Không phải của mình thì nên buông
Ngày đăng: 11:47:35 02-10-2018 . Xem: 845
“Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
- Những gì không phải là của các ông, cần phải xả bỏ hết; khi đã xả bỏ hết pháp đó rồi, thì được an vui lâu dài. Này các Tỳ-kheo, ý các ông thế nào? Ở trong rừng Kỳ-đà này, các thứ cỏ cây, cành lá, nếu có người mang đi, thì các ông có nghĩ rằng: Những vật này là tôi, là của tôi, người kia sao lại đem đi?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Vì những vật này chẳng phải ta, chẳng phải của ta.
- Tỳ-kheo, các ông cũng lại như vậy, đối với vật không phải của mình, phải xả bỏ hết; khi đã xả bỏ những pháp này rồi, thì được an vui lâu dài. Những gì không phải sở hữu của các ông? Mắt, không phải của các ông, nên xả bỏ; khi đã xả bỏ rồi, thì được an vui lâu dài. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.
- Thế nào, Tỳ-kheo, mắt là thường hay là vô thường?
Tỳ-kheo đáp:
- Bạch Thế Tôn, là vô thường.
Phật lại hỏi:
- Nếu là vô thường thì khổ phải không?
- Bạch Thế Tôn, là khổ.
Phật lại nói:
- Nếu vô thường là khổ, là pháp biến dịch, vậy đa văn Thánh đệ tử đối với sáu nhập xứ này, nên quán sát chẳng phải ta, chẳng phải của ta. Khi quán sát rồi, đối với các pháp thế gian không chấp thủ. Vì không chấp thủ nên không đắm trước, do không đắm trước nên tự mình giác ngộ Niết bàn: “Ta, sự sinh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sinh đời sau nữa”.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”. (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 274)
Thế Tôn dẫn chuyện rất tài tình, chiếc lá rừng vốn không phải của mình thì dính mắc làm chi. Điều này hiển nhiên ai cũng thấy. Nhưng sâu kín hơn, có nhiều vật khác cũng không phải của mình mà tự mình không hề biết, cứ nghĩ là của mình. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (lục căn, sáu giác quan) là mình chăng? Chúng tạm là mình thôi, thực chất chẳng phải của mình, vì chúng vô thường biến hoại, mình không làm chủ được.
Đó là bên trong (căn), còn bên ngoài (cảnh) cũng vô thường biến hoại không khác. Căn và cảnh đã vô thường, biến hoại; đã không phải là mình thì hà cớ gì phải dính mắc, bo bo nắm giữ. Nên căn cảnh gặp nhau mà sinh tâm đắm trước, dính mắc vào thì khổ đau, trói buộc. Không đắm trước và chấp thủ, buông hết thì nhẹ nhàng, thảnh thơi.
Quan trọng là phát huy tuệ giác về vô thường, thấy thân tâm và thế giới này thực sự không có cái gì là mình và của mình. Thấy được vậy thì mới có thể buông, không nắm, không giữ, không dính mắc. Nói cách khác, có xúc mà không thọ, ái, thủ, hữu thì chấm dứt sinh tử. Thế nên, thâu vào và nắm giữ là thuận dòng sinh tử, khổ đau. Ngược lại, thấy rõ vô thường nên buông bỏ hết là giải thoát Niết bàn.
- Những gì không phải là của các ông, cần phải xả bỏ hết; khi đã xả bỏ hết pháp đó rồi, thì được an vui lâu dài. Này các Tỳ-kheo, ý các ông thế nào? Ở trong rừng Kỳ-đà này, các thứ cỏ cây, cành lá, nếu có người mang đi, thì các ông có nghĩ rằng: Những vật này là tôi, là của tôi, người kia sao lại đem đi?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Vì những vật này chẳng phải ta, chẳng phải của ta.
- Tỳ-kheo, các ông cũng lại như vậy, đối với vật không phải của mình, phải xả bỏ hết; khi đã xả bỏ những pháp này rồi, thì được an vui lâu dài. Những gì không phải sở hữu của các ông? Mắt, không phải của các ông, nên xả bỏ; khi đã xả bỏ rồi, thì được an vui lâu dài. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.
- Thế nào, Tỳ-kheo, mắt là thường hay là vô thường?
Tỳ-kheo đáp:
- Bạch Thế Tôn, là vô thường.
Phật lại hỏi:
- Nếu là vô thường thì khổ phải không?
- Bạch Thế Tôn, là khổ.
Phật lại nói:
- Nếu vô thường là khổ, là pháp biến dịch, vậy đa văn Thánh đệ tử đối với sáu nhập xứ này, nên quán sát chẳng phải ta, chẳng phải của ta. Khi quán sát rồi, đối với các pháp thế gian không chấp thủ. Vì không chấp thủ nên không đắm trước, do không đắm trước nên tự mình giác ngộ Niết bàn: “Ta, sự sinh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sinh đời sau nữa”.
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”. (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 274)
Thế Tôn dẫn chuyện rất tài tình, chiếc lá rừng vốn không phải của mình thì dính mắc làm chi. Điều này hiển nhiên ai cũng thấy. Nhưng sâu kín hơn, có nhiều vật khác cũng không phải của mình mà tự mình không hề biết, cứ nghĩ là của mình. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (lục căn, sáu giác quan) là mình chăng? Chúng tạm là mình thôi, thực chất chẳng phải của mình, vì chúng vô thường biến hoại, mình không làm chủ được.
Đó là bên trong (căn), còn bên ngoài (cảnh) cũng vô thường biến hoại không khác. Căn và cảnh đã vô thường, biến hoại; đã không phải là mình thì hà cớ gì phải dính mắc, bo bo nắm giữ. Nên căn cảnh gặp nhau mà sinh tâm đắm trước, dính mắc vào thì khổ đau, trói buộc. Không đắm trước và chấp thủ, buông hết thì nhẹ nhàng, thảnh thơi.
Quan trọng là phát huy tuệ giác về vô thường, thấy thân tâm và thế giới này thực sự không có cái gì là mình và của mình. Thấy được vậy thì mới có thể buông, không nắm, không giữ, không dính mắc. Nói cách khác, có xúc mà không thọ, ái, thủ, hữu thì chấm dứt sinh tử. Thế nên, thâu vào và nắm giữ là thuận dòng sinh tử, khổ đau. Ngược lại, thấy rõ vô thường nên buông bỏ hết là giải thoát Niết bàn.
Theo Quảng Tánh
Các Tin Khác