Giá trị của Vô thường
Ngày đăng: 10:17:24 05-12-2018 . Xem: 941
Điều này thì chắc rằng ai cũng vấp phải nhưng có người tỉnh thức trong giây lát, và cũng có người chưa tỉnh trong thời gian dài.
Có một vị sư nói: "một phút không tu một phút chết, một giây thất niệm một giây vong". Thật vậy, nếu chúng ta thất niệm trong giây lát thì chính ngay lúc đó chúng ta đang chết dần chết mòn trong phiền não nhiễm ô. Sự hiện diện của sanh tử luôn tồn tại trong thất niệm.
Ngược lại, khi thất niệm xuất hiện thì sanh tử hiện diện. Ngay tại thời điểm này, chúng ta chịu sự tác động rất lớn của Vô thường sanh diệt.
Ba yếu tố: Khổ, Vô thường và Vô ngã chính là chân lý của tồn tại của kiếp nhân sinh. Cũng là ba dấu ấn để khẳng định giáo lý Phật đà.
Nếu cho rằng cuộc sống nơi cõi Ta bà này là Thường (luôn tồn tại), là Lạc (vui thú), là Ngã (tồn tại một chủ thể), và Tịnh ( là trong sạch, yên ổn) thì chính khi đó ta đã xa rời giáo lý của Đức Phật là lầm lạc vào giáo lý tà kiến ngoại đạo. Trong đó Vô thường là nguyên lý của vũ trụ, biểu thị ý của thời gian vô tận, không gian vô cùng. Nói rõ hơn Vô thường chính là thành, trụ, hoại, không, hay sanh, lão, bệnh, tử....
Nhờ có vô thường mà chúng sanh mới thấy thế gian này là Khổ não mà phát tâm tu tập trở thành bậc Thánh, Bồ tát mới thành Phật.
Kinh Bát Đại Nhân Giác, trong điều giác ngộ thứ nhất "... Thế gian Vô thường, quốc độ nguy thuý, tứ đại khổ không....". Vô thường bao gồm: Quốc độ vô thường, hoàn cảnh vô thường, thân vô thường , tâm vô thường.v.v...
Vô thường là một nguyên lý của tự nhiên luôn tồn tại trong Sắc pháp ( sự vật có hình sắc) nhưng trong tâm pháp thì nó tồn tại và chi phối trong giai đoạn phàm phu. Khi chứng đạt Thánh Thanh văn (Alahan) trở lên thì nó có thể được xem là không tồn tại. Đây cũng chính là lý do chúng ta gọi các Ngài là "sống chết tự tại".
Trong cuộc sống này, đối với hạng tục tử phàm phu thì vô thường được xem là ác quỷ. Nó làm tàn phai sắc đẹp, huỷ hoại tuổi thanh xuân. Mỗi khi có điều gì không vừa ý ta hay đổ lỗi cho Vô thường; là biểu tượng cho sự chết chóc.v.v...
Còn đối với người giác ngộ thì Vô thường là Thiện hữu tri thức, là phương tiện để đến cứu cánh quả vị toàn giác. Nhờ có vô thường mà chúng sanh mới thấy thế gian này là Khổ não mà phát tâm tu tập trở thành bậc Thánh, Bồ tát mới thành Phật.
Giá trị của vô thường không những nằm ở cái thấy đổi dời của sự kiện vật lý. Mà còn chính là thấy được sự đổi dời nơi tâm thức, sự thất niệm tương tục nơi tâm. Thức tỉnh quay về chánh niệm tỉnh giác, giữ tâm rỗng lặng một cách tương tục, như dòng sông im điềm chảy.
Lâu ngày dài tháng thì nó trở thành một sức mạnh được gọi dưới cái tên là Định lực. Cổ đức nói: "Giữ tâm như mèo rình chuột lâu ngày thành một khối, ôm khối ấy vào tận núi sâu rừng thẫm khi nào ngộ mới thôi...".
Cho thấy rằng, sự tu tập cũng chẳng có gì là cao siêu kỳ quặc, mà chỉ là sự tỉnh thức kiên trì; giữ tâm không bị chi phối bởi vô thường sanh diệt. Nó là mấu chốt để nhận định giữa Thánh nhân và phàm phu. Còn tâm sinh diệt là còn phàm phu; hết sanh diệt là Thánh nhân.
Vô thường vẫn là nguyên lý tự nhiên. Thấy được nó mà nỗ lực tu tập thì mới gọi là người trí; thấy nó mà không tu tập là cái nhìn của kẻ sanh manh. Hành giả tu tập nên nhận thấy rõ nguyên lý căn bản này. Kẻ trí người ngu chỉ cách nhau có một niệm mà thôi...
Có một vị sư nói: "một phút không tu một phút chết, một giây thất niệm một giây vong". Thật vậy, nếu chúng ta thất niệm trong giây lát thì chính ngay lúc đó chúng ta đang chết dần chết mòn trong phiền não nhiễm ô. Sự hiện diện của sanh tử luôn tồn tại trong thất niệm.
Ngược lại, khi thất niệm xuất hiện thì sanh tử hiện diện. Ngay tại thời điểm này, chúng ta chịu sự tác động rất lớn của Vô thường sanh diệt.
Ba yếu tố: Khổ, Vô thường và Vô ngã chính là chân lý của tồn tại của kiếp nhân sinh. Cũng là ba dấu ấn để khẳng định giáo lý Phật đà.
Nếu cho rằng cuộc sống nơi cõi Ta bà này là Thường (luôn tồn tại), là Lạc (vui thú), là Ngã (tồn tại một chủ thể), và Tịnh ( là trong sạch, yên ổn) thì chính khi đó ta đã xa rời giáo lý của Đức Phật là lầm lạc vào giáo lý tà kiến ngoại đạo. Trong đó Vô thường là nguyên lý của vũ trụ, biểu thị ý của thời gian vô tận, không gian vô cùng. Nói rõ hơn Vô thường chính là thành, trụ, hoại, không, hay sanh, lão, bệnh, tử....
Nhờ có vô thường mà chúng sanh mới thấy thế gian này là Khổ não mà phát tâm tu tập trở thành bậc Thánh, Bồ tát mới thành Phật.
Kinh Bát Đại Nhân Giác, trong điều giác ngộ thứ nhất "... Thế gian Vô thường, quốc độ nguy thuý, tứ đại khổ không....". Vô thường bao gồm: Quốc độ vô thường, hoàn cảnh vô thường, thân vô thường , tâm vô thường.v.v...
Vô thường là một nguyên lý của tự nhiên luôn tồn tại trong Sắc pháp ( sự vật có hình sắc) nhưng trong tâm pháp thì nó tồn tại và chi phối trong giai đoạn phàm phu. Khi chứng đạt Thánh Thanh văn (Alahan) trở lên thì nó có thể được xem là không tồn tại. Đây cũng chính là lý do chúng ta gọi các Ngài là "sống chết tự tại".
Trong cuộc sống này, đối với hạng tục tử phàm phu thì vô thường được xem là ác quỷ. Nó làm tàn phai sắc đẹp, huỷ hoại tuổi thanh xuân. Mỗi khi có điều gì không vừa ý ta hay đổ lỗi cho Vô thường; là biểu tượng cho sự chết chóc.v.v...
Còn đối với người giác ngộ thì Vô thường là Thiện hữu tri thức, là phương tiện để đến cứu cánh quả vị toàn giác. Nhờ có vô thường mà chúng sanh mới thấy thế gian này là Khổ não mà phát tâm tu tập trở thành bậc Thánh, Bồ tát mới thành Phật.
Giá trị của vô thường không những nằm ở cái thấy đổi dời của sự kiện vật lý. Mà còn chính là thấy được sự đổi dời nơi tâm thức, sự thất niệm tương tục nơi tâm. Thức tỉnh quay về chánh niệm tỉnh giác, giữ tâm rỗng lặng một cách tương tục, như dòng sông im điềm chảy.
Lâu ngày dài tháng thì nó trở thành một sức mạnh được gọi dưới cái tên là Định lực. Cổ đức nói: "Giữ tâm như mèo rình chuột lâu ngày thành một khối, ôm khối ấy vào tận núi sâu rừng thẫm khi nào ngộ mới thôi...".
Cho thấy rằng, sự tu tập cũng chẳng có gì là cao siêu kỳ quặc, mà chỉ là sự tỉnh thức kiên trì; giữ tâm không bị chi phối bởi vô thường sanh diệt. Nó là mấu chốt để nhận định giữa Thánh nhân và phàm phu. Còn tâm sinh diệt là còn phàm phu; hết sanh diệt là Thánh nhân.
Vô thường vẫn là nguyên lý tự nhiên. Thấy được nó mà nỗ lực tu tập thì mới gọi là người trí; thấy nó mà không tu tập là cái nhìn của kẻ sanh manh. Hành giả tu tập nên nhận thấy rõ nguyên lý căn bản này. Kẻ trí người ngu chỉ cách nhau có một niệm mà thôi...
Theo Hân Diệu
Các Tin Khác