Tăng sĩ Phật giáo Trung Hoa triều đại nhà Đường
Nếu có một tôn giáo phổ thông ở Trung Hoa, thì đó là Phật giáo, và tôn giáo đó đã lan truyền sang các quốc gia láng giềng như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mặc dù hiện nay Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuân thủ chủ nghĩa thế tục, truyền thống và văn hóa của xã hội Trung Quốc trên đất liền chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo. Độc đáo, Phật giáo là một khái niệm Ấn Độ hiện diện và được xã hội Trung Quốc đón nhận rất nhiều trong nhiều thế kỷ.
Tất nhiên không phải tất cả thời gian Phật giáo có nguồn gốc từ các quốc gia láng giềng với truyền thống khác nhau, và văn hóa nổi bật có thể dễ dàng được chấp nhận. Một số hồ sơ lịch sử phát sinh những ghi chép qua những thời kỳ pháp nạn của Phật giáo Trung Quốc. Nhưng lịch sử chứng minh Phật giáo có thể phát triển để thích nghi với truyền thống địa phương ở đó.
Về lịch sử niên đại Phật giáo du nhập vào Trung Hoa đại lục không chính xác (mặc dù lịch sử ghi lại bằng chứng về sự hiện diện của ảnh hưởng Phật giáo ở Trung Quốc từ những năm 60 sau Tây lịch). Bản thân Phật giáo đã trải qua đỉnh cao vào triều đại nhà Đường (618-907).
Thậm chí Giáo sư Tiến sĩ Robert Eno từ Đại học Ấn Độ, giảng dạy chuyên khoa Lịch sử và Văn hóa Viễn Đông viết rằng: “Triều đại nhà Đường (唐朝), cai trị một Vương quốc thống nhất Trung Hoa từ năm 618 đến năm 907, đã tôn vinh Phật giáo Quốc đạo. Nếu có một tôn giáo phổ thông ở Trung Hoa, thì đó là Phật giáo, và tôn giáo đó đã lan truyền sang các quốc gia láng giềng như Hàn Quốc và Nhật Bản”.
Mặc dù ánh sáng từ bi trí tuệ Phật giáo đã tỏa sáng trước triều đại nhà Đường rất lâu, chính trong thời đại nhà Đường này, Phật Phật giáo đã trải qua thời kỳ hoàng kim, nơi nhiều vị Hoàng đế anh minh là Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, hoặc ít nhất cũng ủng hộ sự lan truyền của Phật giáo. Vào thời điểm này, nhiều vị tăng sĩ Phật giáo Trung Quốc đã được giáo dục đào tạo căn bản, thậm chí trở thành nhà thơ nổi tiếng.
Văn hóa và triết học Phật giáo từ Ấn Độ đã được du nhập và được nhà cầm quyền và công chúng chấp nhận như là một phần của truyền thống xã hội Trung Quốc, và kết hợp với những hiểu biết bản địa của Trung Quốc đã tồn tại vào thời đó, đặc biệt là Đạo giáo và Khổng giáo. Pháp mạch của Thiền tông Phật giáo Trung Hoa phát triển thành một luồng ưu thế và sau đó pháp mạch Thiền tông Trung Hoa chảy vào Hàn Quốc và Nhật Bản. Một số Thiền sư nổi tiếng từ triều đại nhà Đường tiêu biểu như Mã Tổ Đạo Thiền sư Nhất (馬祖道一,709-788), Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 720-814), Thiền sư Hoàng Bá Hy Vận (黃蘖希運,?-850). . . Tại thời điểm này có rất nhiều vị tăng sĩ Phật giáo từ Ấn Độ và Trung Á đến Trung Hoa và ngược lại.
Nhà Chiêm bái và Học giả
Một trong số đó là câu chuyện Đường tăng Trần Huyền Trang. Cùng với vài vị tăng sĩ cùng mục đích với Ngài, Pháp sư Trần Huyền Trang đệ trình lên Hoàng đế Trần Thái Tông một bản thỉnh cầu được phép hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ. Bằng một sắc lệnh Trần Thái Tông Hoàng đế đã bác lời thỉnh cầu của Ngài. Nhưng vị Pháp sư tuyệt vời này không phải dễ bị nao núng trước một chướng duyên như thế.
Vào tháng 08 niên hiệu Trinh Quán thứ 3 (629 Kỷ nguyên Tây lịch), Pháp sư Huyền Trang đơn điệu một mình khởi sự cuộc hành trình, mặc dù các pháp hữu của Ngài đã bỏ cuộc. Lúc bấy giờ Ngài 26 tuổi.
Pháp sư Trần Huyền Trang từng bước chân an lạc cất bước hành hương chiêm bái quê hương Đức Phật Ấn Độ, duy nhất để tham học Chính pháp Phật đà và sưu tầm Tam tạng giáo điển. Với mục đích duy nhất này, trong cuộc hành hương chiêm bái, Ngài không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để học chính pháp với bất cứ ai có biệt tài riêng biệt về một bộ phận nào trong kinh điển. Dầu cuộc hành trình của Ngài đầy gian khổ, trên lộ trình vượt xuyên quốc gia, đến nước nào, Ngài liền tìm hỏi người bản xứ có một vị Pháp sư, Luật sư, Thiền sư, Luận sư nào xuất sắc tại địa phương đó, và Ngài liền sẳn lòng đến cầu học với vị ấy.
Tại quê hương Đức Phật Ấn Độ, hoạt động chính của Pháp sư Trần Huyền Trang là học hỏi, thuyết pháp, tranh biện và chiêm bái các Thánh tích Phật giáo, sau khi trở về Trung Hoa cho đến khi Viên tịch, phần lớn thời gian Ngài chú tâm vào việc dịch Tam tạng giáo điển Phật giáo từ Phạn văn sang Hán ngữ. Vì một trong những mục đích cuộc Tây du của Ngài là sưu tầm các bản Phạn văn quan trọng về phổ biến tại Trung Hoa, nên Ngài đã thỉnh về rất nhiều Kinh điển Phạn văn để dịch ra Hán Ngữ.
Tam tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang từ Ấn Độ trở về đến quê nhà Trung Hoa vào năm 645 sau Tây lịch và từ năm này cho đến khi từ giã trần gian, Ngài chuyên chú dịch 75 tác phẩm ra thành 133 tập. Sau khi hội kiến Hoàng đế Đường Thái Tông (唐太宗, 599-649), Pháp sư ngụ tại ngôi già lam Hoằng Phước Tự và chuẩn bị mọi việc để khởi sự dịch 600 quyển kinh Phạn văn Ngài đã thỉnh về.
Dĩ nhiên, mục tiêu là để xã hội Trung Hoa ngày thêm hiểu được giáo lý và triết học của Phật giáo. Và cũng nhờ Đường tăng Trần Huyền Trang, bây giờ chúng ta có thể hiểu lịch sử của nền văn minh dọc theo con đường tơ lụa vào thời điểm đó bởi vì Ngài đã ghi lại hành trình của Ngài “Đại Đường Tây Vực Ký-大唐西域記”.
Ngoài ra, nhờ những nỗ lực của Đường tăng Trần Huyền Trang và một số vị cao tăng người Trung tăng khác, người Trung Hoa (đặc biệt là các vị tăng sĩ Phật giáo), thông thạo Phạn ngữ và đã trở thành ngôn ngữ chung (lingua franca) của Phật giáo sang Trung Quốc. Ví dụ Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh (三藏法師義淨, 635-713) đã ghi chép về các chuyến Hành hương chiêm bái của Ngài góp phần vào sự hiểu biết thế giới của Vương quốc cổ đại Srivijaya, cũng như cung cấp thông tin về các Vương quốc khác nằm trên tuyến đường giữa Trung Hoa và Đại học Phật giáo Nalanda ở Ấn Độ. Ngài đã viết nhiều sách về truyền thống, văn hóa, văn minh và ngôn ngữ trong suốt hành trình 25 năm vân du đó đây hành hương, chiêm bái tham học Phật pháp. Ngài cũng là người thực hiện một số bản dịch của một số lượng lớn các kinh điển Phật giáo sang tiếng Hán.
Trong cuộc hành hương, chiêm bái nhị vị Pháp sư Huyền Trang, Nghĩa Tịnh nghiên cứu tiếng Phạn từ tăng sĩ Phật giáo ngoại quốc mà các Ngài trên lộ trình du hóa. Ngài Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đã dành thời gian 7 năm ở Vương quốc vạn đảo Indonesia để học tiếng Phạn trước khi đến Ấn Độ. Trong thời gian ở Vương quốc Vạn đảo Indonesia, Ngài đã ca ngợi sự vĩ đại của Vương quốc Srivijaya và khuyên các vị tăng sĩ Phật giáo Trung Hoa đến và học tập tại Vương quốc vạn đảo này, trước khi tiếp tục cuộc hành trình đến Đại học Phật giáo Nalanda, Ấn Độ.
Vương quốc Srivijaya là một liên minh kiểu Hoa Tạng giới Mandala gồm nhiều quốc gia cổ đại từng tồn tại ở miền Đông Sumatra, bán đảo Maylay và một phần Borneo và Java, hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 7-8 và kết thúc vào cuối thế kỷ 13.
Trung tâm của liên minh này là nhà nước bá chủ của người Malaysia mà kinh đô là Srivijaya – ban đầu ở hoặc gần Palembang rồi về sau dời đến Jambi. Các nhà nước khác là những nhà nước độc lập và làm những chư hầu. Sự thịnh vượng của liên minh này nằm ở lợi thế của nó về mặt thương mại trên hàng hải, đóng vai trò là trung chuyển trong việc buôn bán giữa Ấn Độ và thế giới Ả Rập với Trung Hoa.
“Ở thành phố Bhoga, chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo đã hiện diện hơn 1.000 vị, tâm trí của họ được học Phật pháp và nghiêm trì giới luật. Chư tôn tịnh đức tăng già nơi đây khảo cứu và nghiên cứu tất cả các chủ đề như truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda ở Ấn Độ; Quy tắc và Nghi lễ không khác nhiều. Nếu một vị tăng sĩ Phật giáo Trung Hoa hy vọng sẽ đến Tây Trúc (Ấn Độ) để nghe và đọc những kinh điển gốc Phạn ngữ, thì các vị ấy nên ổn định trong 1 hoặc 2 năm và học các Quy tắc thích nghi. . .”.
Vào thế kỷ thứ 7 sau Tây lịch, 3 vị Cao tăng vĩ đại từ Ấn Độ du hóa đến Trung Hoa. Ba vị Cao tăng Phật giáo tiêu biểu như các Ngài Tam tạng Thiện Vô Úy (śubhākārasiṃha-善無畏; 637–735), Kim Cương Trí (Vajrabodhi-金剛智, 671–741) và Bất Không (Amoghavajra-不空, 705–774). Ba vị Thánh tăng này đã mang giáo lý Mật giáo Kim Cương thừa trở nên phổ biến ở Trung Hoa và thành lập Tangmi.
Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7 và thịnh hành vào thế kỷ thứ 8 với sự xuất hện của ba vị Cao tăng Ấn Độ này. Ba vị Thánh Tăng này được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Thánh Tăng Thiện Vô Úy được phong chức Quốc sư, là người dịch Đại Nhật kinh, kinh căn bản của Mật tông Kim Cương thừa, ra chữ Hán với sự hỗ trợ của Đại sư Nhất Hạnh. Dòng truyền thừa vào Trung Hoa xuất phát từ một ngôi trường Giáo dục đào tạo tiêu biểu nhất thế giới Đại học Phật giáo Nalanda, Ấn Độ. Cả 3 vị Thánh Tăng: Kim Cang Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không từng được Sư Long Trí (là đệ của Ngài Long Thọ) truyền pháp.
Nhờ những nỗ lực của các Ngài, ngày thêm có nhiều vị Tăng tài đức Phật giáo Trung Hoa hiểu Phạn ngữ và sau đó dạy cho các thế hệ sau này.
Nhiều năm sau, ngôi Già lam cổ tự Đại Hưng Thiện (大興善寺), Tổ đình của Mật tông, Kim Cương thừa Phật giáo Trung Hoa, Đại Từ Ân Tự (大慈恩寺) huyện Nhạn Tháp khu, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Tiến Phúc Tự (荐 福寺 ), tọa lạc phía nam thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc được chỉ định là ba trung tâm dịch thuật kinh điển Phạn ngữ sang tiếng Hán vào triều đại nhà Đường.
Cư sĩ Upasaka Sasanasena Seng Hansen
Hiện du học tại Úc
(Nguồn: Situs Berita Buddhis, Indonesia)
Theo Vân Tuyền