Trình tự hôn sự ngày xưa
Ngày đăng: 07:20:19 12-08-2020 . Xem: 1843
Lễ tục Cưới gả đã có từ trước tới nay vẫn còn được mọi người trong nước và ngoài nước áp dụng. Đây là điểm nổi bật trong phong tục tập quán đặc trưng nhất của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Cho đến thời đại này, tuy có nhiểu thay đổi theo đà phát triển hiện đại nhưng Lễ Tục vẫn là nền tảng chủ đạo cho mọi lễ nghi.
Xưa gọi là Hôn-Lễ, vì nó có ý nghĩa riêng, vì theo lễ tục xưa người ta làm lễ cưới vào buổi chiều tối. Bởi vì, buổi chiều tối là lúc Dương qua -Âm lại, Âm – Dương giao hoán với nhau được thuần, cho nên dùng giờ này để làm Hôn-Lễ, tức là thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất.
1- Lễ Vấn Danh
Để chuẩn bị cho hôn sự thì bắt đầu bằng việc trao canh thiếp gọi là Lễ Vấn Danh (hay là cầu thân). Bên nhà trai sẽ biên canh thiếp tên họ và tuổi của người con trai đưa sang nhà gái, nếu như nhà gái bằng lòng cho đi coi mắt thì nhà gái cũng trao canh thiếp cho biết cô gái ấy tên họ gì, mấy tuổi, sanh tháng nào..v.v… Vì hồi xưa một họ với nhau gọi là đồng tông tộc, họ không khi nào cưới hỏi lấy nhau.
2- Lễ Sơ Vấn
Lễ thứ hai là Lễ Sơ Vấn, tức là Ông Mai đến nhà gái xin cho biết nhà trai bằng lòng kết tình thông gia với nhà gái, và xin cho bên nhà gái biết ngày làm Lễ Đại Ðăng Khoa (tức là Lễ đám hỏi). Lễ Ðám Hỏi tuy vậy mà quan trọng hơn lễ cưới (có nơi còn gọi là “Hàng Rào Thưa”). Trong lễ này, lễ vật trọng yếu là một đôi bông tai (đôi bông tai ví như cái “Hoa” con gái), trầu cau và một đôi đèn là lễ vật chính, còn những vật phẩm khác như trà, bánh, rượu là phụ thuộc; nhà giàu sang thì bông tai hột xoàn, hoặc thêm dây chuyền hay vòng vàng cũng được. Thường thường lễ hỏi thì bên nhà gái có mời bà con thân thuộc trước một bữa thiết tiệc đãi đằng. Cho nên có khi người ta nài bên trai phải đài thọ, lễ ấy nhiều tiền hay ít do hai bên thỏa thuận. (Hồi xưa, con heo đám hỏi nhiều lắm là 20 đồng bạc.)
3- Lễ Đại Đăng Khoa (Lễ Đám Hỏi)
Lễ Đám Hỏi gia đình bà con nhà trai qua nhà gái, lẽ đương nhiên là có ông mai, bà mai, ông sui trai và bà sui trai. Như nhà khá giả thì có người phụ rể bưng khay trầu rượu. Lễ này có têm bốn miếng trầu cau, hai cái chung. Hồi xưa, đám cưới, đám hỏi người ta rót rượu bằng cái chung miệng tròn, có ý nghĩa “Thủy chung như nhất”; còn đựng rượu thì dùng cái bầu có ba khía gọi là cái ” Cô “, chứ không phải dùng cái nhạu rượu như bây giờ. Bộ khay hộp gồm có bốn miếng trầu cau và rượu, chú rể mang cái quả đỏ trong ấy có một đôi bông tai cho nàng dâu, và ngoài cái quả là cặp đèn để đốt cúng ông bà bên gái. Lễ này, chú rể mặc áo rộng (áo thùng) bên ngoài. Trong khi họ nhà trai đến nhà gái thì để Ông Mai vô nhà trước, rồi đến ông sui trai, bà sui trai và họ hàng đi tiếp theo sau. Chú rể đi vô sau, khi bước vào chú rể nên đi chậm rãi và cúi đầu chào họ hàng bên nhà gái. Khi bên nhà gái mời quan khách an tọa xong, rồi thì đoạn Ông Mai trình bày lễ phẩm của nhà trai đem sang và lên đèn để cho chú rể làm Lễ Từ Ðường và họ hàng bên gái. Chú rể không được ngồi chung với quan khách và họ đang gái khi chưa làm Lễ Từ Ðường. Sau khi trình lễ xong rồi thì bên gái mời vị nào lớn hết trong họ hàng mở cái quả đỏ có để đôi bông tai cho nàng dâu của nhà trai, trong giai đoạn này thì bên nhà gái cho gọi cô dâu ra nhận lễ và chào mừng họ hàng nhà chồng. Cô gái bẽn lẽn nhận lễ và mừng thầm…
Sau khi lễ này xong rồi thì chú rể mới chính thức xưng hô là con rể của nhà gái. Tiệc tùng viên mãn tự nhiên, họ đàng trai xin kiếu ra về, chú rể ở lại về sau, nếu như đường sá xa xôi bất tiện thì bên gái cũng cho phép chú rể về theo một lượt với họ nhà trai. Khi quan khách kiếu từ ra về, cô dâu cũng ra đưa khách và cha mẹ chồng tương lai một cách thích thú và vui mừng. Như vậy là xong lễ hỏi vợ. Sau khi xong lễ đám hỏi, cô dâu tương lai sẽ đi biếu trầu cau và quà bánh của nhà trai cho họ hàng lối xóm. Ý của người xưa bày ra như vậy có nghĩa là cho trong láng giềng biết rằng con gái mình sắp có nơi trao thân gửi phận.
Sau khi xong lễ hỏi rồi, cứ mười lăm ngày thì chàng rể tới nhà cha mẹ vợ thăm viếng một lần, nhằm ngày Mùng 1 và Ngày Rằm, sự thăm viếng này để cho chàng và nàng quen nhau, vì hồi xưa trai gái ít được tự do như bây giờ. Ðến mùng 5 và ngày Tết, chàng rể luôn luôn đi tết quà bánh bên nhà gái và Ông Mai; và có cuộc lễ gì quan trọng thì hai đàng sui gia mời nhau luôn. Chàng rể mới đi trình diện bên nhà gái mà tục gọi là “Ði làm rể”, đó là một sự thích thú của thanh niên thôn quê hồi xưa, sự sung sướng nhất đời là ngày đi đến nhà cha mẹ vợ thăm người bạn chăn gối tương lai của mình. Chàng rể “đi làm rể” luôn luôn mặc áo dài, đầu bịt khăn xéo, không bịt khăn đen.
Nhưng, như vậy khi đến nhà cha mẹ vợ gặp việc gì nặng nhọc, chàng cũng làm giúp hẳn hoi. Sự đi làm rể như thế, chừng nào ông già vợ hoặc bà già vợ cho về thì mới được về.
4- Lễ Viếng Sui và Thăm Dâu
Trước ngày làm lễ cưới thì có một lễ gọi là Lễ Viếng Sui và Thăm Dâu, lễ này đơn giản chỉ có ông mai và hai vợ chồng sui trai (thường kết hợp chung một dịp với Lễ Sỉ Lời). Lễ này, bên sui trai có cho cô dâu đồ nữ trang, nhiều hay ít tuỳ theo gia cảnh, gia đình khá giả thì khác hơn nhà nghèo, tuỳ phương tiện mà cho nàng dâu chút ít nữ trang.
5- Lễ Sỉ lời
Bên nhà gái cho bên nhà trai biết sẽ đòi những lễ vật như thế nào, rồi đàng trai cho bên nhà gái biết ngày giờ sẽ làm lễ cưới dâu về nhà trai. Ông bà ngày xưa xem ngày cẩn thận, xem trong sách Ngọc Hạp và Thông Thơ, rồi tra lại ngày giờ trong lịch Ðại Bản, chọn được những ngày Nhân Chuyên, Sát Cống và Bất Tương mới làm lễ cưới.
6- Lễ Tiểu Đăng Khoa (Lễ Cưới)
Sau khi làm Lễ ăn hỏi (tức là lễ Đại Đăng Khoa) rồi chừng năm – ba tháng sau thì bên sui trai chọn ngày làm Lễ cưới (gọi là lễ Tiểu Ðăng Khoa). Trước khi làm Lễ Cưới phải đến sở tại, biên tên họ hai đàng sui gia và chàng rể, nàng dâu, tại văn phòng chánh lục bộ (trình bát nhựt) bây giờ thì gọi là Uỷ viên Hộ tịch. Hội đồng xã dán bố cáo nơi trụ sở 10 ngày, sau khi hai đàng làm lễ cưới. Sự trình khai như vậy để đề phòng có ai ra ngăn cản gì không và cũng chứng tỏ cuộc hôn lễ ấy được trong sạch hoàn toàn, bên trai và gái vẹn toàn tiết hạnh.
Trong Lễ Cưới – chàng rể mặc áo rộng xanh, bịt khăn đen, có che lộng. Còn nàng dâu cũng mặc áo rộng, đội nón thúng, cũng có lộng che, ở Nam Việt còn gọi là “nón cụ quai tơ” và khảm vàng xanh quai. ” Còn duyên nón thúng, quai thau khảm vàng “.
Lễ vật chính gồm có một đôi đèn, khay trầu, rượu, lễ này có sáu miếng trầu và sáu miếng cau (có ý nghĩa là đủ sáu lễ). Ðôi mâm trầu, một ché rượu, nhưng ở bên nhà gái cầu kỳ muốn đòi một con heo cưới, và nài phải đi hôm ấy, thì bên nhà trai phải đóng củi khiêng đi theo với họ đàng trai, trong khi làm lễ rước nàng dâu; mâm trầu cũng có hai người khiêng, ché rượu cũng có hai người khiêng. Còn như đàng trai điều đình thế tiền con heo cho bên nhà gái thì hôm ấy khỏi phải khiêng con heo trong củi.
Vì sao mà nhà gái cầu kỳ như vậy ? Vì bên nhà gái chứng tỏ rằng nhà gái cũng đủ sức mua heo để thết tiệc, chứ không phải thiếu thốn chi, nhưng theo lễ thì phải có. Về sau này, người ta nhận thấy sự khiêng heo đi bất tiện, nên người ta điều đình thế tiền (tục lệ này bãi bỏ từ hơn 60, 70 năm nay).
Lễ Cưới ở nước ta tuy hiện là đời mới, nhưng lễ chánh là trầu cau và đôi đèn là cần lắm. Ngày xưa bên nhà trai mang sang nhà gái một đôi đèn để làm Lễ Từ Ðường, thì bên nhà gái cũng sắm sẵn đôi đèn hẳn hoi để đáp lại, gọi là cặp đèn “Tống Hôn”. Nếu hai bên sui gia thuộc hạng sang trọng thì bên nào cũng cố gắng làm một cặp đèn cho tuyệt đẹp, có bông hoa rất là thẩm mỹ.
Lễ Cưới thì bên trai tuỳ theo nhà gái như đủ phương tiện thì người đi rước dâu đông đảo lắm, và cũng liệu đường đi xa thì có dùng tiệc bên nhà gái, còn như ở gần thì bên trai xin để uống nước rồi rước dâu. Bên sui trai cũng muốn đãi nhà gái bữa tiệc ấy cho đúng đắn đầy đủ sự trọng vọng và thân tình. Nếu như bên trai có nhiều bà nhiều cô khéo léo, thì hôm ấy là buổi thi đua nấu nướng những món ngon vật lạ, bánh trái ê hề. Có nhiều nhà giàu hồi xưa keo kiệt đến mức “vắt cổ chày ra nước”, thường thường cho những bạn bè ăn những phần cơm hẩm canh dư, năm giờ sáng đã ra đồng cuốc đất, sáu bảy giờ tối mới về đến nhà mà chưa rồi công việc, nhưng trong mấy ngày này cũng đãi được mọi người ăn no nê thả cửa.
Xưa gọi là Hôn-Lễ, vì nó có ý nghĩa riêng, vì theo lễ tục xưa người ta làm lễ cưới vào buổi chiều tối. Bởi vì, buổi chiều tối là lúc Dương qua -Âm lại, Âm – Dương giao hoán với nhau được thuần, cho nên dùng giờ này để làm Hôn-Lễ, tức là thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất.
1- Lễ Vấn Danh
Để chuẩn bị cho hôn sự thì bắt đầu bằng việc trao canh thiếp gọi là Lễ Vấn Danh (hay là cầu thân). Bên nhà trai sẽ biên canh thiếp tên họ và tuổi của người con trai đưa sang nhà gái, nếu như nhà gái bằng lòng cho đi coi mắt thì nhà gái cũng trao canh thiếp cho biết cô gái ấy tên họ gì, mấy tuổi, sanh tháng nào..v.v… Vì hồi xưa một họ với nhau gọi là đồng tông tộc, họ không khi nào cưới hỏi lấy nhau.
2- Lễ Sơ Vấn
Lễ thứ hai là Lễ Sơ Vấn, tức là Ông Mai đến nhà gái xin cho biết nhà trai bằng lòng kết tình thông gia với nhà gái, và xin cho bên nhà gái biết ngày làm Lễ Đại Ðăng Khoa (tức là Lễ đám hỏi). Lễ Ðám Hỏi tuy vậy mà quan trọng hơn lễ cưới (có nơi còn gọi là “Hàng Rào Thưa”). Trong lễ này, lễ vật trọng yếu là một đôi bông tai (đôi bông tai ví như cái “Hoa” con gái), trầu cau và một đôi đèn là lễ vật chính, còn những vật phẩm khác như trà, bánh, rượu là phụ thuộc; nhà giàu sang thì bông tai hột xoàn, hoặc thêm dây chuyền hay vòng vàng cũng được. Thường thường lễ hỏi thì bên nhà gái có mời bà con thân thuộc trước một bữa thiết tiệc đãi đằng. Cho nên có khi người ta nài bên trai phải đài thọ, lễ ấy nhiều tiền hay ít do hai bên thỏa thuận. (Hồi xưa, con heo đám hỏi nhiều lắm là 20 đồng bạc.)
3- Lễ Đại Đăng Khoa (Lễ Đám Hỏi)
Lễ Đám Hỏi gia đình bà con nhà trai qua nhà gái, lẽ đương nhiên là có ông mai, bà mai, ông sui trai và bà sui trai. Như nhà khá giả thì có người phụ rể bưng khay trầu rượu. Lễ này có têm bốn miếng trầu cau, hai cái chung. Hồi xưa, đám cưới, đám hỏi người ta rót rượu bằng cái chung miệng tròn, có ý nghĩa “Thủy chung như nhất”; còn đựng rượu thì dùng cái bầu có ba khía gọi là cái ” Cô “, chứ không phải dùng cái nhạu rượu như bây giờ. Bộ khay hộp gồm có bốn miếng trầu cau và rượu, chú rể mang cái quả đỏ trong ấy có một đôi bông tai cho nàng dâu, và ngoài cái quả là cặp đèn để đốt cúng ông bà bên gái. Lễ này, chú rể mặc áo rộng (áo thùng) bên ngoài. Trong khi họ nhà trai đến nhà gái thì để Ông Mai vô nhà trước, rồi đến ông sui trai, bà sui trai và họ hàng đi tiếp theo sau. Chú rể đi vô sau, khi bước vào chú rể nên đi chậm rãi và cúi đầu chào họ hàng bên nhà gái. Khi bên nhà gái mời quan khách an tọa xong, rồi thì đoạn Ông Mai trình bày lễ phẩm của nhà trai đem sang và lên đèn để cho chú rể làm Lễ Từ Ðường và họ hàng bên gái. Chú rể không được ngồi chung với quan khách và họ đang gái khi chưa làm Lễ Từ Ðường. Sau khi trình lễ xong rồi thì bên gái mời vị nào lớn hết trong họ hàng mở cái quả đỏ có để đôi bông tai cho nàng dâu của nhà trai, trong giai đoạn này thì bên nhà gái cho gọi cô dâu ra nhận lễ và chào mừng họ hàng nhà chồng. Cô gái bẽn lẽn nhận lễ và mừng thầm…
Sau khi lễ này xong rồi thì chú rể mới chính thức xưng hô là con rể của nhà gái. Tiệc tùng viên mãn tự nhiên, họ đàng trai xin kiếu ra về, chú rể ở lại về sau, nếu như đường sá xa xôi bất tiện thì bên gái cũng cho phép chú rể về theo một lượt với họ nhà trai. Khi quan khách kiếu từ ra về, cô dâu cũng ra đưa khách và cha mẹ chồng tương lai một cách thích thú và vui mừng. Như vậy là xong lễ hỏi vợ. Sau khi xong lễ đám hỏi, cô dâu tương lai sẽ đi biếu trầu cau và quà bánh của nhà trai cho họ hàng lối xóm. Ý của người xưa bày ra như vậy có nghĩa là cho trong láng giềng biết rằng con gái mình sắp có nơi trao thân gửi phận.
Sau khi xong lễ hỏi rồi, cứ mười lăm ngày thì chàng rể tới nhà cha mẹ vợ thăm viếng một lần, nhằm ngày Mùng 1 và Ngày Rằm, sự thăm viếng này để cho chàng và nàng quen nhau, vì hồi xưa trai gái ít được tự do như bây giờ. Ðến mùng 5 và ngày Tết, chàng rể luôn luôn đi tết quà bánh bên nhà gái và Ông Mai; và có cuộc lễ gì quan trọng thì hai đàng sui gia mời nhau luôn. Chàng rể mới đi trình diện bên nhà gái mà tục gọi là “Ði làm rể”, đó là một sự thích thú của thanh niên thôn quê hồi xưa, sự sung sướng nhất đời là ngày đi đến nhà cha mẹ vợ thăm người bạn chăn gối tương lai của mình. Chàng rể “đi làm rể” luôn luôn mặc áo dài, đầu bịt khăn xéo, không bịt khăn đen.
Nhưng, như vậy khi đến nhà cha mẹ vợ gặp việc gì nặng nhọc, chàng cũng làm giúp hẳn hoi. Sự đi làm rể như thế, chừng nào ông già vợ hoặc bà già vợ cho về thì mới được về.
4- Lễ Viếng Sui và Thăm Dâu
Trước ngày làm lễ cưới thì có một lễ gọi là Lễ Viếng Sui và Thăm Dâu, lễ này đơn giản chỉ có ông mai và hai vợ chồng sui trai (thường kết hợp chung một dịp với Lễ Sỉ Lời). Lễ này, bên sui trai có cho cô dâu đồ nữ trang, nhiều hay ít tuỳ theo gia cảnh, gia đình khá giả thì khác hơn nhà nghèo, tuỳ phương tiện mà cho nàng dâu chút ít nữ trang.
5- Lễ Sỉ lời
Bên nhà gái cho bên nhà trai biết sẽ đòi những lễ vật như thế nào, rồi đàng trai cho bên nhà gái biết ngày giờ sẽ làm lễ cưới dâu về nhà trai. Ông bà ngày xưa xem ngày cẩn thận, xem trong sách Ngọc Hạp và Thông Thơ, rồi tra lại ngày giờ trong lịch Ðại Bản, chọn được những ngày Nhân Chuyên, Sát Cống và Bất Tương mới làm lễ cưới.
6- Lễ Tiểu Đăng Khoa (Lễ Cưới)
Sau khi làm Lễ ăn hỏi (tức là lễ Đại Đăng Khoa) rồi chừng năm – ba tháng sau thì bên sui trai chọn ngày làm Lễ cưới (gọi là lễ Tiểu Ðăng Khoa). Trước khi làm Lễ Cưới phải đến sở tại, biên tên họ hai đàng sui gia và chàng rể, nàng dâu, tại văn phòng chánh lục bộ (trình bát nhựt) bây giờ thì gọi là Uỷ viên Hộ tịch. Hội đồng xã dán bố cáo nơi trụ sở 10 ngày, sau khi hai đàng làm lễ cưới. Sự trình khai như vậy để đề phòng có ai ra ngăn cản gì không và cũng chứng tỏ cuộc hôn lễ ấy được trong sạch hoàn toàn, bên trai và gái vẹn toàn tiết hạnh.
Trong Lễ Cưới – chàng rể mặc áo rộng xanh, bịt khăn đen, có che lộng. Còn nàng dâu cũng mặc áo rộng, đội nón thúng, cũng có lộng che, ở Nam Việt còn gọi là “nón cụ quai tơ” và khảm vàng xanh quai. ” Còn duyên nón thúng, quai thau khảm vàng “.
Lễ vật chính gồm có một đôi đèn, khay trầu, rượu, lễ này có sáu miếng trầu và sáu miếng cau (có ý nghĩa là đủ sáu lễ). Ðôi mâm trầu, một ché rượu, nhưng ở bên nhà gái cầu kỳ muốn đòi một con heo cưới, và nài phải đi hôm ấy, thì bên nhà trai phải đóng củi khiêng đi theo với họ đàng trai, trong khi làm lễ rước nàng dâu; mâm trầu cũng có hai người khiêng, ché rượu cũng có hai người khiêng. Còn như đàng trai điều đình thế tiền con heo cho bên nhà gái thì hôm ấy khỏi phải khiêng con heo trong củi.
Vì sao mà nhà gái cầu kỳ như vậy ? Vì bên nhà gái chứng tỏ rằng nhà gái cũng đủ sức mua heo để thết tiệc, chứ không phải thiếu thốn chi, nhưng theo lễ thì phải có. Về sau này, người ta nhận thấy sự khiêng heo đi bất tiện, nên người ta điều đình thế tiền (tục lệ này bãi bỏ từ hơn 60, 70 năm nay).
Lễ Cưới ở nước ta tuy hiện là đời mới, nhưng lễ chánh là trầu cau và đôi đèn là cần lắm. Ngày xưa bên nhà trai mang sang nhà gái một đôi đèn để làm Lễ Từ Ðường, thì bên nhà gái cũng sắm sẵn đôi đèn hẳn hoi để đáp lại, gọi là cặp đèn “Tống Hôn”. Nếu hai bên sui gia thuộc hạng sang trọng thì bên nào cũng cố gắng làm một cặp đèn cho tuyệt đẹp, có bông hoa rất là thẩm mỹ.
Lễ Cưới thì bên trai tuỳ theo nhà gái như đủ phương tiện thì người đi rước dâu đông đảo lắm, và cũng liệu đường đi xa thì có dùng tiệc bên nhà gái, còn như ở gần thì bên trai xin để uống nước rồi rước dâu. Bên sui trai cũng muốn đãi nhà gái bữa tiệc ấy cho đúng đắn đầy đủ sự trọng vọng và thân tình. Nếu như bên trai có nhiều bà nhiều cô khéo léo, thì hôm ấy là buổi thi đua nấu nướng những món ngon vật lạ, bánh trái ê hề. Có nhiều nhà giàu hồi xưa keo kiệt đến mức “vắt cổ chày ra nước”, thường thường cho những bạn bè ăn những phần cơm hẩm canh dư, năm giờ sáng đã ra đồng cuốc đất, sáu bảy giờ tối mới về đến nhà mà chưa rồi công việc, nhưng trong mấy ngày này cũng đãi được mọi người ăn no nê thả cửa.
__Nguồn: Nam Kỳ__
Các Tin Khác