7 lý do vì sao bạn cứ mãi tầm thường và kém cỏi
Ngày đăng: 17:14:54 21-06-2019 . Xem: 5910
Bạn luôn muốn trở thành một người ưu tú, nhưng bạn lại không muốn nỗ lực. Bạn nghĩ ngợi nhiều nhưng không bắt tay vào làm trong khi người giỏi hơn bạn vẫn ngày ngày chăm chỉ, cần mẫn. Còn bạn thì chìm đắm trong những trang tiểu thuyết lãng mạn hay chơi game...
Khi bạn nằm ườn trên giường mỗi sáng, người khác đã ngồi trong lớp và học được những cấu trúc ngữ pháp mới, học thêm được 30 từ mới.
Khi bạn nghịch điện thoại, chơi game, người khác đang lắng nghe cẩn thận lời thầy cô giảng, lên thư viện tìm tòi, đọc thêm sách.
Khi người khác học thi vất vả, bạn đang ở quán cà phê tám đủ chuyện trên trời dưới đất với bạn bè và bạn cảm thấy mình có người chỉ bài thì học làm gì.
Lúc đầu, bạn ngưỡng mộ những người ưu tú, giỏi giang, và sau đó lại ghen tị với họ và cuối cùng bạn cảm thấy tài năng của họ thực ra không liên quan đến mình. Người khác ngày ngày càng bước lên nấc thang danh vọng, còn bạn thì bắt đầu gục ngã, vào phòng trùm chăn xem cho hết bộ phim yêu thích, xem tiểu thuyết lãng mạn, chơi game.
Thời gian trôi đi, bạn thấy mọi người thành công, bạn bắt đầu do dự, bạn phàn nàn, bạn đổ lỗi cho sự không công bằng của xã hội này. Bạn đổ lỗi cho sự xui xẻo của mình... Không bao giờ là quá muộn, vẫn còn thời gian để thay đổi mọi thứ. Dưới đây là 7 lý do vì sao bạn cứ mãi tầm thường và kém cỏi.
1. Bởi vì bạn chưa thất bại đủ nhiều
Bạn cảm thấy hài lòng với vị trí xoàng xĩnh của bản thân, và chọn cách không cố gắng vì cái gì cả. Bạn thích tự nói với bản thân rằng “Tôi sẽ học một nghề mới” hơn là thực sự lăn xả vào học. Bạn thường chặc lưỡi, việc này có vẻ phức tạp quá, có khi để sau hoặc “khỏi làm luôn cũng được”.
Trong khi bạn ngồi đó thư nhàn, còn họ đang tự thử thách mình bằng những lần thất bại liên tiếp, học những điều mới lạ hơn.
2. Bởi vì bạn luôn để ý xem người khác nghĩ gì về mình
Bạn luôn phải chật vật để hoà mình vào đám đông. Bạn sợ phải phơi bày con người thật của mình, nếu như bạn có thể đánh giá người khác, bạn nghĩ rằng chắc chắn họ cũng phải lời ra tiếng vào lại về cách sống của bạn. Bạn quan tâm càng nhiều về những thứ bạn có nhiều bao nhiêu thì về những điều bạn đã làm ít bấy nhiêu.
Bạn dành tiền mua quần áo lượt là, xe hơi láng lẩy, ăn đồ cao lương- còn họ để số tiền đó để đầu tư cho chính mình. Trong khi tôi khiến thế giới phải chấp nhận tôi, bạn khó nhọc hoà nhập vào với hàng vạn người ngoài kia bằng cách bắt chước những gì bạn cho là họ thích.
3. Bởi vì bạn nghĩ mình thông minh hơn người
Nghĩ lại đi, bạn đọc những gì người khác đã đọc, học những gì họ đã học, làm những gì họ đã làm, vậy mà gọi là thông minh ư?
Bạn học những gì bạn nghĩ có thể giúp bạn vượt qua bài kiểm tra của họ và bạn nghĩ điều đó khiến bạn có vẻ thông minh?
Trong khi bạn đang gắng hình dung ra thế giới mênh mông từ lớp học bé tí, họ đã ở ngoài đó, trải nghiệm nó bằng cách sống và thử thách bản thân mình ngoài cái nôi bảo bọc của gia đình, thầy cô.
Đừng lấy bằng cấp ra để so đọ hơn thua, họ hoàn toàn có thể vượt qua bài kiểm tra của bạn dễ dàng, nhưng trong bài kiểm tra của tôi, điểm số mà bạn đạt được chỉ tính bằng một từ mà thôi: sống sót!
4. Bởi vì bạn không chịu đọc sách
Bạn nghĩ lịch sử chán ngắt còn triết học thì mơ hồ quá.
Bạn thà ngồi xem TV còn hơn khám phá điều gì đó thú vị, như nhìn thế giới qua lăng kính của một người khác bằng cuốn sách của họ.
Và có khi bạn còn chẳng thèm ngó qua bài viết này, thay vào đó bạn click vào một tin giật gân.
Chắc chắn bạn biết những điều này. Nhưng người ta chỉ dắt được con ngựa đến mép nước mà thôi, còn uống hay không là do bản thân nó.
5. Bạn đã không còn tò mò về mọi thứ từ khi nào?
Bạn tiếp nhận thông tin thụ động từ những trang báo copy nhan nhản của nhau. Bạn còn chẳng buồn hỏi, “lỡ như điều mình vừa đọc sai sự thật?”.
Bạn sẵn sang thán phục ai đó, “Woa, cái gì anh cũng biết!”, nhưng chẳng dám mở miệng nhận, “Tôi lại chẳng biết cái quái gì cả”.
Trong khi bạn đang chơi Candy Crush hoặc Flappy Bird, ai đó đang thu nhận được những thông tin thú vị và đáng giá hơn cho cuộc sống của họ gấp nhiều lần. Hoặc đơn giản họ chỉ đang hoàn thiện khả năng vi tính của bản thân- bạn chắc bạn ổn về khoản này chứ?
Bởi vì khi phải bước vào một cuộc tranh luận, bạn sẽ bị đối thủ hạ nốc ao, bằng những lý luận sắc bén và dẫn chứng đa dạng từ mọi mặt cuộc sống, bởi vì hắn thành thạo mọi điều bạn sắp dùng để đối phó.
Hắn lợi hại đến mức, có thể đổi hẳn về phía quan điểm của bạn mà vẫn giúp bạn thắng luận, sau khi đã cho bạn đo ván từ quan điểm của hắn.
6. Bởi vì bạn vẫn chưa đặt câu hỏi đủ nhiều
Bạn không đặt câu hỏi cho chính quyền. Cho nhà trường. Cho công ty. Cho chính bạn.
Bạn không hiểu được sức mạnh của những câu hỏi đúng nơi, đúng lúc; thể hiện sự bất đồng một cách nhã nhặn; đứng lên bảo vệ cho điều mà bạn tin chắc rằng đúng.
Bạn nói nhiều hơn là bạn hỏi. Bạn khiến kẻ khác có cơ hội hạ gục bạn bởi bạn cho hắn quá nhiều thông tin. Bạn chẳng quan tâm đến ai ngoại trừ bản thân mình.
Nhưng hỏi nhiều không phải theo kiểu bạn đang phơi bày tất cả những ngu dốt hạn hẹp của mình ra một cách ngây thơ.
7. Bởi vì bạn không biết chấp nhận sự thật
Bạn không dám thừa nhận bản thân mình không biết quá nhiều thứ. Bạn cần phải biết rằng đọc hết bài báo này cũng không đền bù cho tất cả quãng thời gian bạn đã lãng phí trong đời.
Nếu ai đó nói, ngày mai rồi mọi thức sẽ khác, bạn sẽ đợi đến đúng ngày mai để bắt đầu động tay động chân.
Bạn nghênh ngang đi khắp nơi, vui vẻ phủ nhận những sự thật khiến bạn khó chịu. Phải chi chỉ một lần, bạn chịu đưa cái lưỡi của mình ra, và nếm lấy sự thật- xem nó có vị ra sao...
Thứ duy nhất đang cản trở bạn làm những điều phi thường là chính bạn. Hãy nhìn những người giỏi hơn bạn, họ vẫn đang nỗ lực, ngay cả khi phía trước là một con đường chông gai. Bạn không thể quay lại, nhưng cũng có thể tự tin đi hết con đường. Khi bạn muốn từ bỏ, hãy nghĩ về lý do khiến bạn kiên trì, bạn sẽ có dũng khí và động lực để vượt qua khó khăn, để tạm biệt những thứ khiến mình tầm thường và kém cỏi.
-ST-
Khi bạn nằm ườn trên giường mỗi sáng, người khác đã ngồi trong lớp và học được những cấu trúc ngữ pháp mới, học thêm được 30 từ mới.
Khi bạn nghịch điện thoại, chơi game, người khác đang lắng nghe cẩn thận lời thầy cô giảng, lên thư viện tìm tòi, đọc thêm sách.
Khi người khác học thi vất vả, bạn đang ở quán cà phê tám đủ chuyện trên trời dưới đất với bạn bè và bạn cảm thấy mình có người chỉ bài thì học làm gì.
Lúc đầu, bạn ngưỡng mộ những người ưu tú, giỏi giang, và sau đó lại ghen tị với họ và cuối cùng bạn cảm thấy tài năng của họ thực ra không liên quan đến mình. Người khác ngày ngày càng bước lên nấc thang danh vọng, còn bạn thì bắt đầu gục ngã, vào phòng trùm chăn xem cho hết bộ phim yêu thích, xem tiểu thuyết lãng mạn, chơi game.
Thời gian trôi đi, bạn thấy mọi người thành công, bạn bắt đầu do dự, bạn phàn nàn, bạn đổ lỗi cho sự không công bằng của xã hội này. Bạn đổ lỗi cho sự xui xẻo của mình... Không bao giờ là quá muộn, vẫn còn thời gian để thay đổi mọi thứ. Dưới đây là 7 lý do vì sao bạn cứ mãi tầm thường và kém cỏi.
1. Bởi vì bạn chưa thất bại đủ nhiều
Bạn cảm thấy hài lòng với vị trí xoàng xĩnh của bản thân, và chọn cách không cố gắng vì cái gì cả. Bạn thích tự nói với bản thân rằng “Tôi sẽ học một nghề mới” hơn là thực sự lăn xả vào học. Bạn thường chặc lưỡi, việc này có vẻ phức tạp quá, có khi để sau hoặc “khỏi làm luôn cũng được”.
Trong khi bạn ngồi đó thư nhàn, còn họ đang tự thử thách mình bằng những lần thất bại liên tiếp, học những điều mới lạ hơn.
2. Bởi vì bạn luôn để ý xem người khác nghĩ gì về mình
Bạn luôn phải chật vật để hoà mình vào đám đông. Bạn sợ phải phơi bày con người thật của mình, nếu như bạn có thể đánh giá người khác, bạn nghĩ rằng chắc chắn họ cũng phải lời ra tiếng vào lại về cách sống của bạn. Bạn quan tâm càng nhiều về những thứ bạn có nhiều bao nhiêu thì về những điều bạn đã làm ít bấy nhiêu.
Bạn dành tiền mua quần áo lượt là, xe hơi láng lẩy, ăn đồ cao lương- còn họ để số tiền đó để đầu tư cho chính mình. Trong khi tôi khiến thế giới phải chấp nhận tôi, bạn khó nhọc hoà nhập vào với hàng vạn người ngoài kia bằng cách bắt chước những gì bạn cho là họ thích.
3. Bởi vì bạn nghĩ mình thông minh hơn người
Nghĩ lại đi, bạn đọc những gì người khác đã đọc, học những gì họ đã học, làm những gì họ đã làm, vậy mà gọi là thông minh ư?
Bạn học những gì bạn nghĩ có thể giúp bạn vượt qua bài kiểm tra của họ và bạn nghĩ điều đó khiến bạn có vẻ thông minh?
Trong khi bạn đang gắng hình dung ra thế giới mênh mông từ lớp học bé tí, họ đã ở ngoài đó, trải nghiệm nó bằng cách sống và thử thách bản thân mình ngoài cái nôi bảo bọc của gia đình, thầy cô.
Đừng lấy bằng cấp ra để so đọ hơn thua, họ hoàn toàn có thể vượt qua bài kiểm tra của bạn dễ dàng, nhưng trong bài kiểm tra của tôi, điểm số mà bạn đạt được chỉ tính bằng một từ mà thôi: sống sót!
4. Bởi vì bạn không chịu đọc sách
Bạn nghĩ lịch sử chán ngắt còn triết học thì mơ hồ quá.
Bạn thà ngồi xem TV còn hơn khám phá điều gì đó thú vị, như nhìn thế giới qua lăng kính của một người khác bằng cuốn sách của họ.
Và có khi bạn còn chẳng thèm ngó qua bài viết này, thay vào đó bạn click vào một tin giật gân.
Chắc chắn bạn biết những điều này. Nhưng người ta chỉ dắt được con ngựa đến mép nước mà thôi, còn uống hay không là do bản thân nó.
5. Bạn đã không còn tò mò về mọi thứ từ khi nào?
Bạn tiếp nhận thông tin thụ động từ những trang báo copy nhan nhản của nhau. Bạn còn chẳng buồn hỏi, “lỡ như điều mình vừa đọc sai sự thật?”.
Bạn sẵn sang thán phục ai đó, “Woa, cái gì anh cũng biết!”, nhưng chẳng dám mở miệng nhận, “Tôi lại chẳng biết cái quái gì cả”.
Trong khi bạn đang chơi Candy Crush hoặc Flappy Bird, ai đó đang thu nhận được những thông tin thú vị và đáng giá hơn cho cuộc sống của họ gấp nhiều lần. Hoặc đơn giản họ chỉ đang hoàn thiện khả năng vi tính của bản thân- bạn chắc bạn ổn về khoản này chứ?
Bởi vì khi phải bước vào một cuộc tranh luận, bạn sẽ bị đối thủ hạ nốc ao, bằng những lý luận sắc bén và dẫn chứng đa dạng từ mọi mặt cuộc sống, bởi vì hắn thành thạo mọi điều bạn sắp dùng để đối phó.
Hắn lợi hại đến mức, có thể đổi hẳn về phía quan điểm của bạn mà vẫn giúp bạn thắng luận, sau khi đã cho bạn đo ván từ quan điểm của hắn.
6. Bởi vì bạn vẫn chưa đặt câu hỏi đủ nhiều
Bạn không đặt câu hỏi cho chính quyền. Cho nhà trường. Cho công ty. Cho chính bạn.
Bạn không hiểu được sức mạnh của những câu hỏi đúng nơi, đúng lúc; thể hiện sự bất đồng một cách nhã nhặn; đứng lên bảo vệ cho điều mà bạn tin chắc rằng đúng.
Bạn nói nhiều hơn là bạn hỏi. Bạn khiến kẻ khác có cơ hội hạ gục bạn bởi bạn cho hắn quá nhiều thông tin. Bạn chẳng quan tâm đến ai ngoại trừ bản thân mình.
Nhưng hỏi nhiều không phải theo kiểu bạn đang phơi bày tất cả những ngu dốt hạn hẹp của mình ra một cách ngây thơ.
7. Bởi vì bạn không biết chấp nhận sự thật
Bạn không dám thừa nhận bản thân mình không biết quá nhiều thứ. Bạn cần phải biết rằng đọc hết bài báo này cũng không đền bù cho tất cả quãng thời gian bạn đã lãng phí trong đời.
Nếu ai đó nói, ngày mai rồi mọi thức sẽ khác, bạn sẽ đợi đến đúng ngày mai để bắt đầu động tay động chân.
Bạn nghênh ngang đi khắp nơi, vui vẻ phủ nhận những sự thật khiến bạn khó chịu. Phải chi chỉ một lần, bạn chịu đưa cái lưỡi của mình ra, và nếm lấy sự thật- xem nó có vị ra sao...
Thứ duy nhất đang cản trở bạn làm những điều phi thường là chính bạn. Hãy nhìn những người giỏi hơn bạn, họ vẫn đang nỗ lực, ngay cả khi phía trước là một con đường chông gai. Bạn không thể quay lại, nhưng cũng có thể tự tin đi hết con đường. Khi bạn muốn từ bỏ, hãy nghĩ về lý do khiến bạn kiên trì, bạn sẽ có dũng khí và động lực để vượt qua khó khăn, để tạm biệt những thứ khiến mình tầm thường và kém cỏi.
-ST-
Các Tin Khác