Công năng của phước đức
Ngày đăng: 09:49:51 16-04-2015 . Xem: 4560
HCTA - Hẳn ai cũng biết câu: “Có tài mà cậy chi tài”, tài trí là cần thiết nhưng chưa đủ để đem đến thành công. Muốn thành công, ngoài tài trí cần phải có phước đức. Vì vậy, gieo trồng phước đức trong đời sống hàng ngày là một trong những nhân duyên quan trọng, góp phần đưa đến mọi thành công.
>>Luận đại thừa khởi tín Phần 1
>>Sự hình thành của A Tỷ Đạt Ma
Thế Tôn lúc sắp Thành đạo dưới cội bồ-đề, ngoài trí tuệ của thiền quán thì công năng của phước đức tích lũy trong nhiều kiếp tu hành đã phát huy dụng lực, góp phần đẩy lùi và quét sạch nội ma, ngoại chướng. Ngay cả ma vương Ba-tuần với binh hùng tướng mạnh cũng không khuất phục được công năng và dụng lực của phước đức thậm thâm vi diệu.
Không chỉ Thế Tôn, tứ chúng đệ tử của Ngài nếu vun bồi cội phước sâu dày thì mọi ma chướng, nghịch duyên đều không thể phá hại. Vì thế, “Này các Tỳ-kheo! Hãy làm phước chớ mệt mỏi” là một trong những pháp tu căn bản của những người con Phật. Dù xuất gia hay tại gia, nếu siêng năng gieo trồng và tích lũy được công đức, phước báo thì sự nghiệp ở trong đạo hay ngoài đời đều có cơ hội để thành công, mọi việc đều như nguyện.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có người tuân theo một pháp, chẳng rời một pháp, thì ma Ba-tuần chẳng thể được thuận tiện, cũng chẳng thể đến quấy nhiễu người. Thế nào là một pháp? Nghĩa là phước nghiệp công đức. Sở dĩ như thế là vì Ta tự nhớ khi xưa, lúc thành đạo dưới cội bồ-đề, cùng các Bồ-tát nhóm ở một nơi. Tệ ma Ba-tuần đem mấy ngàn vạn ức binh, đủ mọi tướng mạo, đầu thú mình người không thể kể xiết: Trời, Rồng, Quỷ thần, A-tu-la, Ca-lâu-la, Ma-hầu-la-già v.v... đều đến tụ họp. Ma Ba-tuần nói với Ta rằng:
- Sa-môn, mau mọp xuống đất!
Phật dùng sức phước đức lớn hàng phục được ma oán, các trần cấu tiêu mất, không có các uế nhiễm, liền thành đạo Vô thượng Chánh chơn. Các Tỳ-kheo nên quán nghĩa này. Nếu có Tỳ-kheo công đức đầy đủ, tệ ma Ba-tuần chẳng thể được thuận tiện phá hoại công đức ấy.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ này:
Có phước khoái lạc,
Người không phước khổ,
Đời này, đời sau,
Làm phước hưởng vui.
Như vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy làm phước chớ mệt mỏi.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hộ tâm,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.117)
Phước đức có công năng và diệu dụng vốn không thể nghĩ bàn như thế nên ai cũng cầu mong. Nhưng phước đức do thực thi các hạnh lành mà có, không phải do cầu xin mà được. Ấy thế mà không ít người đi lễ chùa hiện nay vẫn miệt mài khẩn thiết cầu xin. Xin Phật và Bồ-tát ban cho mình thật nhiều điều mà chẳng lưu tâm thực hành các hạnh lành. Đó chính là vấn đề vì sao ta luôn chí thành cầu nguyện mà chẳng được như ý.
“Hãy làm phước chớ mệt mỏi”, gieo cây đức, trồng cội phước bằng những việc làm thiết thực, trong khả năng có thể chính là cơ sở cho mọi thành công. Nhân quả luôn rõ ràng. Nên thay vì cầu cúng, dương sao, giải hạn, cải số, đổi mệnh, xem ngày giờ tốt xuất hành, khai trương v.v…, để cầu mong cho năm mới an lành và thịnh vượng, người Phật tử chánh tín hãy cố gắng làm phước, tạo đức.
Sẻ chia một phần rất nhỏ những tài vật mà mình đang có đến với mọi người là điều dễ làm nhất. Nếu ta còn khó khăn, tài vật ít thì hãy nói những lời tốt lành có tác dụng động viên, an ủi, khích lệ tinh thần đến với mọi người. Đôi khi ta chẳng có gì để cho và cũng không đủ lời hay để nói, chỉ cần thành tâm lắng nghe thôi cũng đã giúp người vơi khổ, bớt đau mà tạo ra phước đức vô lượng.
Những ngày đầu năm, thay vì cầu xin thật nhiều cho mình, hãy nghĩ đến mọi người, có lòng giúp đỡ mọi người, làm được điều gì tốt đẹp cho người thì làm ngay. Chư Phật, Bồ-tát luôn chỉ dạy cách tạo phước đức mà không ban cho ai phước đức. Chỉ có chính mình mới có khả năng tạo phước đức cho mình. Người Phật tử chỉ cầu xin Tam bảo luôn soi sáng, tích cực làm phước thiện không mệt mỏi để hưởng quả an vui.
>>Luận đại thừa khởi tín Phần 1
>>Sự hình thành của A Tỷ Đạt Ma
Thế Tôn lúc sắp Thành đạo dưới cội bồ-đề, ngoài trí tuệ của thiền quán thì công năng của phước đức tích lũy trong nhiều kiếp tu hành đã phát huy dụng lực, góp phần đẩy lùi và quét sạch nội ma, ngoại chướng. Ngay cả ma vương Ba-tuần với binh hùng tướng mạnh cũng không khuất phục được công năng và dụng lực của phước đức thậm thâm vi diệu.
Không chỉ Thế Tôn, tứ chúng đệ tử của Ngài nếu vun bồi cội phước sâu dày thì mọi ma chướng, nghịch duyên đều không thể phá hại. Vì thế, “Này các Tỳ-kheo! Hãy làm phước chớ mệt mỏi” là một trong những pháp tu căn bản của những người con Phật. Dù xuất gia hay tại gia, nếu siêng năng gieo trồng và tích lũy được công đức, phước báo thì sự nghiệp ở trong đạo hay ngoài đời đều có cơ hội để thành công, mọi việc đều như nguyện.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếu có người tuân theo một pháp, chẳng rời một pháp, thì ma Ba-tuần chẳng thể được thuận tiện, cũng chẳng thể đến quấy nhiễu người. Thế nào là một pháp? Nghĩa là phước nghiệp công đức. Sở dĩ như thế là vì Ta tự nhớ khi xưa, lúc thành đạo dưới cội bồ-đề, cùng các Bồ-tát nhóm ở một nơi. Tệ ma Ba-tuần đem mấy ngàn vạn ức binh, đủ mọi tướng mạo, đầu thú mình người không thể kể xiết: Trời, Rồng, Quỷ thần, A-tu-la, Ca-lâu-la, Ma-hầu-la-già v.v... đều đến tụ họp. Ma Ba-tuần nói với Ta rằng:
- Sa-môn, mau mọp xuống đất!
Phật dùng sức phước đức lớn hàng phục được ma oán, các trần cấu tiêu mất, không có các uế nhiễm, liền thành đạo Vô thượng Chánh chơn. Các Tỳ-kheo nên quán nghĩa này. Nếu có Tỳ-kheo công đức đầy đủ, tệ ma Ba-tuần chẳng thể được thuận tiện phá hoại công đức ấy.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ này:
Có phước khoái lạc,
Người không phước khổ,
Đời này, đời sau,
Làm phước hưởng vui.
Như vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy làm phước chớ mệt mỏi.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hộ tâm,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.117)
Phước đức có công năng và diệu dụng vốn không thể nghĩ bàn như thế nên ai cũng cầu mong. Nhưng phước đức do thực thi các hạnh lành mà có, không phải do cầu xin mà được. Ấy thế mà không ít người đi lễ chùa hiện nay vẫn miệt mài khẩn thiết cầu xin. Xin Phật và Bồ-tát ban cho mình thật nhiều điều mà chẳng lưu tâm thực hành các hạnh lành. Đó chính là vấn đề vì sao ta luôn chí thành cầu nguyện mà chẳng được như ý.
“Hãy làm phước chớ mệt mỏi”, gieo cây đức, trồng cội phước bằng những việc làm thiết thực, trong khả năng có thể chính là cơ sở cho mọi thành công. Nhân quả luôn rõ ràng. Nên thay vì cầu cúng, dương sao, giải hạn, cải số, đổi mệnh, xem ngày giờ tốt xuất hành, khai trương v.v…, để cầu mong cho năm mới an lành và thịnh vượng, người Phật tử chánh tín hãy cố gắng làm phước, tạo đức.
Sẻ chia một phần rất nhỏ những tài vật mà mình đang có đến với mọi người là điều dễ làm nhất. Nếu ta còn khó khăn, tài vật ít thì hãy nói những lời tốt lành có tác dụng động viên, an ủi, khích lệ tinh thần đến với mọi người. Đôi khi ta chẳng có gì để cho và cũng không đủ lời hay để nói, chỉ cần thành tâm lắng nghe thôi cũng đã giúp người vơi khổ, bớt đau mà tạo ra phước đức vô lượng.
Những ngày đầu năm, thay vì cầu xin thật nhiều cho mình, hãy nghĩ đến mọi người, có lòng giúp đỡ mọi người, làm được điều gì tốt đẹp cho người thì làm ngay. Chư Phật, Bồ-tát luôn chỉ dạy cách tạo phước đức mà không ban cho ai phước đức. Chỉ có chính mình mới có khả năng tạo phước đức cho mình. Người Phật tử chỉ cầu xin Tam bảo luôn soi sáng, tích cực làm phước thiện không mệt mỏi để hưởng quả an vui.
Quảng Tánh