8 ngộ nhận về việc học
Ngày đăng: 23:30:35 17-09-2016 . Xem: 18879
Trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với đổi mới thì không ít học sinh, phụ huynh lại nhận thức chưa đúng, thậm chí lệch lạc về giáo dục, trong đó nổi lên những ngộ nhận về việc học thật đáng tiếc.
Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã từng viết : “Nên thợ nên thầy vì có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Đến thế kỷ XXI, UNESCO khẳng định : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chưa bao giờ việc học được xã hội đề cao đặc biệt như ngày nay. Nhất cử nhất động trong đường lối giáo dục, thi cử của ngành giáo dục đều được xã hội quan tâm, bàn luận nhằm đưa nền giáo dục đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao nhất.
Điều đáng quan tâm là, trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với đổi mới thì không ít học sinh, phụ huynh lại nhận thức chưa đúng, thậm chí lệch lạc về giáo dục, trong đó nổi lên những ngộ nhận về việc học thật đáng tiếc.
1. Học để thi cử
Lâu nay học sinh vẫn duy trì thói quen học để thi, thi gì học nấy. Nhiều em lấy kết quả thi làm mục tiêu học tập, điều này thật sai lầm. Thi cử chỉ là hình thức để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập. Học chỉ để thi sẽ làm cho việc học trở nên thực dụng, từ đó người học rất thụ động đối phó, cái gì không thi thì không học. Học như vậy sẽ không bao giờ mở mang được kiến thức, kiến thức luôn bị hạn chế. Ngành giáo dục cần phải đổi mới, cải tiến phương thức kiểm tra, thi cử để thi cử không còn là nỗi lo lắng, sợ hãi đối với học sinh.
2. Học là gánh nặng
Tâm lý này phổ biến ở nhiều học sinh. Đa số học sinh xem việc học là nghĩa vụ, nhiệm vụ hơn là nhu cầu hiểu biết, chiếm lĩnh tri thức. Học sinh luôn thấy áp lực trong học tập, sợ kiểm tra, sợ điểm kém, sợ không đạt danh hiệu, sợ thu kém bạn bè, sợ thầy cô phê bình, sợ bố mẹ rầy la ...
Chương trình học hiện nay quá tải, bệnh thành tích của nhà trường và phụ huynh đã gây áp lực đối với việc học của các em. Tuy nhiên, ngoài những lý do này, nhiều em chưa thực sự thấy niềm vui trong học tập.
Khổng Tử ngày xưa từng dạy học trò: " Sáng nghe đạo lý (tức học), tối chết cũng hả dạ" (Triêu văn đạo, tịch khả tử hĩ). Bao giờ người học lấy việc khám phá, chiếm lĩnh tri thức làm niềm vui, khi đó mới có động lực học tập, có niềm đam mê hứng thú học tập. Những học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập trước hết phải là những học sinh đam mê học tập, bên cạnh sự thông minh, chăm chỉ.
3. Học cho người khác
Mang tâm lý chịu đựng, nhiều học sinh học như bất đắc dĩ, quên rằng học là cho mình. Nhiều phụ huynh quá cầu toàn, ham thành tích, ép con em phải học giỏi như bạn bè. Xem kết quả học tập của con em như niềm tự hào của gia đình, dòng họ.
Họ buộc các em phải học quá sức, đẩy các em vào các “lò luyện”, các lớp học thêm, kể cả ngày cuối tuần và thời gian nghỉ hè. Điều đó khiến không ít em sợ học và nhầm tưởng học cho người lớn.
Đâu chỉ nhà trường mắc bệnh thành tích, phụ huynh cũng mắc bệnh thành tích không kém.
4. Ra trường, hết học
Xem việc học như gánh nặng, nhiều em thở phào nhẹ nhõm khi ra trường, chia tay sách vở từ đây. Điều này sai lầm!
Trường học chỉ dạy ta kiến thức cơ bản và phương pháp, kỹ năng tư duy. Nhờ đó nó có thể giúp ta tự học suốt đời. Còn sống là còn học, học hỏi không ngừng, vì thế Karl Marx nói “ Tôi tư duy tức là tôi tồn lại”.
Ai chủ quan cho rằng mình đã đủ bằng cấp, không cần học gì thêm thì dần dần sẽ tụt hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội. Để xây dựng một “xã hội học tập” thì bản thân mỗi người phải có ý thức tự học và năng lực tự học.
Khi ra trường chính là lúc ta bắt đầu tự học, ta chủ động và thoải mái để học những gì mình cần, mình thích. Việc học trở nên nhẹ nhàng, không còn bị áp lực bởi các bài kiểm tra, không sợ đánh giá, xếp loại, khen chê.
Bạn học lúc nào, học bao nhiêu tùy thích. Bạn được chọn lĩnh vực hợp với mình, đặc biệt, bạn được quyền chọn “người thầy” của riêng mình, đó là sách, báo, mạng Internet hoặc người bạn muốn “tầm sư học đạo”.
5. Chỉ học trong sách vở
Lối học “tầm chương trích cú”, chỉ học trong sách vở là hạn chế lớn của học sinh ngày nay. Cha ông ta xưa không cần lý luận nhiều vẫn biết cách học toàn diện : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Mọi thứ cần phải học, học lễ nghĩa, học giao tiếp, ứng xử; học kỹ năng làm việc.
Không có bài học nào lớn hơn “ bài học cuộc sống”. Vậy nhà trường cần tránh dạy học sinh phổ thông theo lối dạy hàn lâm, đồng thời khắc phục lối dạy chữ đơn thuần.
Dân trí ngày càng cao nhưng đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp, một phần do lối dạy chữ đơn thuần trong nhà trường, một phần do ngoài xã hội người lớn không làm gương cho trẻ, làm cho trẻ bị “đổ vỡ” niềm tin.
6. “Học” không “hành”
Thực hành là kỹ năng yếu nhất của học sinh, sinh viên Việt Nam. Nói “ Học đi đôi với hành” nhưng thực tế các em “ học” mà chẳng “ hành”.
Mọi điều trong cuộc sống trở nên xa lạ với các em. Dù học đến đạo hàm, tích phân nhưng các em tính nhẩm thua bà bán hàng ở chợ. Học tiếng Anh 12 năm ở phổ thông, 4 năm ở đại học nhưng giao tiếp với người nước ngoài thua xa bác xe ôm ở khu du lịch. Học văn học từ tác phẩm Nguyễn Du, Nguyễn Trãi đến Victor Hugo, Honoré de Balzac nhưng nhiều em ra trường không viết đúng một biên bản, một lá đơn. Học Vật lý đến thuyết nguyên tử nhưng có em không mắc nổi một bóng đèn điện. Học quy luật tiến hóa, di truyền nhưng mấy em biết trồng cây ra quả? Một số học sinh, sinh viên Việt Nam chế tạo được Rô-bốt, nhưng số này rất ít và nằm trong danh sách “ gà chọi”, chứ không phải số đông.
Điều này giải thích vì sao, nhiều “phát minh” máy móc ứng dụng trong đời sống không phải của kỹ sư mà là của ... nông dân.
7. Học để làm quan
Tư tưởng học để làm quan không chỉ ở thời phong kiến mà còn tồn tại dai dẳng đến ngày nay.
Đa số phụ huynh muốn con em sau này được “ ăn trên ngồi trước”, làm quan thiên hạ nên chọn con đường đại học, xem đại học là con đường duy nhất và “dấn thân” vào con đường này bằng mọi giá. N
hưng thời cuộc không còn phù hợp, tình trạng thừa thầy thiếu thợ ngày càng trầm trọng, cử nhân ra trường thất nghiệp tràn lan. Nhiều em không đủ năng lực nhưng cố chen vào đại học tốp dưới, cuối cùng cũng có tấm bằng đại học, nhưng chỉ để cho... oai. Gia đình đầu tư kinh phí không nhỏ cho con em học đại học, rốt cuộc chỉ để lấy danh hảo, chứ không kiếm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo.
Giá như phụ huynh, học sinh “ biết mình, biết người”, suy nghĩ thực tế hơn, chọn ngành nghề phù hợp, thì gia đình, xã hội đâu có lãng phí vô ích như vậy.
Lại nói về thăng tiến, muốn thăng tiến, không phải ai cũng có cơ hội. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố năng lực bản thân, môi trường làm việc, hoàn cảnh gia đình và nhiều yếu tố “phức tạp” khác chi phối.
8. Học để làm giàu
Hệ quả của quan niệm “ học để làm quan” dẫn đến quan niệm “ học để làm giàu”, không ít người hiểu như vậy.
Học trước hết để làm người, để lập thân lập nghiệp. Học giỏi chưa hẳn sẽ giàu có, có chăng là nghề nghiệp ổn định thôi. Đó là chưa nói, học giỏi chưa hẳn đã làm giỏi.
Người xưa nói “ phi thương bất phú”, ngày nay cũng vậy, chỉ con đường kinh doanh mới nhanh giàu, nhưng thương trường cũng là chiến trường, không phải dễ. Làm công chức, lao động chất xám lương thiện, tử tế không thể giàu được đâu.
Quý vị muốn con em “học để làm giàu” thì tốt nhất hướng các em “học làm giàu” từ sớm bằng con đường sản xuất, kinh doanh, buôn bán. Còn không, các vị hãy chấp nhận cho con em ăn học để “giàu có” về tri thức và nhân cách. Ở đây xin không bàn (và không đáng để bàn) về con đường làm giàu, giàu sụ, nhanh giàu của các quan tham.
Giáo dục đang rối và đang gỡ rối, nhưng trách nhiệm không riêng ngành giáo dục, cả xã hội cần vào cuộc. Tư duy giáo dục cần được thay đổi mà trước hết cần xóa bỏ những ngộ nhận về việc học.
Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã từng viết : “Nên thợ nên thầy vì có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Đến thế kỷ XXI, UNESCO khẳng định : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chưa bao giờ việc học được xã hội đề cao đặc biệt như ngày nay. Nhất cử nhất động trong đường lối giáo dục, thi cử của ngành giáo dục đều được xã hội quan tâm, bàn luận nhằm đưa nền giáo dục đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao nhất.
Điều đáng quan tâm là, trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với đổi mới thì không ít học sinh, phụ huynh lại nhận thức chưa đúng, thậm chí lệch lạc về giáo dục, trong đó nổi lên những ngộ nhận về việc học thật đáng tiếc.
1. Học để thi cử
Lâu nay học sinh vẫn duy trì thói quen học để thi, thi gì học nấy. Nhiều em lấy kết quả thi làm mục tiêu học tập, điều này thật sai lầm. Thi cử chỉ là hình thức để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập. Học chỉ để thi sẽ làm cho việc học trở nên thực dụng, từ đó người học rất thụ động đối phó, cái gì không thi thì không học. Học như vậy sẽ không bao giờ mở mang được kiến thức, kiến thức luôn bị hạn chế. Ngành giáo dục cần phải đổi mới, cải tiến phương thức kiểm tra, thi cử để thi cử không còn là nỗi lo lắng, sợ hãi đối với học sinh.
2. Học là gánh nặng
Tâm lý này phổ biến ở nhiều học sinh. Đa số học sinh xem việc học là nghĩa vụ, nhiệm vụ hơn là nhu cầu hiểu biết, chiếm lĩnh tri thức. Học sinh luôn thấy áp lực trong học tập, sợ kiểm tra, sợ điểm kém, sợ không đạt danh hiệu, sợ thu kém bạn bè, sợ thầy cô phê bình, sợ bố mẹ rầy la ...
Chương trình học hiện nay quá tải, bệnh thành tích của nhà trường và phụ huynh đã gây áp lực đối với việc học của các em. Tuy nhiên, ngoài những lý do này, nhiều em chưa thực sự thấy niềm vui trong học tập.
Khổng Tử ngày xưa từng dạy học trò: " Sáng nghe đạo lý (tức học), tối chết cũng hả dạ" (Triêu văn đạo, tịch khả tử hĩ). Bao giờ người học lấy việc khám phá, chiếm lĩnh tri thức làm niềm vui, khi đó mới có động lực học tập, có niềm đam mê hứng thú học tập. Những học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập trước hết phải là những học sinh đam mê học tập, bên cạnh sự thông minh, chăm chỉ.
3. Học cho người khác
Mang tâm lý chịu đựng, nhiều học sinh học như bất đắc dĩ, quên rằng học là cho mình. Nhiều phụ huynh quá cầu toàn, ham thành tích, ép con em phải học giỏi như bạn bè. Xem kết quả học tập của con em như niềm tự hào của gia đình, dòng họ.
Họ buộc các em phải học quá sức, đẩy các em vào các “lò luyện”, các lớp học thêm, kể cả ngày cuối tuần và thời gian nghỉ hè. Điều đó khiến không ít em sợ học và nhầm tưởng học cho người lớn.
Đâu chỉ nhà trường mắc bệnh thành tích, phụ huynh cũng mắc bệnh thành tích không kém.
4. Ra trường, hết học
Xem việc học như gánh nặng, nhiều em thở phào nhẹ nhõm khi ra trường, chia tay sách vở từ đây. Điều này sai lầm!
Trường học chỉ dạy ta kiến thức cơ bản và phương pháp, kỹ năng tư duy. Nhờ đó nó có thể giúp ta tự học suốt đời. Còn sống là còn học, học hỏi không ngừng, vì thế Karl Marx nói “ Tôi tư duy tức là tôi tồn lại”.
Ai chủ quan cho rằng mình đã đủ bằng cấp, không cần học gì thêm thì dần dần sẽ tụt hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội. Để xây dựng một “xã hội học tập” thì bản thân mỗi người phải có ý thức tự học và năng lực tự học.
Khi ra trường chính là lúc ta bắt đầu tự học, ta chủ động và thoải mái để học những gì mình cần, mình thích. Việc học trở nên nhẹ nhàng, không còn bị áp lực bởi các bài kiểm tra, không sợ đánh giá, xếp loại, khen chê.
Bạn học lúc nào, học bao nhiêu tùy thích. Bạn được chọn lĩnh vực hợp với mình, đặc biệt, bạn được quyền chọn “người thầy” của riêng mình, đó là sách, báo, mạng Internet hoặc người bạn muốn “tầm sư học đạo”.
5. Chỉ học trong sách vở
Lối học “tầm chương trích cú”, chỉ học trong sách vở là hạn chế lớn của học sinh ngày nay. Cha ông ta xưa không cần lý luận nhiều vẫn biết cách học toàn diện : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Mọi thứ cần phải học, học lễ nghĩa, học giao tiếp, ứng xử; học kỹ năng làm việc.
Không có bài học nào lớn hơn “ bài học cuộc sống”. Vậy nhà trường cần tránh dạy học sinh phổ thông theo lối dạy hàn lâm, đồng thời khắc phục lối dạy chữ đơn thuần.
Dân trí ngày càng cao nhưng đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp, một phần do lối dạy chữ đơn thuần trong nhà trường, một phần do ngoài xã hội người lớn không làm gương cho trẻ, làm cho trẻ bị “đổ vỡ” niềm tin.
6. “Học” không “hành”
Thực hành là kỹ năng yếu nhất của học sinh, sinh viên Việt Nam. Nói “ Học đi đôi với hành” nhưng thực tế các em “ học” mà chẳng “ hành”.
Mọi điều trong cuộc sống trở nên xa lạ với các em. Dù học đến đạo hàm, tích phân nhưng các em tính nhẩm thua bà bán hàng ở chợ. Học tiếng Anh 12 năm ở phổ thông, 4 năm ở đại học nhưng giao tiếp với người nước ngoài thua xa bác xe ôm ở khu du lịch. Học văn học từ tác phẩm Nguyễn Du, Nguyễn Trãi đến Victor Hugo, Honoré de Balzac nhưng nhiều em ra trường không viết đúng một biên bản, một lá đơn. Học Vật lý đến thuyết nguyên tử nhưng có em không mắc nổi một bóng đèn điện. Học quy luật tiến hóa, di truyền nhưng mấy em biết trồng cây ra quả? Một số học sinh, sinh viên Việt Nam chế tạo được Rô-bốt, nhưng số này rất ít và nằm trong danh sách “ gà chọi”, chứ không phải số đông.
Điều này giải thích vì sao, nhiều “phát minh” máy móc ứng dụng trong đời sống không phải của kỹ sư mà là của ... nông dân.
7. Học để làm quan
Tư tưởng học để làm quan không chỉ ở thời phong kiến mà còn tồn tại dai dẳng đến ngày nay.
Đa số phụ huynh muốn con em sau này được “ ăn trên ngồi trước”, làm quan thiên hạ nên chọn con đường đại học, xem đại học là con đường duy nhất và “dấn thân” vào con đường này bằng mọi giá. N
hưng thời cuộc không còn phù hợp, tình trạng thừa thầy thiếu thợ ngày càng trầm trọng, cử nhân ra trường thất nghiệp tràn lan. Nhiều em không đủ năng lực nhưng cố chen vào đại học tốp dưới, cuối cùng cũng có tấm bằng đại học, nhưng chỉ để cho... oai. Gia đình đầu tư kinh phí không nhỏ cho con em học đại học, rốt cuộc chỉ để lấy danh hảo, chứ không kiếm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo.
Giá như phụ huynh, học sinh “ biết mình, biết người”, suy nghĩ thực tế hơn, chọn ngành nghề phù hợp, thì gia đình, xã hội đâu có lãng phí vô ích như vậy.
Lại nói về thăng tiến, muốn thăng tiến, không phải ai cũng có cơ hội. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố năng lực bản thân, môi trường làm việc, hoàn cảnh gia đình và nhiều yếu tố “phức tạp” khác chi phối.
8. Học để làm giàu
Hệ quả của quan niệm “ học để làm quan” dẫn đến quan niệm “ học để làm giàu”, không ít người hiểu như vậy.
Học trước hết để làm người, để lập thân lập nghiệp. Học giỏi chưa hẳn sẽ giàu có, có chăng là nghề nghiệp ổn định thôi. Đó là chưa nói, học giỏi chưa hẳn đã làm giỏi.
Người xưa nói “ phi thương bất phú”, ngày nay cũng vậy, chỉ con đường kinh doanh mới nhanh giàu, nhưng thương trường cũng là chiến trường, không phải dễ. Làm công chức, lao động chất xám lương thiện, tử tế không thể giàu được đâu.
Quý vị muốn con em “học để làm giàu” thì tốt nhất hướng các em “học làm giàu” từ sớm bằng con đường sản xuất, kinh doanh, buôn bán. Còn không, các vị hãy chấp nhận cho con em ăn học để “giàu có” về tri thức và nhân cách. Ở đây xin không bàn (và không đáng để bàn) về con đường làm giàu, giàu sụ, nhanh giàu của các quan tham.
Giáo dục đang rối và đang gỡ rối, nhưng trách nhiệm không riêng ngành giáo dục, cả xã hội cần vào cuộc. Tư duy giáo dục cần được thay đổi mà trước hết cần xóa bỏ những ngộ nhận về việc học.
Các Tin Khác