Hát ru với thai giáo - GS.TS Trần Văn Khê
Ngày đăng: 08:01:49 11-09-2015 . Xem: 4780
Các bác sĩ cho biết rằng thai nhi không hiểu nội dung của những bài dân ca trong đó có tiếng hát ru, nhưng thai nhi nhận ra tiếng nói thân thương của người mẹ, cả tình thương qua giọng nói.
Khi đứa bé mới lọt lòng mẹ, tiếng hát ru vô cùng quan trọng. Cùng một lúc với dòng sữa nóng nuôi dưỡng thân em, thông qua tiếng ru của mẹ, một làn điệu dân ca, một câu thơ dân tộc được rót vào tiềm thức của em.
Các bác sĩ cho biết rằng thai nhi không hiểu nội dung của những bài dân ca trong đó có tiếng hát ru, nhưng thai nhi nhận ra tiếng nói thân thương của người mẹ, cả tình thương qua giọng nói.
“Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”, như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết. Câu hát ru là bài giáo dục âm nhạc đầu tiên người mẹ truyền sang đứa con.
Câu hát ru là một cách đưa đứa bé vào giấc ngủ êm đềm. Đối với nhà thơ Nguyễn Hải Phương, lời ru còn làm cho người nghe mạnh mẽ hơn.
“Khi lời ru thấm trong tôi,
Trèo non, non thấp, ra khơi khơi gần”.
Thai nhi còn trong bụng mẹ sẽ không nghe được lời nói, chỉ nghe âm thanh và nhận được tiết tấu; chỉ nhìn nhận ra tiếng nói và tình thương của Mẹ mà không hiểu nội dung của lời hát.
Như vậy câu hỏi đặt ra là: hát ru có cần thiết cho việc thai giáo hay không? Có thể trả lời: “Không CẦN THIẾT nhưng không phải là VÔ ÍCH”.
Tại Việt Nam, thai giáo đã có từ rất lâu và gần đây vấn đề thai giáo được nhiều người quan tâm hơn.
Ở nhiều nước Âu Mỹ, nhiều hội đoàn nghiên cứu ảnh hưởng của âm nhạc trên thảo mộc, động vật và con người.
Kết luận là âm nhạc nhẹ, êm, theo phong cách cổ điển làm cho thảo mộc thêm tươi, động vật yên bình, con người thanh thản.
Âm nhạc kích động mạnh làm cho thảo mộc héo xèo, động vật bị bấn loạn, chó sủa, két kêu to, con người bị kích thích, nghe nhiều có cảm giác bất an trong tâm hồn.
Từ đó, kết luận là người mẹ mang thai nên nghe nhạc cổ điển hơn nhạc kích động, vừa làm cho người mẹ được bình yên thanh thản, mà thai nhi trong bụng mẹ cũng bình yên và phát triển tốt.
Và, không nhất thiết phải cho thai nhi nghe nhạc Beethoven, Mozart… đứa trẻ sinh ra mới khôn ngoan hơn.
Nhạc của các nhạc sĩ trong trường phái cổ điển như Johan Sebastian Bach cũng được dùng, và có ảnh hưởng tốt cho người nghe.
Tại Nhật Bản, cũng có những nghiên cứu rộng về ảnh hưởng của nhạc cổ điển trong việc nuôi bò lấy sữa bán đã nhận thấy rằng khi cho bò nghe nhạc của Johan Sebastian Bach, viết cho đàn phong cầm (organ cổ điển) thì bò cho sữa nhiều nhứt!
Tại Pháp, các nhà sản xuất dựa theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia đã tạo ra những sợi dây nịt có mang theo máy ghi âm, phát ra tiếng đàn “harpe” có nhiều dây căng từ thấp lên cao như tiếng đờn tranh, hay những bản nhạc nhẹ.
Người mẹ chỉ mang dây nịt, mở máy ghi âm cho thai nhi nghe tối ngày.
Nhưng nhiều bác sĩ lên tiếng báo động cho rằng, liều lượng giờ nghe và cường độ của tiếng nhạc nếu nhiều quá lại làm cho thai nhi bị xáo động hơn là được sự yên ổn, và khuyên mỗi ngày chỉ cho thai nhi nghe một vài giờ và nghe gián tiếp qua tai của chính bà mẹ.
Mặt khác, các bác sĩ cho biết rằng thai nhi không hiểu nội dung của những bài dân ca trong đó có tiếng hát ru, nhưng thai nhi nhận ra tiếng nói thân thương của người mẹ, cả tình thương qua giọng nói.
Nên có nhiều nhà nghiên cứu như bà Chantal Verdière, lập ra Trường Collège Psychophonie (Cao đẳng về Tâm lý âm thanh, bà Marie Anne Sevin lập Association pour le chant prénatal (Hội học và phổ biến tiếng hát cho thai nhi).
Bà nhận thấy rằng cho thai nhi nghe dân ca không tốt bằng cho thai nhi nghe tiếng bà mẹ trong câu hát như trò chuyện với thai nhi. Bà đã đặt ra một bài hát được các bà mẹ mang thai thích nhứt hiện nay:
Cocon de soie, cocon de soie (Ổ kén bằng tơ, ổ kén bằng tơ)
Source de vie, source d’émoi (Nguồn cội sự sống, nguồn cội xúc động)
Le jour, la nuit, le jour, la nuit (Ban ngày, ban đêm, ban ngày, ban đêm) ,
Cocon de soie, cocon de soie (Ổ kén bằng tơ, ổ kén bằng tơ)
Source de vie, source de joie (Nguồn cội sự sống, nguồn cội niềm vui)
Le jour, la nuit, le jour, la nuit (Ban ngày, ban đêm, ban ngày, ban đêm)
Lạ nhứt là bài ca này tác giả dùng những câu 4 chữ như câu hát ru của chúng ta:
Ầu ơ, ví dầu, con cá nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm
Lạ nữa là tác giả là người Pháp mà không dùng thang âm bình quân, thang âm thất cung, mà lại dùng thang âm ngũ cung:
Cocon de soie
Sol La Do Do
Hò xự xang xang
Source de vie
Sol La Do Ré
Hò Xự Xang Xê
Source de joie
Do Ré Mi Sol
Xang Xê công Liu
Le jour, la nuit
Mi Ré Do La
Công Xê Xang Xự
Cocon de soie
Sol La Do Do
Ho Xu Xang Xang
Ở phương Tây, các chuyên gia đã tìm ra những bài ca dùng cho thai giáo, những bài thơ 4 chữ, 4 âm, theo hệ thống ngũ cung.
Cha ông chúng ta truyền lại cho chúng ta những bài hát ru những câu thơ lục bát, thêm hai chữ Ầu ơ, thành những câu thơ có cấu trúc 4 âm, lại hát lên theo thang âm ngũ cung, thì quí giá vô cùng. Căn cứ theo thí dụ kể trên, hát ru chẳng những có thể mà còn nên được dùng trong quá trình thai giáo.
“Ầu ơ… ví dầu… con ngủ mẹ ru,
Từ Xuân sang Hạ qua Thu vẫn nồng
Ầu ơ… … Mẹ ru con suốt mùa Đông
Mùa Xuân trở lại… (vẫn) một lòng thương con… Ầu ơ…”
Khi đứa bé mới lọt lòng mẹ, tiếng hát ru vô cùng quan trọng. Cùng một lúc với dòng sữa nóng nuôi dưỡng thân em, thông qua tiếng ru của mẹ, một làn điệu dân ca, một câu thơ dân tộc được rót vào tiềm thức của em.
Các bác sĩ cho biết rằng thai nhi không hiểu nội dung của những bài dân ca trong đó có tiếng hát ru, nhưng thai nhi nhận ra tiếng nói thân thương của người mẹ, cả tình thương qua giọng nói.
“Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”, như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết. Câu hát ru là bài giáo dục âm nhạc đầu tiên người mẹ truyền sang đứa con.
Câu hát ru là một cách đưa đứa bé vào giấc ngủ êm đềm. Đối với nhà thơ Nguyễn Hải Phương, lời ru còn làm cho người nghe mạnh mẽ hơn.
“Khi lời ru thấm trong tôi,
Trèo non, non thấp, ra khơi khơi gần”.
Thai nhi còn trong bụng mẹ sẽ không nghe được lời nói, chỉ nghe âm thanh và nhận được tiết tấu; chỉ nhìn nhận ra tiếng nói và tình thương của Mẹ mà không hiểu nội dung của lời hát.
Như vậy câu hỏi đặt ra là: hát ru có cần thiết cho việc thai giáo hay không? Có thể trả lời: “Không CẦN THIẾT nhưng không phải là VÔ ÍCH”.
Tại Việt Nam, thai giáo đã có từ rất lâu và gần đây vấn đề thai giáo được nhiều người quan tâm hơn.
Ở nhiều nước Âu Mỹ, nhiều hội đoàn nghiên cứu ảnh hưởng của âm nhạc trên thảo mộc, động vật và con người.
Kết luận là âm nhạc nhẹ, êm, theo phong cách cổ điển làm cho thảo mộc thêm tươi, động vật yên bình, con người thanh thản.
Âm nhạc kích động mạnh làm cho thảo mộc héo xèo, động vật bị bấn loạn, chó sủa, két kêu to, con người bị kích thích, nghe nhiều có cảm giác bất an trong tâm hồn.
Từ đó, kết luận là người mẹ mang thai nên nghe nhạc cổ điển hơn nhạc kích động, vừa làm cho người mẹ được bình yên thanh thản, mà thai nhi trong bụng mẹ cũng bình yên và phát triển tốt.
Và, không nhất thiết phải cho thai nhi nghe nhạc Beethoven, Mozart… đứa trẻ sinh ra mới khôn ngoan hơn.
Nhạc của các nhạc sĩ trong trường phái cổ điển như Johan Sebastian Bach cũng được dùng, và có ảnh hưởng tốt cho người nghe.
Tại Nhật Bản, cũng có những nghiên cứu rộng về ảnh hưởng của nhạc cổ điển trong việc nuôi bò lấy sữa bán đã nhận thấy rằng khi cho bò nghe nhạc của Johan Sebastian Bach, viết cho đàn phong cầm (organ cổ điển) thì bò cho sữa nhiều nhứt!
Tại Pháp, các nhà sản xuất dựa theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia đã tạo ra những sợi dây nịt có mang theo máy ghi âm, phát ra tiếng đàn “harpe” có nhiều dây căng từ thấp lên cao như tiếng đờn tranh, hay những bản nhạc nhẹ.
Người mẹ chỉ mang dây nịt, mở máy ghi âm cho thai nhi nghe tối ngày.
Nhưng nhiều bác sĩ lên tiếng báo động cho rằng, liều lượng giờ nghe và cường độ của tiếng nhạc nếu nhiều quá lại làm cho thai nhi bị xáo động hơn là được sự yên ổn, và khuyên mỗi ngày chỉ cho thai nhi nghe một vài giờ và nghe gián tiếp qua tai của chính bà mẹ.
Mặt khác, các bác sĩ cho biết rằng thai nhi không hiểu nội dung của những bài dân ca trong đó có tiếng hát ru, nhưng thai nhi nhận ra tiếng nói thân thương của người mẹ, cả tình thương qua giọng nói.
Nên có nhiều nhà nghiên cứu như bà Chantal Verdière, lập ra Trường Collège Psychophonie (Cao đẳng về Tâm lý âm thanh, bà Marie Anne Sevin lập Association pour le chant prénatal (Hội học và phổ biến tiếng hát cho thai nhi).
Bà nhận thấy rằng cho thai nhi nghe dân ca không tốt bằng cho thai nhi nghe tiếng bà mẹ trong câu hát như trò chuyện với thai nhi. Bà đã đặt ra một bài hát được các bà mẹ mang thai thích nhứt hiện nay:
Cocon de soie, cocon de soie (Ổ kén bằng tơ, ổ kén bằng tơ)
Source de vie, source d’émoi (Nguồn cội sự sống, nguồn cội xúc động)
Le jour, la nuit, le jour, la nuit (Ban ngày, ban đêm, ban ngày, ban đêm) ,
Cocon de soie, cocon de soie (Ổ kén bằng tơ, ổ kén bằng tơ)
Source de vie, source de joie (Nguồn cội sự sống, nguồn cội niềm vui)
Le jour, la nuit, le jour, la nuit (Ban ngày, ban đêm, ban ngày, ban đêm)
Lạ nhứt là bài ca này tác giả dùng những câu 4 chữ như câu hát ru của chúng ta:
Ầu ơ, ví dầu, con cá nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm
Lạ nữa là tác giả là người Pháp mà không dùng thang âm bình quân, thang âm thất cung, mà lại dùng thang âm ngũ cung:
Cocon de soie
Sol La Do Do
Hò xự xang xang
Source de vie
Sol La Do Ré
Hò Xự Xang Xê
Source de joie
Do Ré Mi Sol
Xang Xê công Liu
Le jour, la nuit
Mi Ré Do La
Công Xê Xang Xự
Cocon de soie
Sol La Do Do
Ho Xu Xang Xang
Ở phương Tây, các chuyên gia đã tìm ra những bài ca dùng cho thai giáo, những bài thơ 4 chữ, 4 âm, theo hệ thống ngũ cung.
Cha ông chúng ta truyền lại cho chúng ta những bài hát ru những câu thơ lục bát, thêm hai chữ Ầu ơ, thành những câu thơ có cấu trúc 4 âm, lại hát lên theo thang âm ngũ cung, thì quí giá vô cùng. Căn cứ theo thí dụ kể trên, hát ru chẳng những có thể mà còn nên được dùng trong quá trình thai giáo.
“Ầu ơ… ví dầu… con ngủ mẹ ru,
Từ Xuân sang Hạ qua Thu vẫn nồng
Ầu ơ… … Mẹ ru con suốt mùa Đông
Mùa Xuân trở lại… (vẫn) một lòng thương con… Ầu ơ…”
GS.TS Trần Văn Khê
Các Tin Khác