Nét duyên dáng áo dài Việt Nam
Bất cứ độ tuổi nào, vương vấn đâu đó người phụ nữ cũng muốn thấy mình trở nên dung dị trong bộ áo dài gọi là “vàng son một thuở”. Tuổi học trò, mười hai năm chẳng quá ngắn mà cũng chẳng dài đáng để con người thấy mình trinh nguyên và thơ dại. Và có lẻ rằng chẳng ai quên được thời ngây ngô ấy.
Xứ Phù Tang thì trịnh trọng trong trang phục Kimono, xứ Kim Chi thì nhẹ hơn trong trang phục Hanbok. Việt Nam chúng ta bật lên được giữa vạn rừng hoa bởi áo dài như thể hiện được cung bậc dáng hình mà tạo hóa ban tặng. Nói quá kín đáo cũng không phải, mà phơi bày quá cũng không phải, áo dài đủ để con người ta tỏ bày những gì có thể gọi là riêng của Việt Nam thôi.
Ngần ấy cũng chưa đủ để chúng ta cảm nhận được về tà áo dài Việt Nam, vì không như một thời trang xa xỉ nào khác, mà khi nhìn tà áo dài ở bất cứ đâu trên quả địa cầu này thì dường như con người Việt Nam thấy rằng tiếng nói tự tình quê hương. Dù là ở nước ngoài nhưng vô tình thấy được tà áo dài thì cũng như thấy được ruộng đồng cò bay thẳng cánh, cây đa bến nước con đò năm xưa. . . của Việt Nam. Nhạc sĩ Phạm Duy thốt lên rằng: “ . . Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên phố sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi”. Phải chăng áo dài từ muôn thuở của người Việt như là món quà thiêng liêng ban tặng cho người thiếu nữ cái tuổi đôi mươi để cắp sách đến trường, cho người con gái về nhà chồng, cho thêm trang trọng của buổi dạ hội . . .
Dân tộc Việt Nam không có cái gì mà không thể thành thơ ca được, như cả miêu tả đôi dép người ta cũng có thể thể hiện tình cảm của trai gái được, ví dụ:
Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bai thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng có thể thành thơ
Cỏ cây hoa lá cũng biết buồn, cánh bướm , con kiến con sâu của Việt Nam cũng có thể thành thơ phong phú và đa dạng.
Huống chi áo dài là một nét thiêng liêng đẹp của người phụ nữ, thì càng hết giấy hết mực của các nhà thi sĩ hơn. Ngày xưa khi nói về sự tàn bạo của chiến tranh nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng lấy chiếc áo dài trắng để thể hiện sự bất bình của mình “Ngày xưa Huế có con đường trắng. Ôi con đường trắng, áo trắng đơn sơ, áo trắng ngây thơ. Áo trắng như mơ ,áo trắng học trò .Nàng Tôn Nữ tóc nghiêng vành nón, ơi tóc nghiêng vành nón. Tiếng guốc khua vang ánh mắt mênh mang ríu rít như chim, khăng khít tìm đàn . . . Còn đâu nữa những con đường trắng, những con đường trắng. Cuối phố Đông Ba áo trắng đi qua áo trắng ngây thơ bóng dáng ngọc ngà”.
Như vậy chiếc áo dài vẫn sống mãi với thời gian và thăng trầm của dân tộc. Còn hơn nhưng thế, nhạc sĩ đa tình Châu Kỳ cũng làm con người ta nghẹn ngào với nỗi nhớ niềm thương trong bài Huế Xưa “Huế ơi có biết bây chừ.Tiếng ca nào vương bên mạn thuyền. Có ai chờ ai qua Tràng Tiền. Không biết bây chừ nữ sinh mang nón bài thơ. Để trai xứ Huế mộng mơ”.
Chẳng những thế trong lúc thời trang ngoại nhập đang phổ biến tràn lan thì nhạc sĩ trẻ Nguyễn Đức Cường cũng đã làm sống dậy chiếc áo dài bằng ca khúc “Em trong mắt tôi” ca khúc này cũng đình đám làng sóng xanh một thời “Không quần jean . . . giầy cao gót . . . em chọn riêng mình em áo dài . . .duyên dáng” . . .hay V.Music thể hiện ca khúc “Xinh tươi Việt Nam” , rất nhiều như thế nhưng không ngoài thể hiện nét đẹp riêng của người phụ nữ Việt.
Trong tôn giáo cũng thế, tôn giáo muốn đi vào lòng dân tộc cũng phải đi qua ngưỡng cửa của văn hóa truyền thống. Ngày nay, chúng ta bắt gặp hình các cô thiếu nữ đoàn sinh Gia Đình Phật tử cũng duyên dáng trong chiếc áo dài lam mỗi khi đến chùa. Tìm hiểu hơn chúng ta cũng thấy sự hòa quyện của tôn giáo và dân tộc.
Qua cái nhìn của điện ảnh trang nhà Hải Chấn Triều Âm Online mạnh dạn giới thiệu bộ sưu tập áo dài của nhà nhiếp ảnh Huỳnh Thủy Nguyệt ghi lại những hình ảnh sống động của chiếc áo dài. PHĐS xin giới thiệu cùng quý độc giả.
Photo: Huỳnh Thủy Nguyệt
Trang điểm: Moon Nguyen
Người mẫu: Lan Thanh, Ánh Nguyệt,
Minh Hiếu, Công Thuận, Kim Ân