Hàn Quốc: Kỷ niệm 572 năm ngày vị vua Phật tử sáng tạo ra chữ Hàn
Ngày đăng: 05:27:51 12-10-2018 . Xem: 1422
Tham dự sự kiện có 1.200 người, nhiều quan chức Chính phủ như Thủ tướng Lee Nak-yon, Bộ trưởng Hành chính và an toàn Kim Boo-kyum, những người được trao bằng khen thưởng vì những đóng góp trong việc phát triển chữ Hàn Hangeul, đại diện các tổ chức liên quan tới Hangeul và vua Sejong, cùng nhiều người dân và học sinh.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Lee Nak-yon nhấn mạnh chữ Hàn Hangeul (Quốc ngữ) là tài sản đáng tự hào không chỉ của Hàn Quốc mà còn của cả nhân loại và cần được gìn giữ, bởi không có nhiều dân tộc tự sáng tạo ra tiếng nói và chữ viết như dân tộc Hàn.
Thủ tướng cho biết sau 70 năm chia cắt, ý nghĩa và cách sử dụng tiếng Hàn của hai miền Nam - Bắc đã có nhiều sự khác biệt. Chính phủ sẽ tiếp tục xúc tiến dự án biên soạn chung cuốn "Đại từ điển tiếng Hàn" với phía Bắc Triều Tiên. Đây là dự án được hai nước xúc tiến từ năm 2005.
Tại lễ kỷ niệm, Chính phủ đã khen thưởng 8 cá nhân và 1 tổ chức có đóng góp lớn vào việc phát triển chữ Hàn và tiếng Hàn.
Lễ kỷ niệm năm nay còn được kết nối với sự kiện "Lễ hội văn hóa Hangeul 2018" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, với nhiều chương trình trải nghiệm, triển lãm, sự kiện văn hóa nghệ thuật đa dạng, nhằm chia sẻ rộng rãi về giá trị của chữ Hàn Hangeul.
Chữ Hàn Hangeul được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1997. Hangeul được đánh giá là chữ viết mang tính logic và khoa học nhất thế giới.
Bộ chữ Hàn ra đời để kỷ niệm cuốn Hunminjeongeum (Huấn dân chính âm, cuốn sách về sự ra đời của chữ cái và cách sử dụng tiếng Hàn) được công bố vào tháng 9 năm 1446 âm lịch. Trong một khoảng thời gian, ngày chữ Hàn Hangeul bị loại khỏi danh sách những ngày nghỉ lễ quốc gia tại Hàn Quốc với lý do có quá nhiều ngày nghỉ lễ sẽ gây trở ngại cho quá trình công nghiệp hóa. Sau đó, Ngày chữ Hàn đã được tái chỉ định là ngày nghỉ lễ vào năm 2013.
Dịp lễ kỷ niệm 572 năm Ngày vị vua phật tử sáng tạo chữ Hàn Hangeul (9/10/1446 - 9/10/2018), thành kính tưởng niệm và ôn lại đôi nét về vị Hoàng đế thời Triều Tiên, Sejong Đại đế.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Lee Nak-yon nhấn mạnh chữ Hàn Hangeul (Quốc ngữ) là tài sản đáng tự hào không chỉ của Hàn Quốc mà còn của cả nhân loại và cần được gìn giữ, bởi không có nhiều dân tộc tự sáng tạo ra tiếng nói và chữ viết như dân tộc Hàn.
Thủ tướng cho biết sau 70 năm chia cắt, ý nghĩa và cách sử dụng tiếng Hàn của hai miền Nam - Bắc đã có nhiều sự khác biệt. Chính phủ sẽ tiếp tục xúc tiến dự án biên soạn chung cuốn "Đại từ điển tiếng Hàn" với phía Bắc Triều Tiên. Đây là dự án được hai nước xúc tiến từ năm 2005.
Tại lễ kỷ niệm, Chính phủ đã khen thưởng 8 cá nhân và 1 tổ chức có đóng góp lớn vào việc phát triển chữ Hàn và tiếng Hàn.
Lễ kỷ niệm năm nay còn được kết nối với sự kiện "Lễ hội văn hóa Hangeul 2018" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, với nhiều chương trình trải nghiệm, triển lãm, sự kiện văn hóa nghệ thuật đa dạng, nhằm chia sẻ rộng rãi về giá trị của chữ Hàn Hangeul.
Chữ Hàn Hangeul được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1997. Hangeul được đánh giá là chữ viết mang tính logic và khoa học nhất thế giới.
Bộ chữ Hàn ra đời để kỷ niệm cuốn Hunminjeongeum (Huấn dân chính âm, cuốn sách về sự ra đời của chữ cái và cách sử dụng tiếng Hàn) được công bố vào tháng 9 năm 1446 âm lịch. Trong một khoảng thời gian, ngày chữ Hàn Hangeul bị loại khỏi danh sách những ngày nghỉ lễ quốc gia tại Hàn Quốc với lý do có quá nhiều ngày nghỉ lễ sẽ gây trở ngại cho quá trình công nghiệp hóa. Sau đó, Ngày chữ Hàn đã được tái chỉ định là ngày nghỉ lễ vào năm 2013.
Dịp lễ kỷ niệm 572 năm Ngày vị vua phật tử sáng tạo chữ Hàn Hangeul (9/10/1446 - 9/10/2018), thành kính tưởng niệm và ôn lại đôi nét về vị Hoàng đế thời Triều Tiên, Sejong Đại đế.
Vua Sejong là một vị phật tử thuần thành, lúc còn tại vị, ông chẳng những hết lòng vì dân vì nước, mà còn cực lực lo việc truyền bá chính pháp Phật đà. Vua Sejong (Thế Tông) tên thật là Ido, sinh ngày 10 tháng 4 năm Đinh Sửu (5/7/1397). Lên ngôi vua vào ngày 10 tháng 8 năm (9/9/1418), đời thứ 4 của vương triều Joseon (Triều Tiên) trên bán đảo Hàn Quốc.
Trong suốt triều đại vua Sejong (Thế Tông; 1418-1450), đất nước Hàn Quốc phát triển văn hóa nghệ thuật đến đỉnh cao. Đức vua là người sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn – Hangeul. Vua Sejong còn quan tâm đến thiên văn học và đã để lại cho hậu thế những báu vật như đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát, địa cầu và bản đồ thiên văn...
Triều đại Joseon với hệ thống chính trị cân bằng. Triều đình mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài làm quan giúp nước. Các cuộc thi được xem là cơ sở cho sự thống nhất của xã hội và đây là hoạt động mang tính trí thức nhất trong suốt thời kỳ này.
Năm Quý Hợi (1443), vì ý thức độc lập chủ quyền bền vững, vua Sejong (Thế Tông) đã quyết định sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn – Hangeul, mặc dù lúc đó các phe phái trong triều đình phản đối kịch liệt. Hệ thống chữ viết này hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 1443 và ấn bản năm 1446.
Trong tác phẩm này, vua Sejong (Thế Tông) đã giải thích rõ lý do vì sao đã sử dụng chữ Hán của người Trung Quốc mà cần phải phát minh ra chữ viết riêng của dân tộc (chữ Quốc ngữ).
Tác phẩm này có đoạn: “Tiếng nói của nước ta khác với tiếng nói của Trung Quốc nên chữ viết không giống nhau. Vì thế mà bàn dân thiên hạ nói được nhưng lại không hiểu hết được con chữ. Lòng ta cảm thấy đau xót lắm! Ta làm ra 28 con chữ cho tất thảy mọi người dễ làm quen, dễ sử dụng trong đời sống hằng ngày”.
Vua Sejong (Thế Tông) đã thể hiện quan điểm lập trường của mình trong việc sáng tạo ra chữ viết Hangeul. Chữ viết đơn giản và dễ học hơn chữ Hán của Trung Quốc, bách tính trăm họ trong xã hội đều có thể học đọc, học viết một cách dễ dàng. Vì ý thức độc lập tự cường và yêu tổ quốc, thương dân tộc cho nên mãi đến nay dân Hàn Quốc vẫn tôn phong vị vua là “Sejong đại đế” và ca ngợi là “vị minh quân thánh triết vĩ đại nhất”.
Chữ viết Hangeul của Hàn Quốc là một trong số rất ít thứ chữ viết trên thế giới mà người ta có thể nêu rõ tên người sáng lập, thời gian và nguyên nhân ra đời. Chính vì nội này được lưu ký mà tác phẩm: “Hunminjeongeum Haerye” (Huấn dân chính âm giải lệ), đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Hangeul là một loại chữ viết vô cùng dễ học. Chỉ với năm phụ âm “ㄱ(g), ㄴ(n), ㅁ(m), ㅅ(s), ㅇ(ng)” và ba nguyên âm “ㆍ, ㅡ, ㅣ” chữ cái Hangeul đã thể hiện được tất cả mọi phát âm.
Nếu ở trình độ đại học thì chỉ trong vòng một tiếng là người dân của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có thể viết được tên mình bằng chữ cái Hangeul.
Sau khi sáng tạo ra chữ viết Hangeul, vua Sejong (Thế Tông) đã sử dụng Hangeul (한글) để sáng tác hàng loạt các tác phẩm văn học để đời, trong đó có tác phẩm ca ngợi thời kỳ lập quốc của triều đại Joseon mang tên “Yongbieocheonga” (Long Phi Ngự Thiên Ca), hay tác phẩm ghi lại những những lời giáo huấn của đức Phật có tên là “Weolincheongangjigok” (Nguyệt Ấn Thiên Giang Chi Khúc).
Tác phẩm “Long Phi Ngự Thiên Ca” đã được chuyển thể thành ca từ cho nhạc phẩm “Yeominrak” (Dữ Dân Lạc), nghĩa là “Vui cùng với muôn dân”. Nhạc phẩm có nhịp điệu chậm, diễn tả cuộc sống của một đất nước bình yên, đất nước mà vua Sejong (Thế Tông) hằng mong ước, phát nguyện dựng xây.
Như trong nhạc phẩm “Yeominrak” (Dữ Dân Lạc), vua quan tâm đặc biệt đến âm nhạc. Vào thời điểm đó, âm nhạc thường gắn liền với tư tưởng chính trị. Vì thế vua Sejong (Thế Tông) muốn tạo nên sự độc đáo trong âm nhạc, từ đó sáng tạo ra tiêu chí của âm thanh, nhạc khí và nhịp điệu phù hợp.
Nhạc phẩm Jongmyojeryeak (Nhạc tế lễ Tông Miếu) do đích thân vua Sejong (Thế Tông) cầm que vẽ lên nền đất sáng tạo. Nhạc phẩm này hiện vẫn được cử hành vào ngày Chủ Nhật tuần đầu tiên trong tháng 5 hàng năm vào dịp lễ giỗ tổ ở Tông Miếu. “Nhạc tế lễ Tông Miếu” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trên thực tế, đức vua Sejong (Thế Tông) là người có nhiều nhân duyên với tổ chức UNESCO. Năm Kỷ Tỵ (1989), tổ chức này đã lập ra “Giải xóa nạn mù chữ vua Sejong UNESCO” để vinh danh những người có công trong sự nghiệp xóa nạn mù chữ cho nhân loại. Điều này cho thấy, trên thế giới vẫn còn không ít người phải chịu bất hạnh vì mù chữ.
Lễ kỷ niệm 572 năm Ngày vị vua phật tử sáng tạo ra chữ Hàn Hangeul (9/10/1446 - 9/10/2018) là thời điểm người dân Hàn Quốc cùng hướng lòng biết ơn tới công đức của một vị vua phật tử thuần thành, vị minh quân thánh triết Sejong hoàng đế (Thế Tông).
Trong suốt triều đại vua Sejong (Thế Tông; 1418-1450), đất nước Hàn Quốc phát triển văn hóa nghệ thuật đến đỉnh cao. Đức vua là người sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn – Hangeul. Vua Sejong còn quan tâm đến thiên văn học và đã để lại cho hậu thế những báu vật như đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát, địa cầu và bản đồ thiên văn...
Triều đại Joseon với hệ thống chính trị cân bằng. Triều đình mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài làm quan giúp nước. Các cuộc thi được xem là cơ sở cho sự thống nhất của xã hội và đây là hoạt động mang tính trí thức nhất trong suốt thời kỳ này.
Năm Quý Hợi (1443), vì ý thức độc lập chủ quyền bền vững, vua Sejong (Thế Tông) đã quyết định sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn – Hangeul, mặc dù lúc đó các phe phái trong triều đình phản đối kịch liệt. Hệ thống chữ viết này hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 1443 và ấn bản năm 1446.
Trong tác phẩm này, vua Sejong (Thế Tông) đã giải thích rõ lý do vì sao đã sử dụng chữ Hán của người Trung Quốc mà cần phải phát minh ra chữ viết riêng của dân tộc (chữ Quốc ngữ).
Tác phẩm này có đoạn: “Tiếng nói của nước ta khác với tiếng nói của Trung Quốc nên chữ viết không giống nhau. Vì thế mà bàn dân thiên hạ nói được nhưng lại không hiểu hết được con chữ. Lòng ta cảm thấy đau xót lắm! Ta làm ra 28 con chữ cho tất thảy mọi người dễ làm quen, dễ sử dụng trong đời sống hằng ngày”.
Vua Sejong (Thế Tông) đã thể hiện quan điểm lập trường của mình trong việc sáng tạo ra chữ viết Hangeul. Chữ viết đơn giản và dễ học hơn chữ Hán của Trung Quốc, bách tính trăm họ trong xã hội đều có thể học đọc, học viết một cách dễ dàng. Vì ý thức độc lập tự cường và yêu tổ quốc, thương dân tộc cho nên mãi đến nay dân Hàn Quốc vẫn tôn phong vị vua là “Sejong đại đế” và ca ngợi là “vị minh quân thánh triết vĩ đại nhất”.
Chữ viết Hangeul của Hàn Quốc là một trong số rất ít thứ chữ viết trên thế giới mà người ta có thể nêu rõ tên người sáng lập, thời gian và nguyên nhân ra đời. Chính vì nội này được lưu ký mà tác phẩm: “Hunminjeongeum Haerye” (Huấn dân chính âm giải lệ), đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Hangeul là một loại chữ viết vô cùng dễ học. Chỉ với năm phụ âm “ㄱ(g), ㄴ(n), ㅁ(m), ㅅ(s), ㅇ(ng)” và ba nguyên âm “ㆍ, ㅡ, ㅣ” chữ cái Hangeul đã thể hiện được tất cả mọi phát âm.
Nếu ở trình độ đại học thì chỉ trong vòng một tiếng là người dân của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có thể viết được tên mình bằng chữ cái Hangeul.
Sau khi sáng tạo ra chữ viết Hangeul, vua Sejong (Thế Tông) đã sử dụng Hangeul (한글) để sáng tác hàng loạt các tác phẩm văn học để đời, trong đó có tác phẩm ca ngợi thời kỳ lập quốc của triều đại Joseon mang tên “Yongbieocheonga” (Long Phi Ngự Thiên Ca), hay tác phẩm ghi lại những những lời giáo huấn của đức Phật có tên là “Weolincheongangjigok” (Nguyệt Ấn Thiên Giang Chi Khúc).
Tác phẩm “Long Phi Ngự Thiên Ca” đã được chuyển thể thành ca từ cho nhạc phẩm “Yeominrak” (Dữ Dân Lạc), nghĩa là “Vui cùng với muôn dân”. Nhạc phẩm có nhịp điệu chậm, diễn tả cuộc sống của một đất nước bình yên, đất nước mà vua Sejong (Thế Tông) hằng mong ước, phát nguyện dựng xây.
Như trong nhạc phẩm “Yeominrak” (Dữ Dân Lạc), vua quan tâm đặc biệt đến âm nhạc. Vào thời điểm đó, âm nhạc thường gắn liền với tư tưởng chính trị. Vì thế vua Sejong (Thế Tông) muốn tạo nên sự độc đáo trong âm nhạc, từ đó sáng tạo ra tiêu chí của âm thanh, nhạc khí và nhịp điệu phù hợp.
Nhạc phẩm Jongmyojeryeak (Nhạc tế lễ Tông Miếu) do đích thân vua Sejong (Thế Tông) cầm que vẽ lên nền đất sáng tạo. Nhạc phẩm này hiện vẫn được cử hành vào ngày Chủ Nhật tuần đầu tiên trong tháng 5 hàng năm vào dịp lễ giỗ tổ ở Tông Miếu. “Nhạc tế lễ Tông Miếu” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trên thực tế, đức vua Sejong (Thế Tông) là người có nhiều nhân duyên với tổ chức UNESCO. Năm Kỷ Tỵ (1989), tổ chức này đã lập ra “Giải xóa nạn mù chữ vua Sejong UNESCO” để vinh danh những người có công trong sự nghiệp xóa nạn mù chữ cho nhân loại. Điều này cho thấy, trên thế giới vẫn còn không ít người phải chịu bất hạnh vì mù chữ.
Lễ kỷ niệm 572 năm Ngày vị vua phật tử sáng tạo ra chữ Hàn Hangeul (9/10/1446 - 9/10/2018) là thời điểm người dân Hàn Quốc cùng hướng lòng biết ơn tới công đức của một vị vua phật tử thuần thành, vị minh quân thánh triết Sejong hoàng đế (Thế Tông).