mẹ là người mà con cái dễ gần và rất muốn gần hơn là người cha. Do đó, người mẹ có điều kiện giáo dục con nhiều hơn, nhưng không khéo thì con cái dễ hư nếu như người mẹ dành tình thương cho con không đúng chỗ, hay cưng chìu con một cách quá đáng. Vì mẹ là tượng trưng cho tình thương yếu mềm, do đó, nếu người mẹ không khéo thì con cái nó sẽ lợi dụng điểm này thì khó giáo dục nó. Vì vậy, người mẹ dùng tình thương cho con nhưng phải có trí phán xét cần và đúng để giáo dục con tốt. Còn cha là thể hiện của tình thương nghiêm nghị, vì vậy con cái ít có cơ hội gần cha.
Vì vậy, khi giáo dục con cái, chúng ta phải biết cách kết hợp giữa hai thứ tình thương hiền hòa và nghiêm nghị thì giáo dục con cái sẽ tốt đẹp. Giáo dục con cái không phải dùng phương pháp đánh đập mà giáo dục con tốt, cũng có lúc cần roi đòn để dạy con cái nhưng điều này không phải là cách giáo dục tốt, dùng tình thương giáo dục là điều tốt nhất và có kết quả tốt hơn. Thí dụ như hôm nào đó ta kiểm tra tập học của con, thấy nó viết chữ không được đẹp hay điểm ít thì chúng ta dùng biện pháp nào để giáo dục? Phải dùng biện pháp tâm lý tình thương để giáo dục. Phải có một sự giao cảm nhạy bén trên phương diện hướng dẫn cuộc đời con cái. Căn bản giáo dục con cái là tinh thần Phật giáo, tức tinh thần tự do, khoan dung, khai phóng, đề cao trí tuệ, lòng yêu thương mọi người và muôn loài, tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự liên hệ mật thiết giữa mình với tha nhân và xã hội cũng như với mọi sự sống nguyên tắc bất bạo động; không những bất bạo động trong hành động mà còn bất bạo động trong lời nói: luôn nói lời ái ngữ, từ hòa, dịu dàng, thân ái, không nên có những lời la hét, nạt nộ, mắng chửi, nóng giận, thô ác đối với con cái.
Tác giả Thích Nhuận Thạnh
Các Tin Khác