Áo dài Việt Nam qua các thời đại
Ngày đăng: 23:52:07 13-09-2015 . Xem: 15202
Bản nhạc “Aó lụa Hà Đông” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ từ thơ Nguyên Sa, thơ và nhạc đã khiến người nghe không khỏi bâng khuâng, quyến luyến một hình ảnh quyến rũ và duyên dáng của giai nhân trong chiếc aó lụa Hà Đông, một địa danh nổi tiếng về ngành dệt lụa. Chắc chắn chiếc aó mà Nguyên Sa mô tả đây phải là chiếc aó dài, chứ không thể là áo cánh hay aó bà ba đuợc. Vẫn biết y phục của phụ nữ Việt Nam có ba bốn loại aó. Aó bà ba mà người miền Nam thường mặc ở trong nhà hay đi chợ, giống như cái aó cánh của phụ nữ miền Bắc và miền Trung vậy. Thế nhưng, tất cả ba miền, khi người phụ nữ đi dự lễ, đình đám, tiệc tùng… thì hầu như các bà, các cô đều mặc aó dài cả.
Tiếng hát của Duy Trác tha thiết:
Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu aó ấy vô cùng
Anh vẫn yêu mầu aó ấy vô cùng….
Bản nhạc “Aó lụa Hà Đông” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ từ thơ Nguyên Sa, thơ và nhạc đã khiến người nghe không khỏi bâng khuâng, quyến luyến một hình ảnh quyến rũ và duyên dáng của giai nhân trong chiếc aó lụa Hà Đông, một địa danh nổi tiếng về ngành dệt lụa. Chắc chắn chiếc aó mà Nguyên Sa mô tả đây phải là chiếc aó dài, chứ không thể là áo cánh hay aó bà ba đuợc. Vẫn biết y phục của phụ nữ Việt Nam có ba bốn loại aó. Aó bà ba mà người miền Nam thường mặc ở trong nhà hay đi chợ, giống như cái aó cánh của phụ nữ miền Bắc và miền Trung vậy. Thế nhưng, tất cả ba miền, khi người phụ nữ đi dự lễ, đình đám, tiệc tùng… thì hầu như các bà, các cô đều mặc aó dài cả.
Chiếc aó dài Việt Nam đã đuợc ca tụng qua bao nhiêu triều đại và quả đúng như vậy, vì chiếc áo dài khi đuợc mặc trên mình người thiếu nữ, đã duyên dáng xinh đẹp ra sao, nên mới đánh động đuợc các thi, hoạ,văn nhân tốn bao nhiều sơn, mực, phấn, giấy, vải, để lưu lại hình ảnh giai nhân với chiếc áo dài tha thướt đó. Các thi nhân thì ngẩn ngơ khi ngắm một tà aó bay bay trong chiều thu sang,
Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc,
Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương,
Anh thay mực cho vừa mầu aó tím.
( Nguyên Sa)
Vâng, mầu aó nàng đã khiến những anh sinh viên ngơ ngẩn mỗi chìều bên cổng trường ngóng đợi một tà aó thân quen… .
Những tà aó trắng như những cánh buớm của nữõ các sinh đang tuổi xuân thì đã khiến bao con tim các nam sinh rung động.
Sân trường bầy gái trẻ
Đùa nắng má hây hây
Gió vô tình thổi nhẹ
Tà áo trắng tung bay…
( Trần văn Lương)
Và còn nhiều nữa, như:
Sàigòn bây giờ trời mưa hay nắng?
Tà aó em bay theo giọt nắng vàng.
Con đường ta đi giòng sông kỷ niệm,
Nỗi nhớ trong em nỗi nhớ dịu dàng.
( Trần Ngoc)
ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
( Đỗ trung Quân)
Em về mặc cánh hoa rơi
Áo em tím suốt một trời bằng lăng.
( Bình Nguyên Trang)
Áo dài thường may bằng những hàng lụa mỏng, mầu sắc nhẹ nhàng. Chiều dài của aó cách gấu quần khoảng 30 phân, có khi ít hơn. Áo dài có cổ, giống như cổ aó tàu, cổ áo cao chừng hai, ba centimet. Thân trên của aó dài may sát với thân hình ngườøi phụ nữ, kín từ cổ đến cánh tay, nhưng vẫn phô trương đuợc nhưng nét mỹ miều của thân thể, vàø vẫn là kín đáo đoan trang. Từ vòng eo trở xuống thân aó gồm hai vạt aó, vạt trước và vạt sau. Bên trong, người phụ nữ mặc quần dài, may thuôn theo hai ống chân, những cô gái có đôi chân dài, mặc quần bằng tơ, hay lụa óng, khi buớc đi, dáng uyển chuyển, và hai tà aó đuợc tự do bay bay theo gió thổi, đã khiến một ký giả người Mỹõ, bạn của anh tôi, lần đầu đến Việt nam vào thập niên 60 khi nhìn các nữ sinh trung học lúc tan truờng, đã phải kêu lên là đẹp quá và đã ví những tà aó trắng đó không khác gì một đàn bướm bay lượn trên con đuờng Cường Để ngập lá vàng.
2.Chiếc áo dài đã đuợc biến dạng ra sao từ những năm xa xưa?
Khoảng thời điểm của năm 1910 tới 1950, chiếc aó dài đuợc may hơi rộng rộng, không bó sát thân hình, vì người phụ nữ phải mặc chiếc aó cánh ngắn tay bên trong, thông thường là aó “phin” hàng cotton, mỏng, sợi tơ vải rất thanh, và nhẹ, gọi là aó “phin nõn”. Chiếc aó ngắn đó có túi nhỏ bên hai vạt aó. Hàng aó dài thường là luạ, vải, còn gấm và tơ dành cho những người giàu có. Người nghèo thì may aó dài bằng vải.
Về mầu sắc của aó dài, thì vào thời điểm đó, phụ nữ còn nhiều nhút nhát e dè. Không dám làm cách mạng trong vấn đề y phục, nên họ thường mặc những mầu nhạt, nhẹ nhàng, mà không dám mặc những mầu sặc sỡ, trông chói lọi vì sợ cho là không đứng đắn. Cái nền nếp, sự bảo thủ của lớp người cổ xưa đã khiến người phụ nữ thuở đó phải ngại ngần trong sự chọn mầu sắc của áo. Chỉ những ả đầu hay đào hát mới dám dùng mầu sặc sỡ cho y phục. Còn các tiểu thư, các bà mệnh phụ đa số là mặc những mầu hồng nhạt, mầu lòng tôm, mầu mỡ gà. Những mầu rực rỡ chỉ đuợc họ mặc trong dịp lễ lớn như đám cuới, đám rước hội. Hầu như người ta không thấy người phụ nữ bình thường ở lớp tuổi 30 lại mặc mầu đỏ khi đi phố. Mầu trắng, đen, xám, và nâu là dành cho những phụ nữ tuổi ngoài 40. Vào thập niên đó khó mà kiếm đuợc một cô gái đương thì, tuổi xuân mộng lại chọn mầu xám buồn để mặc. Mầu trắng, quần trắng là thuờng dành cho học sinh trung học, Ngoài ra, mầu trắng, mầu đen, cũng thường dùng cho những truờng hợp tang chế.
Cổ áo dài thường may giống như cổ aó Tầu. Phụ nữ ở vào tuổi trung niên thì cổ aó may hở một khúc nhỏ phía truớc khoảng bằng nửa gang tay để phô trương những dây hột vàng 24k đuợc đánh như dây chuyền, gồm các hột vàng nhỏ bằng 1/3 hột đậu xanh, kết lại thành một chuỗi dài và quấn nhiều vòng quanh cổ, nhưng họ chỉ khoe phần nữ trang đó ỡ chỗ cổ phiá truớc. Phần còn lại đuợc đeo dấu bên trong aó. Họ không đeo nguyên xâu chuỗi ra ngoài cổ aó.
3.Khuy aó cũng đóng một vai trò quan trọng và biến dạng dần theo mốt của áo. Khuy áo cũng đuợc đổi thay theo mốt của áo. Khuy aó thường đuợc làm bằng những hạt thuỷ tinh trong, tròn như hòn bi và to hơn hạt ngô, đủ mầu theo aó. Nhưng thường là mầu hổ phách, hay mầu xanh ngọc, như mầu qủa nho, hoặc hạt khuy đuợc tráng thủy giống như những viên ngọc trai mầu phấn hồng, mầu ngà.
Khuy aó đuợc đính vào aó bằng chân khuy. Chân khuy aó đuợc tết bằng hàng vải cùng mầu, hay chính vải của aó, đuợc may lộn nhỏ như thân cây tăm to, đó là những chiếc chân khuy đẹp. Người thợ may xếp hai chân khuy như hai chiếc tăm nhỏ nằm song song nhau. Khéo và may giỏi là sao hai chân khuy aó may lộn cho thật muớt, đều và nhỏ, mũi kim đính khuy vào thân aó phải đều như tắp, chiếc khuy đuợc lồng vào chân khuy, bộ khuy đuợc chia làm hai phần, phần một là phần có hạt khuy aó, phần kia là phần hạt khuy aó đuợc lồng vào, chân của khuy aó đều giống nhau từ dạng đến kích thước. Ngoài ra khuy cũng được làm bằng vải tết lại. khuy thường là bằng vải cùng màu với vải may áo, nếu là áo hoa, thì sẽ phải chọn một màu nào nhiều nhất của áo để làm khuy.
4.Thế rồi có một cuộc cách mạng lớn về y phục cuả thập niên 30, do nhà vẽ kiểu mẫu y phục thời trang : Cát Tường, đuợc mệnh danh là Le Mur, Người sáng chế những đổi mới cho áo dài, đã làm một cuộc cách mạng lớn về y phục phụ nữ ngày đó. Oâng Cát Tường đã cải biến những chiếc aó dài, gây sôi nổi trong xã hội thời bấy giờ và bị giới bảo thủ chống đối kịch lịệt, cho là kiểu áo mới làm hư phụ nữ. Dĩ nhiên những kiểu aó dài do ông sáng chế ra đã đuợc một số phụ nữ theo mới yêu thích. Những chiếc aó đó có cái đẹp riêng của chúng. Chiếc aó Le Mur cải biến là tay aó không ráp theo lối thường truớc đó, tức là tay aó ráp ở khoảng giữa cánh tay, từ vai xuống khuỷu. Lối cải biến của nhà may Cát Tường thì tay aó đuợc ráp từ vai như aó sơ mi hay áo ngắn. Vai aó hơi bồng, Hò aó đuợc thay đổi, cổ aó đuợc cắt rộng xuống, không còn cổ như kiểu áo Tàu nữa, mà cổ aó là hình trái tim, hay cổ tròn, rồi kết ren quanh cổ, tuỳ theo mầu áo và mầu sắc. Ngực aó thêu hay gắn ren. Khuy aó cũng đuợc thay đổi, người ta dùng những loại khuy tròn và dẹt, hình những bông hoa v...v... như khuy dùng cho các loại aó ngắn.
Những kiểu aó Le Mur này đã bị những người bảo thủ cho là lố lăng, dị hợm, và lên tiếng công kích dữ dội trên baó chí, mặc dù các kiểu aó đuợc những phụ nữ cấp tiến hưởng ứng nhiều. Vào giai đoạn 1930, xã hội VN cũng có những thành phần chạy theo Tây, học đòi theo ngoạị bang những cái rởm, hành động lố lăng, trơ trẽn của một lớp người trưởng giả học làm sang, đã khiến nhà văn Nguyễn Trọng Phụng cho ra đời cuốn truyện “Số Đỏ”û để chấm biếm những thói hư tật xấu của một tầng lớp nào đó trong xã hội đương thời.
Nhưng rồi phong trào cấp tiến của aó dài đó cũng không tồn tại, người ta lại trở về với lối áo cổ xưa, nghiã là chiếc aó dài đơn thuần giản dị hợp với cá tính của phụ nữ Việt Nam hơn. Áo vẫn may hơi rộng rộng.
Mãi cho đến thời điểm 1960, người ta mói bắt đầu mặc aó dài may bó sát lấy thân hình để phô trương nét kiều diễm của thân thể, tà aó may vừa phải, không quá lớn, cũng không quá nhỏ. Sau đó mốt aó lại được cải biến dần dần, cứ vài năm lại thay đổi một tý, khi thì cổ aó đuợc may thấp, khoảng 1 centimet rưỡi,đến 3 centimet là tối đa, chiều dài của aó cũng đuợc may ngắèn hơn, khi thì mode lại đổi, là chiều dài của vạt aó dài chỉ cách gấu quần khoảng một gang tay, và cổ aó lại đuợc may cao hơn, từ 5 tới 7 centimet. Mốt áo may ngắn đi thì dễ cho phụ nữ sửa lại, chỉ việc cắt vạt aó cho ngắn bớt, là có áo mặc hợp với thời trang, nhưng khi mốt aó đổi thành dài hơn, thì người phụ nữ bắt buộc phải tốn tiền may aó mới. Chiếc aó dài lại kén chủ nhân mặc nó, bới vì mập quá, hay ốm quá, đều đuợc “nó phản bội” rõ ràng, không giúp chủ nhân che những khuyết điểm của thân hình, như khi người phụ nữ mặc y phục của Tây Phương: dress hay blouse, hay longdress, và nhất là kiểu aó đại lễ của Đại Hàn thì còn che đuợc bụng bầu đến vài ba tháng .( (=: )
Ngoài ra quần mặc với aó dài cũng đuợc thay đổi theo mốt luôn. Mầu quần căn bản là quần lụa trắng, hoặc đen, nhưng thường người ta mặc quần trắng, chỉ mặc quần đen vào những kỳ có kinh nguyệt. Quần thuờng may bằng hàng lụa mềm, may dài đến gót chân, ống quần rộng khoảng một gang tay rưỡi, lưng quần đuợc lồng dây thun. Vào năm 1954, người miền Nam có sáng kiến rất hay,là họ mặc quần nút bấm, thì quần đuợc may sát vòng bụng, may vừa đúng eo, và để thân hình có chui lọt đuợc, bên hông phía trước của quần đuợc xẻ xuống chừng một gang tay, và có nút bấm, loại quần này khi mặc với aó dài sẽ đẹp hơn, vì vải không cộm lên ở bụng như lưng quần bằng thun, nên nhìn rất muợt mà,
6.Thập niên 60, có rất nhiều đổi thay quan trọng về chiếc aó dài Việt Nam. Đó là tay aó raglan. Người ta sáng chế ra aó tay raglan, tức là tay aó nối từ cổ xuống nách, xéo theo hò áo. Loại tay aó này sẽ không nhìn thấy khúc nối ở lưng cánh tay nữa, Chiếc áo dài coi đẹp hơn. Và cũng từ kiểu aó raglan này, lại sáng chế thêm sự văn minh khác nữa, tức là người mặc có thể cho may hai tay aó bằng hàng ren một mầu trong các hoa của áo, hoặïc tiệp mầu với mầu vải aó, có khi là hàng voan, coi cũng rất đẹp. Và khuy aó cũng đuợc thay đổi luôn, họ dùng khuy bấm cho aó dài. Áo dài ở thời điển này may ôm sát vào thân hình, eo aó đuợc thắt chặt, có người còn dùng dây quanh aó phiá trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn. Vạt aó may dài lê thê, chỉ hở tý gấu quần. Giữa thập niên 60, mốt aó mới thay đổi là aó dài midi, coi xinh xắn hơn, vì vạt aó không dài nữa, chỉ dài quá đầu gối một gang tay.
7.Một biến đổi lớn vào nữa đầu thập niên 60 là áo dài cổ hở do bà Ngô Đình Nhu sáng chế. Aó dài không có cổ, mà cắt hở chút vai, mốt này cũng bị nhiều người chống đối, nhưng khi nhìn quen mắt lại thấy đẹp, nhất là cho những ai có cổ cao và trắng, với bộ ngực đầy đặn. Sau này cổ aó lại cắt sâu xuống, hình vuông, hay hình tròn rộng để khoe một phần da thịt mịn màng hoặc khoe dây nữ trang đeo cổ.
Ngoài kiểu áo hở cổ lại có mốt là aó không cổ, tức là cổ aó cắt sát chân cổ, chỉ có đuờng viền nhỏ quanh cổ mà thôi.
Mốt cổ aó bà Ngô Đình Nhu này không đuợc mặc ở trường Trưng Vuơng. Thuở đó tôi còn nhớ, lúc năm đệ tứ, hay tam, mấy chị đệ nhị hay đệ nhất, aó mặc chít eo chật quá, để khoe vòng số hai nhỏ xíu, là bị các bà giám thị gọi lên văn phòng, “chỉnh” cho và bắt về nhà thay aó. Thập niên đó, cô đào Người Pháp Brigitte Bardot,đang là thần tượng cho nhiều học sinh , sinh viên lúc bấy giờ. BB có mái tóc dài buông lơi đến quá lưng rất là quyến rũ. Tóc cũng hơi đánh rối phiá trước. Nên nhiều nữ sinh bắt chước kiểu tóc của nàng. Tại Trưng Vương, nữ sinh nào tóc đánh rối cao quá, cũng bị các bà giám thị tóm vô văn phòng, bắt gỡ tóc chải lại. Ngoài ra cũng tuyệt đối cấm mặc aó dài mà chỉ mặc su chiêng ở trong. Các nữ sinh của trường đều phải mặc aó lá mỏng ngắn bên trong aó dài, ngoại trừ aó dài nào may bằng hàng teteron dầy, khiến các bà giám thị hay giám học không nhìn thấy su chiêng thì mới thoát.
Cũng ở thập niên này, aó dài đuợc chế biến thêm là kiểu aó ba tà. vạt aó phía truớc xẻ từ cổ xuống thành hai tà phiá truớc, và dùng khuy tàu đính từ cổ aó một hàng khuy dài đến tận eo bụng ở vạt trước. Tay aó raglan, hàng may aó thuờng đuợc lựa là hàng gấm, mốt aó này cũng không đuợc chuộng cho lắm,
Thập niên 60, lại phát minh ra aó vẽ, người mặc aó vẽ đầu tiên, phát minh ra kiểu aó vẽ là HKL, khi đó mới đệ ngũ, tự mình vẽ lấy aó. Ai đã đi chợ tết vào thập niên đó, chắc hẳn có người đã nhìn thấy và còn nhớ một cô bé với chiếc aó dài mầu hồng phấn, vạt aó vẽ hình một thiếu nữ phù tang, che dù, mặc kimono đi duới hàng cây anh đào, hoa anh đào rơi lả tả từ ngực xuống tận gấu áo. Tấm aó vẽ ngày đó đã lôi keó bao sự tò mò của mọi người đi chợ tết khi nhìn chiếc áo dàí đặc biệt như thếù. Nhưng với trí óc của tuổi học trò đệ ngũ, đã không biết là có những thứ sơn có thể vẽ trên vảiù, để mình có thể làm giàu bằng sự sáng tạo đó. Aó HKL vẽ bằng mầu nuớc, giặt một lần là hết. Đến hai ba năm sau Saigòn mới có aó vẽ do các nhà thuơng mại và hoạ sĩ hợp tác. Áo vẽ thịnh hành từ thuở đó, nhưng đâu có ai biết rằng, nguời đầu tiên nghĩ ra vẽ trên vải aó, và nguời đầu tiên mặc chiếc aó vẽ thuở đó là một cô bé mới 13 tuổi đầu, nay đang ngồi viết bài này và nhớ lại một thuở học trò xa xưa!
Cũng ở thập niên này, phụ nữ lăng xê mốt mặc áo dài với quần tây may ống thẳng, chán rồi đổi qua mốt quần xéo, may bằng những hàng mềm, và quần may đuợc xếp vải thật xéo để cắt cho ống thật rộng, rất tốn vải. Muốn diện đẹp và có tiền thì may quần bằng hàng mouseline mỏng, có lót, coi rất tha thướt và duyên dáng, hàng may quần cũng chỉ là mầu đen, hay mầu trắng.
8.Sau 75, thì chiếc aó dài bị cách mạng cho là loại y phục hủ hoá, làm giảm thiểu mức sinh hoạt của phụ nữ, nên chiếc aó dài hầu như bị biến mất ở thành thị. Không hiểu có phải chiếc áo dài xinh xắn bị ruồng rẫy một cách oan uổng đáng thương vìø do thời điểm nghèo khó của đất nước lúc bấy giờ? Vì mỗi gia đình một năm chỉ đuợc chính phủ cho mua vài mét vải, thì lấy đâu ra may aó dài? Ngay may quần mặc thuờng còn không đủ chiều dài cho những ai có chiều cao tốt nữa, nên quần mặc cũng ngắn cũn cỡn.
Những chiếc aó dài của thời vàng son truớc 75 nay đuợc cắt lấy hai vạt aó để may aó ngắn. Và thảm thương hơn nữa cho nhiều chiếc aó dài xinh đẹp của một thời xa xưa đó, nay nằm tủi buồn bên lề phố, chủ nhân nó phải ngậm ngùi bán nó đi để đổi lấy chút cơm gạo cho gia đình sống qua bữa, hoặc gom góp, chắt bóp để có tiền thăm nuôi chồng trong trại cải tạo.
Thỉnh thoảng tôi nhận đuợc thư gia đình và bạn bè thân còn kẹt lại bên quê nhà, thư chuyển qua đường bên Pháp rồi mới đến Mỹ, ngụy trang mọi cách, từ hình thức đến nội dung để đến đuợc tay mình. Nhìn hình ảnh những người bạn học xinh đẹp ngày xưa của một thời hoa gấm, một thời óng ả duyên dáng trong những chiếc aó dài duyên dáng. Nay thì…tuy vẩn còn đượïc dậy học, nhưng nét mặt không dấu nổi nét buồn rầu u ám đến thảm haị. Thân phận cô giáo nghèo nàn trong chiếc aó ngắn bạc mầu, và chiếc quần đen cũ kỹ ,dáng dấp đã thay đổi, nét vất vả hằn trên khuôn mặt, trông bạn không khác gì mấy người buôn bán hàng rong ngoài chợ truớc 75. Nhìn hình ảnh bạn mà xót xa lòng!
9.Thế rồi qua thập niên 80, chiếc aó dài đuợc rón rén về lại với dân thành thị Saìgòn, nhưng ở thời điểm này chiếc aó dài mất đi nét tha thướt duyên dáng truyền thống. Không biết có phải vì điều kiện khó khăn nghèo nàn của đất nuớc đã ảnh hưởng đến chiều dài, ngắn, của vạt aó đuợc may không? Bởi vì ở giai đoạn này, có thể nói là giai đoạn xấu nhất về mốt của aó dài. Tà áo ngắn cũn cỡn, hầu như chỉ dài hơn đầu gối tý chút mà thôi, vạt áo lại may nhỏ, kích aó cũng quá cao, nhìn người mặc aó, thấy như áo bị hớt lên. Giai đọan này chiếc nón lá cũng bị thay đổi kích thước nữa, Chiếc nón lá thuờng là vật làm tăng thêm nét duyên dáng rất nhiều cho thiếu nữ khi họ mặc aó dài. Nhưng sau 75, vòng nón ,đường kính đã bị thu nhỏ đi nhiều, khiến chiếc nón mất đi nét đặc thù của nó. Nhìn cái nón khá giống một loại mũ, hay giống giống kiểu nón của người Trung Hoa, nghĩ thật đáng tiếc!
10.Buớc vaò thập niên 90, mốt aó dài lại đuợc thay đổi lần nữa, Lần này thì khá hơn. Khi mà Việt Nam có bộ mặt sung túc hơn thời điểm của thập niên 80, vì do sự tài trợ của Việt kiều đổ đô la về giúp thân nhân, người dân thành thị ở Sàigòn đã có bộ mặt sáng sủa hơn, nên mốt aó dài cũng đuợc thay đổi luôn. Tà aó đuợc may dài hơn, cổ aó cao hơn, hàng may aó mầu sắc cũng đẹp hơn, Áo thêu, aó vẽ trở nên thịnh hành ... và người ta còn sáng chế ra kiểu mặc quần màu, thuờng là cùng mầu với hàng aó, hoặc chọn một mầu trong aó dài hoa đó. Nhìn những áo này, vẻ đẹp xấu tuỳ theo quan niệm mỗi người. Riêng cá nhân tôi, thì tôi vẫn thấy aó dài mặc với quần đen hay trắng là đẹp nhất.
11.Thập niên 2000 thì phải nói chiếc aó dài Việt Nam đã đuợc buớc vào giai đoạn toàn mỹ nhất từ xưa đến nay. Bây giờ người dân ở Sàigòn đã diện lắm rồi vì cuộc sống đã sung túc hơn xưa rất nhiều nhờ những ngoại tệ của các nuớc đầu tư vào nền thuơng mại ở Việt Nam, nên hàng hoá tràn đầy, do đấy tơ lụa gấm vóc còn nhiều hơn thời điểm trước 75 nữa.
Ngoài ra hiện nay tại Việt Nam có nhiều nghệ sĩ vẽ kiểu mẫu thời trang về y phục. Họ đã rất thành công vì thiết kế đuợc nhiều kiểu aó dài độc đáo vàø quá đẹp. Những người vẽ kiểu mẫu áo dài này đã biết mang sắc thái cổ xưa vào phần thiết kế áo dài, để vẫn giữ đuợc những nét đặc thù của một loại y phục có lẽ là đẹp nhất Á Châu. Họ đã dùng những loại tơ, luạ in hình hoa văn, và dùng những loại luạ mềm để làm tăng nét tha thuớt uyển chuyển của nguời phụ nữ Việt Nam. Sự pha trộn về mầu sắc lại rấùt hài hoà, và chú trọng sự cắt ráp hoa để tạo nên những đuờng nét độc đáo của aó. Áo dài của giai đoạn này đã đạt đến mức tuyệt đỉnh về cả mỹ thuật lẫn kỹ thuật . Các nhà thiết kế về áo dài còn phối hợp đuợc cái đẹp của Tây phương mang vào y phục Việt Nam, như những chiếc aó hở một bên vai, khoe cánh tay trần trắng nõn nà, hoặc những chiếc aó hở cả phần ngực trên và vai, lộ hai cánh tay trần, người mặc được choàng ra ngoài chiếc khan san mỏng, dài để che bớt cánh tay, và vẫn quyến rũ. Hoặc aó không dùng tay raglan, mà là khoá keó phiá sau lưng để phần ngực aó đuợc mượt mà…v..v… Thêm vào giới phụ nữ trẻ ở quê nhà, hay ngay cả bên hải ngoại, họ đều có chiều cao hơn phụ nữ ngày xưa, do đấy khi các thiếu Việt Nam mặc chiếc aó dàì, với thân hình dong dỏng cao, chân dài , buớc đi uyển chuyển trong chiếc quầân tơ óng muợt, thật không một y phục Á Châu nào có thể quyến rũ và gợi cảm hơn chiếc aó dài VN trong thời kỳ hưng thịnh này,
Tiếng hát của Duy Trác tha thiết:
Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu aó ấy vô cùng
Anh vẫn yêu mầu aó ấy vô cùng….
Bản nhạc “Aó lụa Hà Đông” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ từ thơ Nguyên Sa, thơ và nhạc đã khiến người nghe không khỏi bâng khuâng, quyến luyến một hình ảnh quyến rũ và duyên dáng của giai nhân trong chiếc aó lụa Hà Đông, một địa danh nổi tiếng về ngành dệt lụa. Chắc chắn chiếc aó mà Nguyên Sa mô tả đây phải là chiếc aó dài, chứ không thể là áo cánh hay aó bà ba đuợc. Vẫn biết y phục của phụ nữ Việt Nam có ba bốn loại aó. Aó bà ba mà người miền Nam thường mặc ở trong nhà hay đi chợ, giống như cái aó cánh của phụ nữ miền Bắc và miền Trung vậy. Thế nhưng, tất cả ba miền, khi người phụ nữ đi dự lễ, đình đám, tiệc tùng… thì hầu như các bà, các cô đều mặc aó dài cả.
Chiếc aó dài Việt Nam đã đuợc ca tụng qua bao nhiêu triều đại và quả đúng như vậy, vì chiếc áo dài khi đuợc mặc trên mình người thiếu nữ, đã duyên dáng xinh đẹp ra sao, nên mới đánh động đuợc các thi, hoạ,văn nhân tốn bao nhiều sơn, mực, phấn, giấy, vải, để lưu lại hình ảnh giai nhân với chiếc áo dài tha thướt đó. Các thi nhân thì ngẩn ngơ khi ngắm một tà aó bay bay trong chiều thu sang,
Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc,
Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương,
Anh thay mực cho vừa mầu aó tím.
( Nguyên Sa)
Vâng, mầu aó nàng đã khiến những anh sinh viên ngơ ngẩn mỗi chìều bên cổng trường ngóng đợi một tà aó thân quen… .
Những tà aó trắng như những cánh buớm của nữõ các sinh đang tuổi xuân thì đã khiến bao con tim các nam sinh rung động.
Sân trường bầy gái trẻ
Đùa nắng má hây hây
Gió vô tình thổi nhẹ
Tà áo trắng tung bay…
( Trần văn Lương)
Và còn nhiều nữa, như:
Sàigòn bây giờ trời mưa hay nắng?
Tà aó em bay theo giọt nắng vàng.
Con đường ta đi giòng sông kỷ niệm,
Nỗi nhớ trong em nỗi nhớ dịu dàng.
( Trần Ngoc)
ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
( Đỗ trung Quân)
Em về mặc cánh hoa rơi
Áo em tím suốt một trời bằng lăng.
( Bình Nguyên Trang)
Áo dài thường may bằng những hàng lụa mỏng, mầu sắc nhẹ nhàng. Chiều dài của aó cách gấu quần khoảng 30 phân, có khi ít hơn. Áo dài có cổ, giống như cổ aó tàu, cổ áo cao chừng hai, ba centimet. Thân trên của aó dài may sát với thân hình ngườøi phụ nữ, kín từ cổ đến cánh tay, nhưng vẫn phô trương đuợc nhưng nét mỹ miều của thân thể, vàø vẫn là kín đáo đoan trang. Từ vòng eo trở xuống thân aó gồm hai vạt aó, vạt trước và vạt sau. Bên trong, người phụ nữ mặc quần dài, may thuôn theo hai ống chân, những cô gái có đôi chân dài, mặc quần bằng tơ, hay lụa óng, khi buớc đi, dáng uyển chuyển, và hai tà aó đuợc tự do bay bay theo gió thổi, đã khiến một ký giả người Mỹõ, bạn của anh tôi, lần đầu đến Việt nam vào thập niên 60 khi nhìn các nữ sinh trung học lúc tan truờng, đã phải kêu lên là đẹp quá và đã ví những tà aó trắng đó không khác gì một đàn bướm bay lượn trên con đuờng Cường Để ngập lá vàng.
2.Chiếc áo dài đã đuợc biến dạng ra sao từ những năm xa xưa?
Khoảng thời điểm của năm 1910 tới 1950, chiếc aó dài đuợc may hơi rộng rộng, không bó sát thân hình, vì người phụ nữ phải mặc chiếc aó cánh ngắn tay bên trong, thông thường là aó “phin” hàng cotton, mỏng, sợi tơ vải rất thanh, và nhẹ, gọi là aó “phin nõn”. Chiếc aó ngắn đó có túi nhỏ bên hai vạt aó. Hàng aó dài thường là luạ, vải, còn gấm và tơ dành cho những người giàu có. Người nghèo thì may aó dài bằng vải.
Về mầu sắc của aó dài, thì vào thời điểm đó, phụ nữ còn nhiều nhút nhát e dè. Không dám làm cách mạng trong vấn đề y phục, nên họ thường mặc những mầu nhạt, nhẹ nhàng, mà không dám mặc những mầu sặc sỡ, trông chói lọi vì sợ cho là không đứng đắn. Cái nền nếp, sự bảo thủ của lớp người cổ xưa đã khiến người phụ nữ thuở đó phải ngại ngần trong sự chọn mầu sắc của áo. Chỉ những ả đầu hay đào hát mới dám dùng mầu sặc sỡ cho y phục. Còn các tiểu thư, các bà mệnh phụ đa số là mặc những mầu hồng nhạt, mầu lòng tôm, mầu mỡ gà. Những mầu rực rỡ chỉ đuợc họ mặc trong dịp lễ lớn như đám cuới, đám rước hội. Hầu như người ta không thấy người phụ nữ bình thường ở lớp tuổi 30 lại mặc mầu đỏ khi đi phố. Mầu trắng, đen, xám, và nâu là dành cho những phụ nữ tuổi ngoài 40. Vào thập niên đó khó mà kiếm đuợc một cô gái đương thì, tuổi xuân mộng lại chọn mầu xám buồn để mặc. Mầu trắng, quần trắng là thuờng dành cho học sinh trung học, Ngoài ra, mầu trắng, mầu đen, cũng thường dùng cho những truờng hợp tang chế.
Cổ áo dài thường may giống như cổ aó Tầu. Phụ nữ ở vào tuổi trung niên thì cổ aó may hở một khúc nhỏ phía truớc khoảng bằng nửa gang tay để phô trương những dây hột vàng 24k đuợc đánh như dây chuyền, gồm các hột vàng nhỏ bằng 1/3 hột đậu xanh, kết lại thành một chuỗi dài và quấn nhiều vòng quanh cổ, nhưng họ chỉ khoe phần nữ trang đó ỡ chỗ cổ phiá truớc. Phần còn lại đuợc đeo dấu bên trong aó. Họ không đeo nguyên xâu chuỗi ra ngoài cổ aó.
3.Khuy aó cũng đóng một vai trò quan trọng và biến dạng dần theo mốt của áo. Khuy áo cũng đuợc đổi thay theo mốt của áo. Khuy aó thường đuợc làm bằng những hạt thuỷ tinh trong, tròn như hòn bi và to hơn hạt ngô, đủ mầu theo aó. Nhưng thường là mầu hổ phách, hay mầu xanh ngọc, như mầu qủa nho, hoặc hạt khuy đuợc tráng thủy giống như những viên ngọc trai mầu phấn hồng, mầu ngà.
Khuy aó đuợc đính vào aó bằng chân khuy. Chân khuy aó đuợc tết bằng hàng vải cùng mầu, hay chính vải của aó, đuợc may lộn nhỏ như thân cây tăm to, đó là những chiếc chân khuy đẹp. Người thợ may xếp hai chân khuy như hai chiếc tăm nhỏ nằm song song nhau. Khéo và may giỏi là sao hai chân khuy aó may lộn cho thật muớt, đều và nhỏ, mũi kim đính khuy vào thân aó phải đều như tắp, chiếc khuy đuợc lồng vào chân khuy, bộ khuy đuợc chia làm hai phần, phần một là phần có hạt khuy aó, phần kia là phần hạt khuy aó đuợc lồng vào, chân của khuy aó đều giống nhau từ dạng đến kích thước. Ngoài ra khuy cũng được làm bằng vải tết lại. khuy thường là bằng vải cùng màu với vải may áo, nếu là áo hoa, thì sẽ phải chọn một màu nào nhiều nhất của áo để làm khuy.
4.Thế rồi có một cuộc cách mạng lớn về y phục cuả thập niên 30, do nhà vẽ kiểu mẫu y phục thời trang : Cát Tường, đuợc mệnh danh là Le Mur, Người sáng chế những đổi mới cho áo dài, đã làm một cuộc cách mạng lớn về y phục phụ nữ ngày đó. Oâng Cát Tường đã cải biến những chiếc aó dài, gây sôi nổi trong xã hội thời bấy giờ và bị giới bảo thủ chống đối kịch lịệt, cho là kiểu áo mới làm hư phụ nữ. Dĩ nhiên những kiểu aó dài do ông sáng chế ra đã đuợc một số phụ nữ theo mới yêu thích. Những chiếc aó đó có cái đẹp riêng của chúng. Chiếc aó Le Mur cải biến là tay aó không ráp theo lối thường truớc đó, tức là tay aó ráp ở khoảng giữa cánh tay, từ vai xuống khuỷu. Lối cải biến của nhà may Cát Tường thì tay aó đuợc ráp từ vai như aó sơ mi hay áo ngắn. Vai aó hơi bồng, Hò aó đuợc thay đổi, cổ aó đuợc cắt rộng xuống, không còn cổ như kiểu áo Tàu nữa, mà cổ aó là hình trái tim, hay cổ tròn, rồi kết ren quanh cổ, tuỳ theo mầu áo và mầu sắc. Ngực aó thêu hay gắn ren. Khuy aó cũng đuợc thay đổi, người ta dùng những loại khuy tròn và dẹt, hình những bông hoa v...v... như khuy dùng cho các loại aó ngắn.
Những kiểu aó Le Mur này đã bị những người bảo thủ cho là lố lăng, dị hợm, và lên tiếng công kích dữ dội trên baó chí, mặc dù các kiểu aó đuợc những phụ nữ cấp tiến hưởng ứng nhiều. Vào giai đoạn 1930, xã hội VN cũng có những thành phần chạy theo Tây, học đòi theo ngoạị bang những cái rởm, hành động lố lăng, trơ trẽn của một lớp người trưởng giả học làm sang, đã khiến nhà văn Nguyễn Trọng Phụng cho ra đời cuốn truyện “Số Đỏ”û để chấm biếm những thói hư tật xấu của một tầng lớp nào đó trong xã hội đương thời.
Nhưng rồi phong trào cấp tiến của aó dài đó cũng không tồn tại, người ta lại trở về với lối áo cổ xưa, nghiã là chiếc aó dài đơn thuần giản dị hợp với cá tính của phụ nữ Việt Nam hơn. Áo vẫn may hơi rộng rộng.
Mãi cho đến thời điểm 1960, người ta mói bắt đầu mặc aó dài may bó sát lấy thân hình để phô trương nét kiều diễm của thân thể, tà aó may vừa phải, không quá lớn, cũng không quá nhỏ. Sau đó mốt aó lại được cải biến dần dần, cứ vài năm lại thay đổi một tý, khi thì cổ aó đuợc may thấp, khoảng 1 centimet rưỡi,đến 3 centimet là tối đa, chiều dài của aó cũng đuợc may ngắèn hơn, khi thì mode lại đổi, là chiều dài của vạt aó dài chỉ cách gấu quần khoảng một gang tay, và cổ aó lại đuợc may cao hơn, từ 5 tới 7 centimet. Mốt áo may ngắn đi thì dễ cho phụ nữ sửa lại, chỉ việc cắt vạt aó cho ngắn bớt, là có áo mặc hợp với thời trang, nhưng khi mốt aó đổi thành dài hơn, thì người phụ nữ bắt buộc phải tốn tiền may aó mới. Chiếc aó dài lại kén chủ nhân mặc nó, bới vì mập quá, hay ốm quá, đều đuợc “nó phản bội” rõ ràng, không giúp chủ nhân che những khuyết điểm của thân hình, như khi người phụ nữ mặc y phục của Tây Phương: dress hay blouse, hay longdress, và nhất là kiểu aó đại lễ của Đại Hàn thì còn che đuợc bụng bầu đến vài ba tháng .( (=: )
Ngoài ra quần mặc với aó dài cũng đuợc thay đổi theo mốt luôn. Mầu quần căn bản là quần lụa trắng, hoặc đen, nhưng thường người ta mặc quần trắng, chỉ mặc quần đen vào những kỳ có kinh nguyệt. Quần thuờng may bằng hàng lụa mềm, may dài đến gót chân, ống quần rộng khoảng một gang tay rưỡi, lưng quần đuợc lồng dây thun. Vào năm 1954, người miền Nam có sáng kiến rất hay,là họ mặc quần nút bấm, thì quần đuợc may sát vòng bụng, may vừa đúng eo, và để thân hình có chui lọt đuợc, bên hông phía trước của quần đuợc xẻ xuống chừng một gang tay, và có nút bấm, loại quần này khi mặc với aó dài sẽ đẹp hơn, vì vải không cộm lên ở bụng như lưng quần bằng thun, nên nhìn rất muợt mà,
6.Thập niên 60, có rất nhiều đổi thay quan trọng về chiếc aó dài Việt Nam. Đó là tay aó raglan. Người ta sáng chế ra aó tay raglan, tức là tay aó nối từ cổ xuống nách, xéo theo hò áo. Loại tay aó này sẽ không nhìn thấy khúc nối ở lưng cánh tay nữa, Chiếc áo dài coi đẹp hơn. Và cũng từ kiểu aó raglan này, lại sáng chế thêm sự văn minh khác nữa, tức là người mặc có thể cho may hai tay aó bằng hàng ren một mầu trong các hoa của áo, hoặïc tiệp mầu với mầu vải aó, có khi là hàng voan, coi cũng rất đẹp. Và khuy aó cũng đuợc thay đổi luôn, họ dùng khuy bấm cho aó dài. Áo dài ở thời điển này may ôm sát vào thân hình, eo aó đuợc thắt chặt, có người còn dùng dây quanh aó phiá trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn. Vạt aó may dài lê thê, chỉ hở tý gấu quần. Giữa thập niên 60, mốt aó mới thay đổi là aó dài midi, coi xinh xắn hơn, vì vạt aó không dài nữa, chỉ dài quá đầu gối một gang tay.
7.Một biến đổi lớn vào nữa đầu thập niên 60 là áo dài cổ hở do bà Ngô Đình Nhu sáng chế. Aó dài không có cổ, mà cắt hở chút vai, mốt này cũng bị nhiều người chống đối, nhưng khi nhìn quen mắt lại thấy đẹp, nhất là cho những ai có cổ cao và trắng, với bộ ngực đầy đặn. Sau này cổ aó lại cắt sâu xuống, hình vuông, hay hình tròn rộng để khoe một phần da thịt mịn màng hoặc khoe dây nữ trang đeo cổ.
Ngoài kiểu áo hở cổ lại có mốt là aó không cổ, tức là cổ aó cắt sát chân cổ, chỉ có đuờng viền nhỏ quanh cổ mà thôi.
Mốt cổ aó bà Ngô Đình Nhu này không đuợc mặc ở trường Trưng Vuơng. Thuở đó tôi còn nhớ, lúc năm đệ tứ, hay tam, mấy chị đệ nhị hay đệ nhất, aó mặc chít eo chật quá, để khoe vòng số hai nhỏ xíu, là bị các bà giám thị gọi lên văn phòng, “chỉnh” cho và bắt về nhà thay aó. Thập niên đó, cô đào Người Pháp Brigitte Bardot,đang là thần tượng cho nhiều học sinh , sinh viên lúc bấy giờ. BB có mái tóc dài buông lơi đến quá lưng rất là quyến rũ. Tóc cũng hơi đánh rối phiá trước. Nên nhiều nữ sinh bắt chước kiểu tóc của nàng. Tại Trưng Vương, nữ sinh nào tóc đánh rối cao quá, cũng bị các bà giám thị tóm vô văn phòng, bắt gỡ tóc chải lại. Ngoài ra cũng tuyệt đối cấm mặc aó dài mà chỉ mặc su chiêng ở trong. Các nữ sinh của trường đều phải mặc aó lá mỏng ngắn bên trong aó dài, ngoại trừ aó dài nào may bằng hàng teteron dầy, khiến các bà giám thị hay giám học không nhìn thấy su chiêng thì mới thoát.
Cũng ở thập niên này, aó dài đuợc chế biến thêm là kiểu aó ba tà. vạt aó phía truớc xẻ từ cổ xuống thành hai tà phiá truớc, và dùng khuy tàu đính từ cổ aó một hàng khuy dài đến tận eo bụng ở vạt trước. Tay aó raglan, hàng may aó thuờng đuợc lựa là hàng gấm, mốt aó này cũng không đuợc chuộng cho lắm,
Thập niên 60, lại phát minh ra aó vẽ, người mặc aó vẽ đầu tiên, phát minh ra kiểu aó vẽ là HKL, khi đó mới đệ ngũ, tự mình vẽ lấy aó. Ai đã đi chợ tết vào thập niên đó, chắc hẳn có người đã nhìn thấy và còn nhớ một cô bé với chiếc aó dài mầu hồng phấn, vạt aó vẽ hình một thiếu nữ phù tang, che dù, mặc kimono đi duới hàng cây anh đào, hoa anh đào rơi lả tả từ ngực xuống tận gấu áo. Tấm aó vẽ ngày đó đã lôi keó bao sự tò mò của mọi người đi chợ tết khi nhìn chiếc áo dàí đặc biệt như thếù. Nhưng với trí óc của tuổi học trò đệ ngũ, đã không biết là có những thứ sơn có thể vẽ trên vảiù, để mình có thể làm giàu bằng sự sáng tạo đó. Aó HKL vẽ bằng mầu nuớc, giặt một lần là hết. Đến hai ba năm sau Saigòn mới có aó vẽ do các nhà thuơng mại và hoạ sĩ hợp tác. Áo vẽ thịnh hành từ thuở đó, nhưng đâu có ai biết rằng, nguời đầu tiên nghĩ ra vẽ trên vải aó, và nguời đầu tiên mặc chiếc aó vẽ thuở đó là một cô bé mới 13 tuổi đầu, nay đang ngồi viết bài này và nhớ lại một thuở học trò xa xưa!
Cũng ở thập niên này, phụ nữ lăng xê mốt mặc áo dài với quần tây may ống thẳng, chán rồi đổi qua mốt quần xéo, may bằng những hàng mềm, và quần may đuợc xếp vải thật xéo để cắt cho ống thật rộng, rất tốn vải. Muốn diện đẹp và có tiền thì may quần bằng hàng mouseline mỏng, có lót, coi rất tha thướt và duyên dáng, hàng may quần cũng chỉ là mầu đen, hay mầu trắng.
8.Sau 75, thì chiếc aó dài bị cách mạng cho là loại y phục hủ hoá, làm giảm thiểu mức sinh hoạt của phụ nữ, nên chiếc aó dài hầu như bị biến mất ở thành thị. Không hiểu có phải chiếc áo dài xinh xắn bị ruồng rẫy một cách oan uổng đáng thương vìø do thời điểm nghèo khó của đất nước lúc bấy giờ? Vì mỗi gia đình một năm chỉ đuợc chính phủ cho mua vài mét vải, thì lấy đâu ra may aó dài? Ngay may quần mặc thuờng còn không đủ chiều dài cho những ai có chiều cao tốt nữa, nên quần mặc cũng ngắn cũn cỡn.
Những chiếc aó dài của thời vàng son truớc 75 nay đuợc cắt lấy hai vạt aó để may aó ngắn. Và thảm thương hơn nữa cho nhiều chiếc aó dài xinh đẹp của một thời xa xưa đó, nay nằm tủi buồn bên lề phố, chủ nhân nó phải ngậm ngùi bán nó đi để đổi lấy chút cơm gạo cho gia đình sống qua bữa, hoặc gom góp, chắt bóp để có tiền thăm nuôi chồng trong trại cải tạo.
Thỉnh thoảng tôi nhận đuợc thư gia đình và bạn bè thân còn kẹt lại bên quê nhà, thư chuyển qua đường bên Pháp rồi mới đến Mỹ, ngụy trang mọi cách, từ hình thức đến nội dung để đến đuợc tay mình. Nhìn hình ảnh những người bạn học xinh đẹp ngày xưa của một thời hoa gấm, một thời óng ả duyên dáng trong những chiếc aó dài duyên dáng. Nay thì…tuy vẩn còn đượïc dậy học, nhưng nét mặt không dấu nổi nét buồn rầu u ám đến thảm haị. Thân phận cô giáo nghèo nàn trong chiếc aó ngắn bạc mầu, và chiếc quần đen cũ kỹ ,dáng dấp đã thay đổi, nét vất vả hằn trên khuôn mặt, trông bạn không khác gì mấy người buôn bán hàng rong ngoài chợ truớc 75. Nhìn hình ảnh bạn mà xót xa lòng!
9.Thế rồi qua thập niên 80, chiếc aó dài đuợc rón rén về lại với dân thành thị Saìgòn, nhưng ở thời điểm này chiếc aó dài mất đi nét tha thướt duyên dáng truyền thống. Không biết có phải vì điều kiện khó khăn nghèo nàn của đất nuớc đã ảnh hưởng đến chiều dài, ngắn, của vạt aó đuợc may không? Bởi vì ở giai đoạn này, có thể nói là giai đoạn xấu nhất về mốt của aó dài. Tà áo ngắn cũn cỡn, hầu như chỉ dài hơn đầu gối tý chút mà thôi, vạt áo lại may nhỏ, kích aó cũng quá cao, nhìn người mặc aó, thấy như áo bị hớt lên. Giai đọan này chiếc nón lá cũng bị thay đổi kích thước nữa, Chiếc nón lá thuờng là vật làm tăng thêm nét duyên dáng rất nhiều cho thiếu nữ khi họ mặc aó dài. Nhưng sau 75, vòng nón ,đường kính đã bị thu nhỏ đi nhiều, khiến chiếc nón mất đi nét đặc thù của nó. Nhìn cái nón khá giống một loại mũ, hay giống giống kiểu nón của người Trung Hoa, nghĩ thật đáng tiếc!
10.Buớc vaò thập niên 90, mốt aó dài lại đuợc thay đổi lần nữa, Lần này thì khá hơn. Khi mà Việt Nam có bộ mặt sung túc hơn thời điểm của thập niên 80, vì do sự tài trợ của Việt kiều đổ đô la về giúp thân nhân, người dân thành thị ở Sàigòn đã có bộ mặt sáng sủa hơn, nên mốt aó dài cũng đuợc thay đổi luôn. Tà aó đuợc may dài hơn, cổ aó cao hơn, hàng may aó mầu sắc cũng đẹp hơn, Áo thêu, aó vẽ trở nên thịnh hành ... và người ta còn sáng chế ra kiểu mặc quần màu, thuờng là cùng mầu với hàng aó, hoặc chọn một mầu trong aó dài hoa đó. Nhìn những áo này, vẻ đẹp xấu tuỳ theo quan niệm mỗi người. Riêng cá nhân tôi, thì tôi vẫn thấy aó dài mặc với quần đen hay trắng là đẹp nhất.
11.Thập niên 2000 thì phải nói chiếc aó dài Việt Nam đã đuợc buớc vào giai đoạn toàn mỹ nhất từ xưa đến nay. Bây giờ người dân ở Sàigòn đã diện lắm rồi vì cuộc sống đã sung túc hơn xưa rất nhiều nhờ những ngoại tệ của các nuớc đầu tư vào nền thuơng mại ở Việt Nam, nên hàng hoá tràn đầy, do đấy tơ lụa gấm vóc còn nhiều hơn thời điểm trước 75 nữa.
Ngoài ra hiện nay tại Việt Nam có nhiều nghệ sĩ vẽ kiểu mẫu thời trang về y phục. Họ đã rất thành công vì thiết kế đuợc nhiều kiểu aó dài độc đáo vàø quá đẹp. Những người vẽ kiểu mẫu áo dài này đã biết mang sắc thái cổ xưa vào phần thiết kế áo dài, để vẫn giữ đuợc những nét đặc thù của một loại y phục có lẽ là đẹp nhất Á Châu. Họ đã dùng những loại tơ, luạ in hình hoa văn, và dùng những loại luạ mềm để làm tăng nét tha thuớt uyển chuyển của nguời phụ nữ Việt Nam. Sự pha trộn về mầu sắc lại rấùt hài hoà, và chú trọng sự cắt ráp hoa để tạo nên những đuờng nét độc đáo của aó. Áo dài của giai đoạn này đã đạt đến mức tuyệt đỉnh về cả mỹ thuật lẫn kỹ thuật . Các nhà thiết kế về áo dài còn phối hợp đuợc cái đẹp của Tây phương mang vào y phục Việt Nam, như những chiếc aó hở một bên vai, khoe cánh tay trần trắng nõn nà, hoặc những chiếc aó hở cả phần ngực trên và vai, lộ hai cánh tay trần, người mặc được choàng ra ngoài chiếc khan san mỏng, dài để che bớt cánh tay, và vẫn quyến rũ. Hoặc aó không dùng tay raglan, mà là khoá keó phiá sau lưng để phần ngực aó đuợc mượt mà…v..v… Thêm vào giới phụ nữ trẻ ở quê nhà, hay ngay cả bên hải ngoại, họ đều có chiều cao hơn phụ nữ ngày xưa, do đấy khi các thiếu Việt Nam mặc chiếc aó dàì, với thân hình dong dỏng cao, chân dài , buớc đi uyển chuyển trong chiếc quầân tơ óng muợt, thật không một y phục Á Châu nào có thể quyến rũ và gợi cảm hơn chiếc aó dài VN trong thời kỳ hưng thịnh này,
Các Tin Khác