Hãy hiểu tính chất cuộc thi Olympia Việt Nam
Ngày đăng: 02:02:54 21-09-2020 . Xem: 1922
Cuối cùng cuộc thi đường lên đỉnh Olympia năm nay đã kết thúc. Giải Nhất thuộc về một cháu gái ở Ninh Bình là Thu Hằng ở trường Kim Sơn A. 40 ngàn usd cùng 1 học bổng toàn phần tại Úc là những gì cháu nhận được. Tóm lại là cháu gái này rất xứng đáng vì kể từ năm lớp 7 đã quyết tâm giành giải cuộc thi và tự mình nỗ lực học hỏi và thi thố là chính. Một khe hở bé tí, một kẽ hẹp cho con nhà nghèo ở vùng quê xa. Vì bố cháu chỉ là trưởng xóm, mẹ là giáo viên. Nếu không tìm ra một cách nào đó có học bổng toàn phần thì cháu gái này chắc khó lòng có thể đi du học.
Tuy nhiên cuộc đua này nếu nói về hiệu quả thì thành thực mà nói là khá vô bổ. Bởi nó ngốn quá nhiều công sức của các cháu học sinh và kéo theo đó là công sức của trường sở đua theo nó. Thậm chí có những trường ở Quảng Trị còn bắt toàn bộ học sinh vào cấp 3 là phải thi vòng sơ tuyển cho cuộc thi này rồi mở lò "luyện chưởng" cho đậu. Mà tiếc thay nhiều năm không đậu cháu nào và có đậu cũng là phi lý.
Trong khi đó, các kiến thức của học sinh trong kỳ thi này thật ra không cần nhồi nhét như vậy để làm gì. Nếu đúng nghĩa nó chỉ là một cuộc thi vui vẻ, mà các cháu không cần ôn luyện gì, chỉ bằng những hiểu biết tự thân do được trau dồi rèn luyện từ nhỏ và đi thi. Vậy thì chả sao. Ai hiểu biết nhiều hơn sẽ thắng.
Còn một khi đã biến nó thành lò luyện thì các cháu nhồi vào bao nhiêu sẽ quên nhanh bấy nhiêu. Hơn nữa, hãy nhìn vào bản chất rằng con người trong thời đại kỹ thuật số này có cần nhồi mớ kiến thức hầm bà lằng đó vô đầu không. Trong khi bất cứ khi nào cần các cháu có thể tra cứu và tìm hiểu nó qua sách vở, qua mạng và học hỏi từ mọi người khác.
Cái mà một cuộc thi cần làm cho học sinh là tạo ra phương pháp học tập, cách thức tư duy để tự mình có thể tìm tòi, khám phá ra cái đúng cái sai, cái hay cái dở của mọi thứ quanh mình. Như vậy mới là học hỏi, là hữu ích. Vì sau kỳ thi thì các cháu còn có thể dùng phương pháp đó làm ra hàng trăm hàng ngàn những điều lợi lộc cho xã hội.
Bởi vậy các bạn sẽ thấy một thực tế đang diễn ra là phần lớn các trường tham gia kỳ thi này hiện nay tới từ các tỉnh nhỏ, các vùng quê. Học sinh các trường trung học nổi tiếng học hành giỏi dang, tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế thắng giải, giành học bổng đi du học nước ngoài trong các đại học danh giá thế giới... thì tìm hoài không thấy tham gia Đường lên đỉnh Olympia.
Hãy trả lại cho kỳ thi sự hồn nhiên và trong trẻo của trẻ con. Các con hãy học hỏi hàng ngày, đam mê hàng ngày và tìm tòi, khám phá kiến thức, cho tới khi chín muồi thì đi thi, mà không cần phải nhồi nhét luyện chưởng.
Vì nếu cứ giữ trò nhồi nhét này, chỉ là con robot chứ không thành người thông minh hiểu biết được. Rất tai hại cho việc dạy trẻ em thành nhân. Và không thể để cho tất cả mọi người ào ào cổ vũ cho cách giáo dục sai bét này.
Fb Nguyễn Thị Bích Hậu
Tuy nhiên cuộc đua này nếu nói về hiệu quả thì thành thực mà nói là khá vô bổ. Bởi nó ngốn quá nhiều công sức của các cháu học sinh và kéo theo đó là công sức của trường sở đua theo nó. Thậm chí có những trường ở Quảng Trị còn bắt toàn bộ học sinh vào cấp 3 là phải thi vòng sơ tuyển cho cuộc thi này rồi mở lò "luyện chưởng" cho đậu. Mà tiếc thay nhiều năm không đậu cháu nào và có đậu cũng là phi lý.
Trong khi đó, các kiến thức của học sinh trong kỳ thi này thật ra không cần nhồi nhét như vậy để làm gì. Nếu đúng nghĩa nó chỉ là một cuộc thi vui vẻ, mà các cháu không cần ôn luyện gì, chỉ bằng những hiểu biết tự thân do được trau dồi rèn luyện từ nhỏ và đi thi. Vậy thì chả sao. Ai hiểu biết nhiều hơn sẽ thắng.
Còn một khi đã biến nó thành lò luyện thì các cháu nhồi vào bao nhiêu sẽ quên nhanh bấy nhiêu. Hơn nữa, hãy nhìn vào bản chất rằng con người trong thời đại kỹ thuật số này có cần nhồi mớ kiến thức hầm bà lằng đó vô đầu không. Trong khi bất cứ khi nào cần các cháu có thể tra cứu và tìm hiểu nó qua sách vở, qua mạng và học hỏi từ mọi người khác.
Cái mà một cuộc thi cần làm cho học sinh là tạo ra phương pháp học tập, cách thức tư duy để tự mình có thể tìm tòi, khám phá ra cái đúng cái sai, cái hay cái dở của mọi thứ quanh mình. Như vậy mới là học hỏi, là hữu ích. Vì sau kỳ thi thì các cháu còn có thể dùng phương pháp đó làm ra hàng trăm hàng ngàn những điều lợi lộc cho xã hội.
Bởi vậy các bạn sẽ thấy một thực tế đang diễn ra là phần lớn các trường tham gia kỳ thi này hiện nay tới từ các tỉnh nhỏ, các vùng quê. Học sinh các trường trung học nổi tiếng học hành giỏi dang, tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế thắng giải, giành học bổng đi du học nước ngoài trong các đại học danh giá thế giới... thì tìm hoài không thấy tham gia Đường lên đỉnh Olympia.
Hãy trả lại cho kỳ thi sự hồn nhiên và trong trẻo của trẻ con. Các con hãy học hỏi hàng ngày, đam mê hàng ngày và tìm tòi, khám phá kiến thức, cho tới khi chín muồi thì đi thi, mà không cần phải nhồi nhét luyện chưởng.
Vì nếu cứ giữ trò nhồi nhét này, chỉ là con robot chứ không thành người thông minh hiểu biết được. Rất tai hại cho việc dạy trẻ em thành nhân. Và không thể để cho tất cả mọi người ào ào cổ vũ cho cách giáo dục sai bét này.
Fb Nguyễn Thị Bích Hậu
Các Tin Khác