Vì sao có bãi biển nước trong vắt đẹp rực rỡ, biển khác lại đục ngầu?
Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi: vì sao những bãi biển này có màu nước trong xanh đẹp đến rực rỡ, trong khi một số biển khác thì nước lại đục ngầu, xám xịt?
Nguyên nhân thì không phải do con người rồi, vì từ xưa đến nay nước ở những bãi biển này vẫn luôn như vậy. Lý do thực sự là vì...
Do sự quay của Trái đất
Trái đất quay theo chiều từ Tây sang Đông, và nước biển cũng vậy. Sự dịch chuyển này khiến nước biển tại một số vùng duyên hải trào lên - hiện tượng khi nước ấm chảy ra ngoài khơi, và thay thế vào đó là vùng nước lạnh, giàu trầm tích ở tầng sâu hơn.
Vùng biển nước xám xịt, đục ngầu
Thái Bình Dương là đại dương trải dài từ vùng duyên hải phía đông Nhật Bản, Philippines và Úc đến tận vùng bờ biển phía Tây của Mỹ, Mexico và Chile. Và chính hiện tượng vừa nêu trên đã khiến một số vùng nước của đại dương này trở nên đục ngầu.
Tuy nhiên, một số vùng nước thì không ảnh hưởng bởi sự quay của Trái đất. Đó là những vùng biển được bao quanh bởi đá và san hô, tạo thành một rào chắn ngăn cản lực nước tầng sâu trào lên - Maldives là một ví dụ. Vì thế, nước biển tại những nơi này rất hiền hòa và trong xanh.
Một bãi biển trong xanh đẹp rực rỡ tại Hawaii
Chưa đủ!
Vì bên cạnh đó, một số vùng biển như tại Philippines và Hawaii, sóng biển vẫn mạnh, nhưng nước vẫn trong xanh tuyệt đẹp. Lý do lúc này lại nằm ở thành phần của nước.
Trên thực tế, nước biển xám, đục là nước giàu dinh dưỡng hơn vì đó là môi trường sống hoàn hảo dành cho các loài sinh vật biển như tảo, sứa... Những sinh vật này đã góp phần khiến nước không còn trong xanh, tức là nước trong xanh có lượng dinh dưỡng thấp hơn.
Đồng thời, lớp trầm tích gần biển cũng có ảnh hưởng nhất định. Tại một số bờ biển trong đất liền, sóng sẽ khiến nước biển đục hơn, do các phân tử cát có thể trôi nổi trong nước rất lâu.
Còn ở những bãi biển trong xanh thì khác. Dù sóng mạnh, nhưng lớp trầm tích tại đây nặng hơn vì được tạo bởi san hô và các sinh vật có vỏ nên khó bị hoà lẫn vào nước.
Nguồn: Business Insider