Đức hạnh của sự điềm đạm
Lời Phật Dạy: Sự điềm đạm là đức hạnh mà có được chỉ khi ta nhận thức được lẽ vô ...
-
Ý nghĩa của việc làm công đức
Lời Phật Dạy: Những việc làm lương thiện, không gây trái luân thường đạo lý, không gây tội lỗi, không làm phương hại cho người khác, không gây đau buồn khổ sở cho cha mẹ, anh em, bà con, láng giềng, đồng hương, đồng bào, người đáng kính, người lạ, không giết chóc sinh vật, không tàn phá cây rừng, môi sinh, là những việc làm đạo đức, mang tính đạo đức và tu dưỡng đạo đức. Chấp nhận và sống giữ theo những Giới hạnh đạo đức, hợp tình, hợp lý, hợp lẽ nhân sinh mà Đức Phật đã đề ra để tu dưỡng đạo đ
-
Không ai trong chúng ta biết khi nào mình chết
Lời Phật Dạy: Mỗi ngày chúng ta biết tin về cái chết trên báo báo chí, hay cái chết của một người bạn của người nào đó mà ta biết mang máng, hay là của một người thân. Đôi khi chúng ta cảm thấy mất mát, đôi lúc chúng ta hầu như vui sướng nhưng một cách nào đó, chúng ta vẫn còn bám chặt vào ý tưởng rằng, điều đó sẽ không xảy ra cho ta ...
-
Con người ngày nay sống mà như đã chết tự bao giờ
Lời Phật Dạy: Cuộc sống của mỗi người bình an và hạnh phúc thật hay không, lệ thuộc rất nhiều ở thang giá trị mà mỗi người chọn lựa và sống trong cuộc sống của mình. chỉ cần nhìn và nghe điều người đó quan tâm thì biết ngay thang giá trị của họ là gì, có thể đoán biết ngay tương lai của con người này có rơi vào bấn loạn và bế tắc hay không. Câu trả lời cho sự bấn loạn và bế tắc của từng người và giải pháp luôn luôn hiện hữu cho những ai thành tâm thiện chí tìm kiếm và đón nhận...
-
Hãy nhìn phiền não bằng con mắt khác
Lời Phật dạy: Tất cả chúng ta đều có thể bị quấy rầy bởi những chúng sanh quanh ta. Khi tâm còn có thói quen chỉ nhìn thấy khía cạnh phiền não của mọi vấn đề, ta càng thấy hình như những hoàn cảnh không thuận lợi thường xảy đến cho ta. Ta gặp những người chống đối ta nhiều hơn. Nếu chỉ những việc nhỏ nhặt, không quan trọng cũng có thể khiến tâm đau khổ, ta sẽ trở nên một người dễ cáu gắt. Nguyên nhân chính của vấn đề là tâm cùng cực ích kỷ của ta...
-
Thinh lặng ý nghĩa hay vô nghĩa
Lời Phật dạy: Ngày nay người ta sợ thinh lặng, người ta chạy trốn thinh lặng bằng đủ mọi cách khác nhau vì nghĩ rằng thinh lặng là trống rỗng và vô nghĩa, là phí phạm thời giờ một cách vô ích. Bởi vì chúng ta đã quá quen sống trong vòng quay liên tục, náo nhiệt của việc làm, của âm nhạc, của phim ảnh và mọi thứ âm thanh...
-
Chẳng sợ dung nhan phôi pha, chỉ e tâm hồn lão hóa
Lời Phật dạy: Mắt nhìn sẽ thấy là khuôn mặt, nhưng cách một lớp da mới là trái tim. Khuôn mặt có thểnhìn rõ, nhưng trái tim, thì chẳng thể tỏ tường. Người với người biết mặt mà chẳng thể biết lòng, chỉ có thể dùng trái tim yêu thương để cảm hoá sự khác biệt và băng giá. Đối với rất nhiều người, tấm chân tình còn rẻ rúng hơn tiền bạc, nhân nghĩa rẻ mạt hơn lợi danh. Bởi lẽ họ chẳng biết rằng tương lai chờ đợi mình là bao cay đắng.
-
Tâm sân hận tạo nên bi kịch cuộc đời
Lời Phật dạy: Đạo Phật, luôn mang đến hạnh phúc cho đời sống thực tại bằng chính sự thực hành thông qua từng lời dạy. Lời Phật dạy là vô cùng vô tận, trong khi sự hiểu của chúng ta tuy nhiều, nhưng ứng dụng thì còn giới hạn. học Phật để làm người tốt hơn, đó là vấn đề cốt lõi...
-
Học Phật để làm người tốt hơn
Lời Phật dạy: Đạo Phật, luôn mang đến hạnh phúc cho đời sống thực tại bằng chính sự thực hành thông qua từng lời dạy. Lời Phật dạy là vô cùng vô tận, trong khi sự hiểu của chúng ta tuy nhiều, nhưng ứng dụng thì còn giới hạn. học Phật để làm người tốt hơn, đó là vấn đề cốt lõi...
-
Dưới bóng thời gian ta chỉ là khách qua đường, hãy trân quý nhau khi còn có thể
Lời Phật dạy: Nhân sinh tại thế, chúng ta đều là những vị khách của thời gian, có duyên gặp mặt thì hãy trân quý mỗi người trong đời, bởi thời gian qua rồi, khoảnh khắc mãi mãi chỉ là quá khứ. vui cũng vậy mà buồn cũng thế, chớp mắt, quay đầu mọi thứ chỉ còn lại bóng thời gian, hà tất phải bon chen cưỡng cầu cho bi lụy khổ đau...
-
Đức Phật dạy về 3 loại hạnh phúc
Lời Phật dạy: Cuộc sống hạnh phúc là ước mơ của mọi người. Tuy nhiên, ý thức hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống cá nhân. Đức phật đã miêu tả một số loại hạnh phúc, xếp chúng theo thứ tự từ cái tầm thường nhất cho đến cái cao thượng nhất...
-
Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống
Lời Phật dạy nhẫn nhịn nằm ở một khía cạnh khác hẳn. Nhẫn theo quan niệm của đạo Phật chính là nhận lãnh sự khinh khi, nhục mạ, não hại với một tâm thế bình thản, không giận tức. Nhẫn nhịn là dứt sự tranh cãi vô lý, là dùng chánh niệm để thắng tà niệm, là dùng tình thương để cảm hóa sự sân hận, là dùng trí huệ để mọi việc ôn hòa...
-
Tuổi thọ của chúng sinh kéo dài bao lâu?
Lời Phật dạy: Thế gian thường bảo đời người trăm tuổi, nhưng thử hỏi mấy người sống đến trăm năm? Có lẽ vì đa phần thế gian cho rằng đời người dài lâu, một trăm năm hoặc chí ít cũng mấy mươi năm, cho nên tạo dựng cơ đồ, tích chứa của cải bạc tiền để hưởng thụ trong hiện tại và tương lai. Nhưng Đức Phật nói đời người chỉ trong hơi thở, ai hiểu được điều này là người đó thấy đạo, đạo ở đây là chân lý, là sự thật về đời người...
-
Mười việc đơn giản nhưng phúc báu cao dầy, tích đức cho cả đời sau
Lời Phật dạy: Không cần cuộc sống hoàn hảo với tiền bạc và lối sống đáng mơ ước bạn mới bắt đầu tích đức, có những cách tích đức đơn giản và không hề tốn một xu nào cả, một khi đã hiểu tích đức hơn tích tiền, chắc chắn bạn sẽ khá nóng lòng muốn biết những cách tích đức đơn giản phù hợp với khả năng của mình...
-
Vì sao chúng ta phải lựa chọn làm người tốt
Lời Phật dạy: Làm người lương thiện thật khó hơn người sống thông minh. Làm việc tốt đôi khi không cần ai biết mà là giúp nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta thảnh thơi và an lạc. Sống là một nghệ thuật, mà nghệ thuật đó phải bắt nguồn từ trái tim...
-
Lời Phật dạy sâu sắc về sự khiêm tốn
Lời Phật dạy: Cuộc đời đức Phật là một bài học không ngừng vè hạnh tụ im lặng và sự khiêm tốn... Đức phật dạy chúng ta nên im lặng, vì im lặng sẽ phát sinh trí tuệ...
-
Giữa đời vô thường, ta đang là ai?
Lời Phật dạy: Hàng ngày đối mặt với Cơm – Áo – Gạo – Tiền, mang đủ mọi lo toan chất lên vai, trăm vạn thứ muốn dù đạt được cũng chưa bao giờ thấy thỏa lòng, chân ta chạy ngược chạy xuôi, tay ta khua khoắng hết việc nọ sang việc kia, tâm trí ta cũng ngang dọc theo đó không biết mệt mỏi, cuối cùng thì… để làm gì? Để phục vụ cái thân vô thường này ư? Bon chen thật nhiều, gây bao nhiêu nghiệp cũng chỉ vì cái thân giả tạm này sao? Vậy có bao giờ ta tự hỏi, giữa đời vô thường này, ta đang là ai?
-
Oán hận là thường tình, khoan dung là trí tuệ
Lời Phật dạy: Oán hận là cảm xúc thường tình, còn khoan dung là biểu hiện của trí huệ. Để có thể khoan dung với người khác thì phải học quên và… nhớ. Thật khó khoan dung khi người ta không tin vào Luật Nhân Quả. Trong đó dạy rằng, những đau khổ, bất hạnh ở kiếp này đều là quả báo đến từ tiền kiếp. Rằng những người gây đau khổ cho ta hiện nay chính là nạn nhân của ta ở đời trước.
-
Lắng nghe với tâm từ bi
Lời Phật dạy: Thực tập hạnh phúc, lắng nghe với tâm từ bi là một phép thực tập rất sâu sắc. Ta lắng nghe mà không phán xét, không trách móc. Ta lắng nghe chỉ vì ta muốn giúp người kia vơi bớt khổ đau. Người kia có thể là cha, là mẹ, là con trai, con gái, là vợ hay chồng của ta. Thực tập lắng nghe sâu sắc chắc chắn có thể giúp người khác chuyển hóa sân hận và khổ đau của họ..
-
Lời Phật dạy về đạo làm người để tránh tạo nghiệp
Lời Phật dạy: Đạo lý nhà Phật không chỉ giúp con người tìm được chân lý cuộc sống mà còn khiến tâm hồn chúng ta trở nên thanh tịnh hơn. Lời Phật dạy làm người là những điều sâu sắc, khuyên răn con người tránh xa những điều không đúng để trở thành người tốt, ai ai cũng cần phải học.
-
Lời khuyên về cách điều phục cảm xúc
Lời Phật dạy: Nhiều người trong chúng ta rất khổ sở vì không biết cách điều phục cảm xúc mạnh. Khi thấy một cảm thọ bất an xuất hiện, ta tự nhủ: “Thở vào, tôi có mặt cho cảm thọ của tôi. Thở ra, tôi an tịnh cảm thọ của tôi.” Làm như vậy ta sẽ thấy tâm mình lắng dịu. Điều này rất quan trọng bởi vì hơi thở chánh niệm có thể làm lắng dịu những cảm thọ bất an dù đó là tuyệt vọng, sợ hãi, hay giận hờn.