9 cách lựa chọn sáng suốt của người xưa để có một cuộc đời bình an
1. Thà rằng giả ngốc, chứ đừng tự cho là mình thông minh hơn người
Trong cuộc sống có nhiều sự việc rất phức tạp, hơn nữa lại biến hóa quá nhanh. Cho dù chỉ số thông minh của chúng ta lớn bao nhiêu, thì việc nhận thức đúng đắn một vấn đề nào đó vẫn là rất khó. Thực tế cũng chỉ ra rằng, không ai yêu thích người luôn tự cho mình là thông minh hơn người cả.
Cho nên phải luôn bảo trì thái độ khiêm tốn, thận trọng, can đảm nhận mình là người ngốc nghếch trước đấng tạo hóa.
2. Thà rằng vất vả, chứ đừng ham muốn hưởng lạc
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bởi vì ham muốn hưởng lạc sẽ sinh ra các loại “ma tính” làm nhụt ý chí và ăn mòn tâm linh của chúng ta. Chỉ có vất vả cần cù, chịu khó chịu khổ mới có thể rèn luyện được ý chí của con người.
3. Thà rằng giả thua, chứ đừng luôn hiếu thắng
Đặc biệt là trên phương diện tranh luận không cần thiết, người biết giả thua để giữ lợi ích cho đôi bên, đó là một sự buông bỏ. Người dám từ bỏ cái danh là người hiểu đạo lý!
Trong cuộc sống, có biết bao người vì hiếu thắng mà không gượng dậy nổi? Thực tế chỉ ra rằng, vô luận là trong mối quan hệ cá nhân, hay rộng lớn hơn là một quốc gia thì “hai bên cùng thắng” mới là lựa chọn tốt nhất.
4. Thà rằng chịu thiệt, chứ đừng chiếm món lợi nhỏ
Đa số con người đều ham lợi, đều muốn chiếm được phần lợi nhưng lại không muốn chịu thiệt dù chỉ một chút. Mỗi người chúng ta cần hiểu đạo lý: “Chịu thiệt là phúc”, tất nhiên cũng phải hiểu rõ đâu là chịu thiệt và đâu là bị lừa đảo. Nhưng, dù cho có bị lừa đảo cũng đừng lo, hãy tin tưởng vào quy luật của tự nhiên và xã hội, không cần chúng ta phải nghĩ mưu tính kế để “trả thù”.
5. Thà rằng giả nghèo, chứ đừng khoe khoang của cải
Người xưa có câu: “Vi phú bất nhân” (Người làm giàu thì thường không có nhân đức), tình trạng này là có thật với một bộ phận người, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Người xưa làm giàu, đều là làm giàu một cách hợp pháp, hợp đạo nên họ chỉ mong được cuộc sống áo cơm không phải lo, vậy là đủ.
Cổ nhân có câu: “Nếu có người ngưỡng mộ, làm thân với bạn vì bạn giàu có, thì “mầm mống tai họa” cũng đang cách không xa bạn đâu.”
6. Thà rằng là người bình thường, chứ đừng “mua danh chuộc tiếng.”
Một điều mà không mấy ai để ý, đó chính là: “bình thường là hạnh phúc!”. Một người phải nghĩ cách lừa gạt, mua danh, chuộc tiếng sẽ khiến thể xác và linh hồn vô cùng mệt mỏi, gây chuyện thị phi và “gieo gió ắt gặt bão”.
7. Thà rằng “giả tự tin”, chứ đừng mù quáng bi quan
Tự tin chính là một loại sức mạnh! Cho dù sự tự tin của chúng ta có chút mù quáng thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến đại cục. Chúng ta có thể ở trong thực tiễn mà điều chỉnh, mà tìm đúng vị trí của mình. Còn nếu như mù quáng tự ti, luôn bi quan thì chúng ta tự nhiên sẽ mất đi tất cả.
8. Thà rằng khỏe mạnh, chứ đừng tranh “công danh lợi lộc”.
Bởi vì sức khỏe là vốn liếng quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người.
Không có “công danh lợi lộc” nhưng khỏe mạnh là chúng ta đã đang sống tốt. Nhưng nếu có “công danh lợi lộc” mà mất đi sức khỏe thì chính là chúng ta đã đang mất đi tất cả rồi.
9. Thà rằng kiên trì chịu khổ, chứ đừng dễ dàng vứt bỏ hy vọng
Ước mơ, hy vọng là ngọn hải đăng chỉ đường. Kiên trì lại là một loại năng lực của con người. Khi đã có một ước mơ, hy vọng đúng đắn tốt đẹp, chỉ có kiên trì thực hiện thì mới thành công.
Muốn sống một cuộc đời như thế nào là tùy thuộc ở bản thân của mỗi người chúng ta. Nhưng sống trên đời sao cho không lãng phí, cần phải suy nghĩ và lựa chọn đúng đắn. Chỉ có xác định được điều gì là quan trọng nhất thì cuộc đời của chúng ta mới trôi qua một cách ý nghĩa.
Trong cuộc đời, làm người đừng quá gian trá bởi ai cũng không phải là người ngốc! Người xưa giảng: “Chịu thiệt là phúc!”, cho nên, đứng trước lợi ích được và mất, người xưa luôn cân nhắc lựa chọn theo đạo đức, bởi vì họ tin rằng mọi phúc báo đều là do đức sinh ra.
Theo Trithucvn.net