Trì giới
Ngày đăng: 12:16:36 04-04-2015 . Xem: 5305
I). Trì Giới là gì?
Trì là giữ chặt chẽ, Giới là những điều ngăn cấm không được làm, không được phạm, Trì Giới là thực hành những luật lệ mà đức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp; nhờ có giữ giới tâm mới được ổn định, tại sao? Vì nếu không giữ giới như một người giết người cướp của chẳng hạn, tâm người ấy tất nhiên là phải dao động mạnh nếu không nói là loạn động, nên không thể định tĩnh được, do đó người giữ giới tâm dễ được định tĩnh; tâm được định huệ mới sinh, huệ phát sinh mới dứt trừ được vô minh, và khi hết vô minh sẽ hết sinh tử luân hồi, tức là minh tâm kiến tánh, đốn ngộ Phật tánh vậy.
Giới luật của Phật đặt ra không phải để trừng phạt người không thi hành, mà để giúp cho những người nào thi hành nghiêm chỉnh sẽ hưởng được qủa vị tốt đẹp; những giới luật chỉ có mục đích làm cho các đệ tử Phật được mau chóng đạt qủa Thánh trong khi tu hành.
II )- Có mấy loại giới luật? Có ba loại:
1)- Giới luật cho Phật tử tại gia (Cư sĩ):
Phật tử tại gia gồm cư sĩ nam, cư sĩ nữ, những Phật tử tại gia có những giới: Ngũ giới, Bát quan trai giới, Bồ tát giới cho cả hai loại Phật tử tại gia và xuất gia.
1- Ngũ giới: Phật tử tại gia có thể giữ từ một tới năm giới là: 1- Không sát sinh, 2- Không trộm cướp, 3- Không tà dâm, 4- Không nói dối, 5- Không uống rượu. Đã được phân tích kỹ trong bài “Thế nào là một người Phật tử, phần Ngũ giới”.
2- Bát quan trai giới (tám cửa ngăn): Quan là cửa, trai là sau giờ ngọ không được ăn. tám cửa ngăn chặn tám điều tội lỗi là: 1- Không sát sinh, 2- Không trộm cướp, 3- Không dâm dục, (chứ không phải là không tà dâm), 4- Không nói dối, 5- Không uống rượu, 6- Không trang điểm, ca hát hay dự cuộc vui, 7- Không nằm ngồi chỗ êm ấm cao sang (để ngăn ngừa sự qúa sung sướng nảy sinh dục vọng), 8- Ăn chay không qúa giờ ngọ (để ngừa buồn ngủ, bệnh và dễ nhất tâm). Tu tám cửa trai giới chỉ trong vòng 24 giờ tức là một ngày tròn mà thôi, hành giả nên thọ giới tại chùa, khi hiểu rõ chương trình, nghi thức rồi, có thể tự thọ giới tại nhà; nên sắp xếp để thọ bát quan trai giới mỗi tháng một lần, vào ngày mồng tám, mười bốn, rằm, v.v…, nếu hoàn cảnh thuận tiện, thọ nhiều lần càng tốt. Trong khi thọ tám cửa trai giới, thân khẩu ý của hành giả được thanh tịnh, tuy chỉ có 24 giờ nhưng rất qúy báu, hơn cả một đời của người không tu hành gì cả; về vấn đề này được phân tích kỹ trong bài “Tám Quan Trai Giới”.
2)- Giới luật cho Phật tử xuất gia:
Có bốn loại Phật tử xuất gia là: Sa Di, Sa Di Ni, Tỳ Kheo, và Tỳ Kheo Ni.
1- Sa Di và Sa Di Ni là những người nam và nữ mới xuất gia phải giữ 10 giới gồm: 1- Không sát sinh, 2- Không trộm cướp, 3- Không dâm dục, 4- Không nói dối, 5- Không uống rượu, 6- Không trang điểm, 7- Không ca hát hoặc dự các cuộc vui nhộn, 8- Không nằm ngồi chỗ êm ấm cao sang, 9- Phải ăn chay và không qúa giờ ngọ, 10- Không dùng vàng bạc châu báu.
2- Tỳ Kheo: Là Tăng phải giữ 250 giới, gồm cả những giới cho Sa Di.
3- Tỳ Kheo Ni: Là Ni phải giữ 348 giới, gồm cả những giới cho Sa Di và Tỳ Kheo.
Ngoài ra còn một loại Phật tử xuất gia nữa, đó là Thức Xoa Ma Na, đó là người chưa đủ tuổi, chưa phải là Sa Di hay Sa Di Ni, giữ 6 giới và tập 296 hạnh giới.
Những giới dành cho Tăng Ni rất nhiều và chi tiết, không thể viết ra ở đây; những giới luật này là những hàng rào cản không cho tu sĩ làm với mục đích giúp cho giới tu sĩ không vướng mắc vào những việc của thế gian để tâm được ổn định thanh tịnh, sẽ đưa người tu đến giải thoát. Như tham gia biểu tình ủng hộ phản đối, bàn chuyện chính trị tranh cãi hơn thua, nuôi con nuôi, buôn bán v.v…; người tu hành chân chính không bao giờ làm các việc ấy, vì khi làm tâm trí sẽ bận bịu với các việc ấy không thể yên ổn tu hành được.
3)- Bồ Tát giới: Bồ Tát giới chung cho cả Phật tử tại gia và Phật tử xuất gia, những Phật tử phát tâm tu hạnh Bồ Tát giới là để rộng bề làm Phật sự và hóa độ chúng sinh. Bồ Tát giới gồm có:
1- Nhiếp luật nghi giới: Người thọ trì Bồ Tát giới quyết giữ 12 trọng giới và 48 khinh giới, nghĩa là quyết không phạm một việc ác nào cả.
2- Nhiếp thiện pháp giới: Người thọ trì Bồ Tát giới quyết làm tất cả các việc lành.
3- Nhiêu ích hữu tình giới: Người thọ trì Bồ Tát giới quyết tu hạnh từ bi hỉ xả, làm tất cả các điều lợi ích cho tất cả chúng sanh, không một loài nào mà không hóa độ.
III). Trì giới như thế nào? Có hai cách:
1)- Trì giới chấp tướng: Là trì giới do vì danh được người ta khen, vì bị người khác ép hay nể người khác mà trì giới, vì ganh đua hay tự hào mà trì giới; những loại trì giới như thế, chỉ có bề ngoài, miễn cưỡng, tự cao tự đại, giả dối đánh lừa người khác, trì giới như thế không có lợi ích gì cả, vì bên trong ô nhiễm xấu xa.
2)- Trì giới vô tướng: Trì giới không chấp tướng, theo đúng các điều Phật dạy mà thi hành, không vì danh hay bị ép, không vì nể vì ganh đua mà trì giới. Trong khi giữ giới không hề nghĩ mình giỏi hơn người hay có ý nghĩ khinh chê người phạm giới, mà chỉ nghĩ trì giới là bổn phận của mình không thực hành không được; trì giới với tâm như thế mới đúng là trì giới rộng lớn (Ba La Mật).
Trong T ạp A H àm quyển 2 trang 609 và Tăng Nhất A Hàm, quyển 3, trang 551, đức Phật dạy người tu: “Chẳng thà ngủ nghỉ chứ không trong lúc tỉnh táo tư tưởng suy nghĩ điên đảo. Thà dùng sắt nóng nung vào mắt chứ không do nhìn sắc đẹp xấu mà khởi loạn tưởng, thà dùng dùi nhọn đâm thủng lỗ tai chứ không vì nghe tiếng hay dở mà khởi loạn tưởng, thà dùng kìm nóng kẹp đứt lỗ mũi chứ không do ngửi mùi mà khởi yêu ghét, thà dùng dao bén cắt lưỡi chứ không nói lời ác, thà dùng lá đồng nung đỏ cuốn quanh người, chứ không khởi nghĩ dâm dục”.
Trang 550 đức Phật dạy: “Nếu người trì giới giảm, người ác nổi lên, khi ấy chính pháp dần dần suy đồi, phi pháp tăng lên, chúng sanh trong ấy sẽ rơi vào ba đường ác. Nếu người trì giới đầy đủ, người phạm giới giảm xuống, chính pháp hưng thịnh, chúng sinh trong đó khi mạng chung đều sinh lên cõi Trời, cõi Người”.
IV). Vấn đề đối với người tu:
Giới luật của đức Phật đặt ra chỉ có mục đích làm lợi cho người giữ giới thực hành, người tu mau đạt qủa vị tốt đẹp; giới luật của đức Phật không đặt kỷ luật trừng phạt người không tuân theo, có thi hành hay không là tuỳ tâm tự liệu lấy, và cũng tuỳ theo đó mà được hưởng ít nhiều phúc đức. Như trong thế gian: sống chừng mực, lương thiện được nhiều người khen ngợi, còn người sống buông thả, không kỉ cương, gây rối, lừa bịp, bị pháp luật trừng trị, và mọi người chê bai.
Đối với người tu hành, trì giới đầy đủ, sẽ sáng như mặt trăng trong đêm tối giữa các vì sao. Còn đối với người không giữ giới, sẽ có rất nhiều tai hại như:
Thứ nhất: Những người khác trông thấy người ấy phạm giới sẽ chê bai, xa lánh.
Thứ hai: Nếu không ai thấy, không ai nghe người ấy phạm giới, mà sự thực người ấy có phạm giới, người ấy sẽ tự hổ thẹn với chính mình.
Thứ ba: Nếu người ấy không tự hổ thẹn, người ấy sẽ chẳng bao giờ tu tới nơi tới chốn được, rút cục người ấy chỉ quẩn quanh trong luân hồi sinh tử khổ não mà thôi.
Thí dụ một tu sĩ nam thường hay cùng một nữ nhân chuyện trò, gặp gỡ, đi lại cùng với nhau nhiều lần, đây có thể gọi là gần gũi; người ngoài sẽ nghi ngờ, đặt dấu hỏi tại sao hai người này thường giao tiếp gặp nhau? Dù người đó có chân thật tới đâu đi nữa, nhưng đức Phật đã cấm tiếp xúc riêng lẻ giữa nam và nữ; Đức Phật cấm như thế để ngăn ngừa “lửa gần rơm lâu ngày sẽ bén”, cũng như lửa gần xăng sẽ dễ bùng cháy. Người tu hành không được tiếp xúc nhiều ngay với cả người cùng phái, bớt sự này sự nọ, phải gìn giữ sáu căn là mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý, không cho phóng chạy, không cho dính mắc sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp; có như vậy tâm mới được bình thản, dễ đi đến thanh tịnh, cho nên người có tâm dính mắc, tu chẳng ích gì.
Có người nói: “Tại sao có người tu hành làm các việc giao tiếp xấu xa, có người tu hành chỉ lo làm việc đời không lo tu, mà không thấy ai nói gì, người ấy vẫn cứ tiếp tục ngang nhiên như thế?” Câu trả lời là Phật giáo không chủ trương trừng phạt một ai, nếu biết người kia làm sai, phạm giới, thì chê bai, xa lánh, chứ không trừng phạt. Vì lẽ đó, người ấy vẫn tiếp tục đường lối của họ, tự làm tự lãnh hậu qủa là sau khi chết sẽ sinh vào cõi ác; tuy nhiên ngay trong hiện tại, người phạm giới vẫn có một số người tin theo, đây là vấn đề nan giải, vì những người tin theo này không thấy người ấy là phạm giới, không thấy người ấy làm sai phạm hạnh (khuôn phép), nên dù có người khác lưu ý họ vẫn không nghe, và vẫn tin theo ủng hộ người phạm giới ấy.
Chỉ có điều là nếu một tu sĩ muốn gần người khác phái, muốn hoạt động việc đời, thì đức Phật cho phép cởi áo của người tu ra và mặc áo của người đời, để trở thành người bình thường trong xã hội. Người ấy lập gia đình, hoạt động ngoài đời như mọi công dân khác, vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng; nhưng khi người ấy cởi bỏ áo nhà tu ra, làm người thường, không còn giá trị nữa, vì lời nói của người ấy ít có ảnh hưởng tới người khác. Bởi vậy, người ấy cố bám víu vào chiếc áo tu sĩ để lợi dụng chiếc áo phục vụ cho bản thân họ; người ấy sống như con mọt, nếu không mau mau sám hối sửa đổi kịp thời, tới lúc chết ắt sẽ vào cõi ác, lúc ấy có hối cũng không còn kịp nữa!
V). Vài trường hợp Phật dạy:
1)- Hai mươi mốt kết: Trong Tăng Nhất, quyển 1, trang 168, đức Phật bảo: “Nếu người nào có tâm dính mắc 21 kết là: Giận (sân), làm hao tổn (nhuế hại), ngủ nghỉ (thuỳ miên), chơi bời (điều hý), nghi ngờ, dữ tợn (nộ), sợ hãi (kỵ), buồn (não), ganh ghét (tật), đắng cay (tắng), không thẹn với mình (vô tàm), không xấu hổ với người (vô quý), giả vờ (huyển), gian dối, chống đối (ngụy), tranh giành, kiêu căng, phóng túng (mạn), đố kỵ, tự cao tự đại (tăng thượng mạn), tham; người này ắt đọa đường ác chẳng thể sinh cõi lành, ví như áo lông cũ nát lâu ngày dính đầy bụi, nếu muốn nhuộm màu xanh, vàng, chẳng thể thành được.
Ngược lại, nếu có người không có 21 kết nêu trên dính mắc tâm, người đó ắt sinh lên Trời, ví như áo dạ trắng mới sạch không bụi, muốn nhuộm màu nào cũng được.
2)- Ví dụ lòai vật: Cũng quyển 1, trang 206, lấy thí dụ về các loài vật để ám chỉ so sánh với người tu, đức Phật nói:
1- Kià, tại sao gọi người ví như quạ?
Như có người ở chỗ yên lặng, hằng tập dâm dục, làm các hạnh ác, lại che đậy các hành động xấu xa ấy; giống như quạ bị đói khổ, ăn đồ dơ dáy, rồi chùi mỏ sợ chim khác thấy, nói rằng con quạ này đã ăn đồ dơ bẩn; người ấy bị các người khác chỉ trích, xa lánh, sau tự hổ thẹn, hối lỗi, người này giống như quạ.
2- Kià sao gọi là người như lợn heo?
Nếu có người ở chỗ vắng vẻ, tập mãi dâm dục, làm các hạnh ác, không cần che đậy hành động xấu xa ấy; người này ví như lợn heo, hằng ăn đồ dơ bẩn, nằm chỗ thối tha nhơ nhớp, lại còn lăng xăng với các lợn heo khác; người tập dâm dục và làm các hạnh ác bị người khác chỉ trích không biết xấu hổ, chẳng hối lỗi, đối với người khác còn cống cáo khen mình là “ta đây sung sướng”, đây là người giống như lợn heo, hãy nên lià xa người này.
3- Kià sao gọi người giống như lừa?
Như có người xuất gia học đạo, lại có các căn bất tịnh, theo đuổi vạn mối, sinh các loạn tưởng, điều ác đủ cả, lại tự xưng: “Tôi cũng là người tu”. Người này ví như con lừa vào trong bầy trâu rồi tự xưng rằng: “Tôi cũng là trâu”, nhưng xem hai lỗ tai chẳng giống trâu, sừng cũng không giống, đuôi cũng chẳng giống, âm thanh cũng khác. Bấy giờ, bầy trâu hoặc lấy sừng húc, hoặc lấy chân đá, hoặc lấy miệng cắn; người tu này cũng lại như thế, các căn bất tịnh, nếu mắt thấy sắc, theo khởi tưởng sắc, rong ruổi muôn mối, sinh các loạn tưởng, điều ác đến đủ, chẳng thể bảo vệ. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý biết pháp (muôn vật), theo đó khởi thức tưởng rong ruổi muôn mối, sinh các loạn tưởng. Các điều ác sinh khởi đủ cả, chẳng thể giữ được ý căn thanh tịnh. Người có phạm hạnh (Chân tu) trông thấy chỉ trích: “Chao ôi: Người ngu này tựa như người tu, nếu là người tu, đúng ra không nên như thế”; đây là người giống như lừa, hãy nên xa lià người này.
4- Người kia tại sao giống như trâu?
Nếu có người xuất gia học đạo, giữ gìn sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không cho rong ruổi theo sáu trần sắc thanh hương vị xúc pháp; tâm ý không loạn động được thanh tịnh, liền được đến chỗ phạm hạnh (khuôn mẫu). Các bậc phạm hạnh thấy người kia, ai nấy đều kêu lên: “Mừng bạn đồng học Phật”. Ví như trâu vào trong bầy trâu, có tai, sừng, đuôi, âm thanh đều đúng là trâu; các con trâu trong đàn thấy rồi, mỗi con đến liếm đầu mặt; đây là người giống như trâu, nên làm người học như trâu, mà không nên làm người giống như quạ, lợn, lừa.
VI). Trì giới có ích lợi gì?
Phật tử thọ trì giới luật nghiêm chỉnh sẽ được an vui tự tại và được mọi người tôn trọng coi như một tấm gương sáng để soi; hành giả trì giới trang nghiêm sẽ đưa đến tâm thanh tịnh, rất có lợi cho hành giả trong khi tu hành; nếu kiếp này chưa thấy dấu đạo, kiếp sau sẽ đắc quả Bồ Đề thoát vòng sinh tử luân hồi.
Trì giới nằm trong Lục Độ là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí huệ, có một công năng hơn hẳn bố thí một bậc; người bố thí mà không trì giới, không thể tiến được, vì sao? Vì vừa tạo phúc do bố thí, vừa tạo tội do không trì giới, tức là vừa tạo phúc vừa tạo tội, thiện ác lẫn lộn đủ cả như thế, làm sao bước lên qủa Thánh được?
Khi Hành giả trì giới dẫn đến được tâm thanh tịnh, sẽ phát khởi tâm từ bi hỉ xả, nên khi thấy người bố thí liền sinh tâm vui vẻ tán thán công đức ấy, như vậy là “tùy hỉ công đức bố thí”; hành giả khi hành trì giới luật nghiêm trang, người khác thấy thế bắt chước, như thế là đã dùng “thân giáo” để bố thí pháp.
Vì vậy: trì giới rộng lớn (Ba La Mật) là một phương pháp thần diệu có thể bao gồm cả bố thí lẫn trì giới, chắc chắn sẽ đưa hành giả tới bờ giải thoát vậy.
Tóm lại, chúng ta thấy rõ sự lợi ích của trì giới lớn lao như thế, giờ đây chỉ còn một điều là chúng ta phải quyết định dứt khoát phát tâm dũng mãnh trì giới rộng lớn (Ba La Mật). Khi phát tâm rồi, phải thực hành cho tới nơi tới chốn, vì học thì phải hành (học hành), khi đã học rồi phải tu, nếu học mà không tu, cũng như cái đẫy, cái bồ đựng chữ; tu mà không học thì thiếu sót, tu mà không hành (tu hành) thì vô bổ, ích gì?
Trì là giữ chặt chẽ, Giới là những điều ngăn cấm không được làm, không được phạm, Trì Giới là thực hành những luật lệ mà đức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp; nhờ có giữ giới tâm mới được ổn định, tại sao? Vì nếu không giữ giới như một người giết người cướp của chẳng hạn, tâm người ấy tất nhiên là phải dao động mạnh nếu không nói là loạn động, nên không thể định tĩnh được, do đó người giữ giới tâm dễ được định tĩnh; tâm được định huệ mới sinh, huệ phát sinh mới dứt trừ được vô minh, và khi hết vô minh sẽ hết sinh tử luân hồi, tức là minh tâm kiến tánh, đốn ngộ Phật tánh vậy.
Giới luật của Phật đặt ra không phải để trừng phạt người không thi hành, mà để giúp cho những người nào thi hành nghiêm chỉnh sẽ hưởng được qủa vị tốt đẹp; những giới luật chỉ có mục đích làm cho các đệ tử Phật được mau chóng đạt qủa Thánh trong khi tu hành.
II )- Có mấy loại giới luật? Có ba loại:
1)- Giới luật cho Phật tử tại gia (Cư sĩ):
Phật tử tại gia gồm cư sĩ nam, cư sĩ nữ, những Phật tử tại gia có những giới: Ngũ giới, Bát quan trai giới, Bồ tát giới cho cả hai loại Phật tử tại gia và xuất gia.
1- Ngũ giới: Phật tử tại gia có thể giữ từ một tới năm giới là: 1- Không sát sinh, 2- Không trộm cướp, 3- Không tà dâm, 4- Không nói dối, 5- Không uống rượu. Đã được phân tích kỹ trong bài “Thế nào là một người Phật tử, phần Ngũ giới”.
2- Bát quan trai giới (tám cửa ngăn): Quan là cửa, trai là sau giờ ngọ không được ăn. tám cửa ngăn chặn tám điều tội lỗi là: 1- Không sát sinh, 2- Không trộm cướp, 3- Không dâm dục, (chứ không phải là không tà dâm), 4- Không nói dối, 5- Không uống rượu, 6- Không trang điểm, ca hát hay dự cuộc vui, 7- Không nằm ngồi chỗ êm ấm cao sang (để ngăn ngừa sự qúa sung sướng nảy sinh dục vọng), 8- Ăn chay không qúa giờ ngọ (để ngừa buồn ngủ, bệnh và dễ nhất tâm). Tu tám cửa trai giới chỉ trong vòng 24 giờ tức là một ngày tròn mà thôi, hành giả nên thọ giới tại chùa, khi hiểu rõ chương trình, nghi thức rồi, có thể tự thọ giới tại nhà; nên sắp xếp để thọ bát quan trai giới mỗi tháng một lần, vào ngày mồng tám, mười bốn, rằm, v.v…, nếu hoàn cảnh thuận tiện, thọ nhiều lần càng tốt. Trong khi thọ tám cửa trai giới, thân khẩu ý của hành giả được thanh tịnh, tuy chỉ có 24 giờ nhưng rất qúy báu, hơn cả một đời của người không tu hành gì cả; về vấn đề này được phân tích kỹ trong bài “Tám Quan Trai Giới”.
2)- Giới luật cho Phật tử xuất gia:
Có bốn loại Phật tử xuất gia là: Sa Di, Sa Di Ni, Tỳ Kheo, và Tỳ Kheo Ni.
1- Sa Di và Sa Di Ni là những người nam và nữ mới xuất gia phải giữ 10 giới gồm: 1- Không sát sinh, 2- Không trộm cướp, 3- Không dâm dục, 4- Không nói dối, 5- Không uống rượu, 6- Không trang điểm, 7- Không ca hát hoặc dự các cuộc vui nhộn, 8- Không nằm ngồi chỗ êm ấm cao sang, 9- Phải ăn chay và không qúa giờ ngọ, 10- Không dùng vàng bạc châu báu.
2- Tỳ Kheo: Là Tăng phải giữ 250 giới, gồm cả những giới cho Sa Di.
3- Tỳ Kheo Ni: Là Ni phải giữ 348 giới, gồm cả những giới cho Sa Di và Tỳ Kheo.
Ngoài ra còn một loại Phật tử xuất gia nữa, đó là Thức Xoa Ma Na, đó là người chưa đủ tuổi, chưa phải là Sa Di hay Sa Di Ni, giữ 6 giới và tập 296 hạnh giới.
Những giới dành cho Tăng Ni rất nhiều và chi tiết, không thể viết ra ở đây; những giới luật này là những hàng rào cản không cho tu sĩ làm với mục đích giúp cho giới tu sĩ không vướng mắc vào những việc của thế gian để tâm được ổn định thanh tịnh, sẽ đưa người tu đến giải thoát. Như tham gia biểu tình ủng hộ phản đối, bàn chuyện chính trị tranh cãi hơn thua, nuôi con nuôi, buôn bán v.v…; người tu hành chân chính không bao giờ làm các việc ấy, vì khi làm tâm trí sẽ bận bịu với các việc ấy không thể yên ổn tu hành được.
3)- Bồ Tát giới: Bồ Tát giới chung cho cả Phật tử tại gia và Phật tử xuất gia, những Phật tử phát tâm tu hạnh Bồ Tát giới là để rộng bề làm Phật sự và hóa độ chúng sinh. Bồ Tát giới gồm có:
1- Nhiếp luật nghi giới: Người thọ trì Bồ Tát giới quyết giữ 12 trọng giới và 48 khinh giới, nghĩa là quyết không phạm một việc ác nào cả.
2- Nhiếp thiện pháp giới: Người thọ trì Bồ Tát giới quyết làm tất cả các việc lành.
3- Nhiêu ích hữu tình giới: Người thọ trì Bồ Tát giới quyết tu hạnh từ bi hỉ xả, làm tất cả các điều lợi ích cho tất cả chúng sanh, không một loài nào mà không hóa độ.
III). Trì giới như thế nào? Có hai cách:
1)- Trì giới chấp tướng: Là trì giới do vì danh được người ta khen, vì bị người khác ép hay nể người khác mà trì giới, vì ganh đua hay tự hào mà trì giới; những loại trì giới như thế, chỉ có bề ngoài, miễn cưỡng, tự cao tự đại, giả dối đánh lừa người khác, trì giới như thế không có lợi ích gì cả, vì bên trong ô nhiễm xấu xa.
2)- Trì giới vô tướng: Trì giới không chấp tướng, theo đúng các điều Phật dạy mà thi hành, không vì danh hay bị ép, không vì nể vì ganh đua mà trì giới. Trong khi giữ giới không hề nghĩ mình giỏi hơn người hay có ý nghĩ khinh chê người phạm giới, mà chỉ nghĩ trì giới là bổn phận của mình không thực hành không được; trì giới với tâm như thế mới đúng là trì giới rộng lớn (Ba La Mật).
Trong T ạp A H àm quyển 2 trang 609 và Tăng Nhất A Hàm, quyển 3, trang 551, đức Phật dạy người tu: “Chẳng thà ngủ nghỉ chứ không trong lúc tỉnh táo tư tưởng suy nghĩ điên đảo. Thà dùng sắt nóng nung vào mắt chứ không do nhìn sắc đẹp xấu mà khởi loạn tưởng, thà dùng dùi nhọn đâm thủng lỗ tai chứ không vì nghe tiếng hay dở mà khởi loạn tưởng, thà dùng kìm nóng kẹp đứt lỗ mũi chứ không do ngửi mùi mà khởi yêu ghét, thà dùng dao bén cắt lưỡi chứ không nói lời ác, thà dùng lá đồng nung đỏ cuốn quanh người, chứ không khởi nghĩ dâm dục”.
Trang 550 đức Phật dạy: “Nếu người trì giới giảm, người ác nổi lên, khi ấy chính pháp dần dần suy đồi, phi pháp tăng lên, chúng sanh trong ấy sẽ rơi vào ba đường ác. Nếu người trì giới đầy đủ, người phạm giới giảm xuống, chính pháp hưng thịnh, chúng sinh trong đó khi mạng chung đều sinh lên cõi Trời, cõi Người”.
IV). Vấn đề đối với người tu:
Giới luật của đức Phật đặt ra chỉ có mục đích làm lợi cho người giữ giới thực hành, người tu mau đạt qủa vị tốt đẹp; giới luật của đức Phật không đặt kỷ luật trừng phạt người không tuân theo, có thi hành hay không là tuỳ tâm tự liệu lấy, và cũng tuỳ theo đó mà được hưởng ít nhiều phúc đức. Như trong thế gian: sống chừng mực, lương thiện được nhiều người khen ngợi, còn người sống buông thả, không kỉ cương, gây rối, lừa bịp, bị pháp luật trừng trị, và mọi người chê bai.
Đối với người tu hành, trì giới đầy đủ, sẽ sáng như mặt trăng trong đêm tối giữa các vì sao. Còn đối với người không giữ giới, sẽ có rất nhiều tai hại như:
Thứ nhất: Những người khác trông thấy người ấy phạm giới sẽ chê bai, xa lánh.
Thứ hai: Nếu không ai thấy, không ai nghe người ấy phạm giới, mà sự thực người ấy có phạm giới, người ấy sẽ tự hổ thẹn với chính mình.
Thứ ba: Nếu người ấy không tự hổ thẹn, người ấy sẽ chẳng bao giờ tu tới nơi tới chốn được, rút cục người ấy chỉ quẩn quanh trong luân hồi sinh tử khổ não mà thôi.
Thí dụ một tu sĩ nam thường hay cùng một nữ nhân chuyện trò, gặp gỡ, đi lại cùng với nhau nhiều lần, đây có thể gọi là gần gũi; người ngoài sẽ nghi ngờ, đặt dấu hỏi tại sao hai người này thường giao tiếp gặp nhau? Dù người đó có chân thật tới đâu đi nữa, nhưng đức Phật đã cấm tiếp xúc riêng lẻ giữa nam và nữ; Đức Phật cấm như thế để ngăn ngừa “lửa gần rơm lâu ngày sẽ bén”, cũng như lửa gần xăng sẽ dễ bùng cháy. Người tu hành không được tiếp xúc nhiều ngay với cả người cùng phái, bớt sự này sự nọ, phải gìn giữ sáu căn là mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý, không cho phóng chạy, không cho dính mắc sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp; có như vậy tâm mới được bình thản, dễ đi đến thanh tịnh, cho nên người có tâm dính mắc, tu chẳng ích gì.
Có người nói: “Tại sao có người tu hành làm các việc giao tiếp xấu xa, có người tu hành chỉ lo làm việc đời không lo tu, mà không thấy ai nói gì, người ấy vẫn cứ tiếp tục ngang nhiên như thế?” Câu trả lời là Phật giáo không chủ trương trừng phạt một ai, nếu biết người kia làm sai, phạm giới, thì chê bai, xa lánh, chứ không trừng phạt. Vì lẽ đó, người ấy vẫn tiếp tục đường lối của họ, tự làm tự lãnh hậu qủa là sau khi chết sẽ sinh vào cõi ác; tuy nhiên ngay trong hiện tại, người phạm giới vẫn có một số người tin theo, đây là vấn đề nan giải, vì những người tin theo này không thấy người ấy là phạm giới, không thấy người ấy làm sai phạm hạnh (khuôn phép), nên dù có người khác lưu ý họ vẫn không nghe, và vẫn tin theo ủng hộ người phạm giới ấy.
Chỉ có điều là nếu một tu sĩ muốn gần người khác phái, muốn hoạt động việc đời, thì đức Phật cho phép cởi áo của người tu ra và mặc áo của người đời, để trở thành người bình thường trong xã hội. Người ấy lập gia đình, hoạt động ngoài đời như mọi công dân khác, vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng; nhưng khi người ấy cởi bỏ áo nhà tu ra, làm người thường, không còn giá trị nữa, vì lời nói của người ấy ít có ảnh hưởng tới người khác. Bởi vậy, người ấy cố bám víu vào chiếc áo tu sĩ để lợi dụng chiếc áo phục vụ cho bản thân họ; người ấy sống như con mọt, nếu không mau mau sám hối sửa đổi kịp thời, tới lúc chết ắt sẽ vào cõi ác, lúc ấy có hối cũng không còn kịp nữa!
V). Vài trường hợp Phật dạy:
1)- Hai mươi mốt kết: Trong Tăng Nhất, quyển 1, trang 168, đức Phật bảo: “Nếu người nào có tâm dính mắc 21 kết là: Giận (sân), làm hao tổn (nhuế hại), ngủ nghỉ (thuỳ miên), chơi bời (điều hý), nghi ngờ, dữ tợn (nộ), sợ hãi (kỵ), buồn (não), ganh ghét (tật), đắng cay (tắng), không thẹn với mình (vô tàm), không xấu hổ với người (vô quý), giả vờ (huyển), gian dối, chống đối (ngụy), tranh giành, kiêu căng, phóng túng (mạn), đố kỵ, tự cao tự đại (tăng thượng mạn), tham; người này ắt đọa đường ác chẳng thể sinh cõi lành, ví như áo lông cũ nát lâu ngày dính đầy bụi, nếu muốn nhuộm màu xanh, vàng, chẳng thể thành được.
Ngược lại, nếu có người không có 21 kết nêu trên dính mắc tâm, người đó ắt sinh lên Trời, ví như áo dạ trắng mới sạch không bụi, muốn nhuộm màu nào cũng được.
2)- Ví dụ lòai vật: Cũng quyển 1, trang 206, lấy thí dụ về các loài vật để ám chỉ so sánh với người tu, đức Phật nói:
1- Kià, tại sao gọi người ví như quạ?
Như có người ở chỗ yên lặng, hằng tập dâm dục, làm các hạnh ác, lại che đậy các hành động xấu xa ấy; giống như quạ bị đói khổ, ăn đồ dơ dáy, rồi chùi mỏ sợ chim khác thấy, nói rằng con quạ này đã ăn đồ dơ bẩn; người ấy bị các người khác chỉ trích, xa lánh, sau tự hổ thẹn, hối lỗi, người này giống như quạ.
2- Kià sao gọi là người như lợn heo?
Nếu có người ở chỗ vắng vẻ, tập mãi dâm dục, làm các hạnh ác, không cần che đậy hành động xấu xa ấy; người này ví như lợn heo, hằng ăn đồ dơ bẩn, nằm chỗ thối tha nhơ nhớp, lại còn lăng xăng với các lợn heo khác; người tập dâm dục và làm các hạnh ác bị người khác chỉ trích không biết xấu hổ, chẳng hối lỗi, đối với người khác còn cống cáo khen mình là “ta đây sung sướng”, đây là người giống như lợn heo, hãy nên lià xa người này.
3- Kià sao gọi người giống như lừa?
Như có người xuất gia học đạo, lại có các căn bất tịnh, theo đuổi vạn mối, sinh các loạn tưởng, điều ác đủ cả, lại tự xưng: “Tôi cũng là người tu”. Người này ví như con lừa vào trong bầy trâu rồi tự xưng rằng: “Tôi cũng là trâu”, nhưng xem hai lỗ tai chẳng giống trâu, sừng cũng không giống, đuôi cũng chẳng giống, âm thanh cũng khác. Bấy giờ, bầy trâu hoặc lấy sừng húc, hoặc lấy chân đá, hoặc lấy miệng cắn; người tu này cũng lại như thế, các căn bất tịnh, nếu mắt thấy sắc, theo khởi tưởng sắc, rong ruổi muôn mối, sinh các loạn tưởng, điều ác đến đủ, chẳng thể bảo vệ. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý biết pháp (muôn vật), theo đó khởi thức tưởng rong ruổi muôn mối, sinh các loạn tưởng. Các điều ác sinh khởi đủ cả, chẳng thể giữ được ý căn thanh tịnh. Người có phạm hạnh (Chân tu) trông thấy chỉ trích: “Chao ôi: Người ngu này tựa như người tu, nếu là người tu, đúng ra không nên như thế”; đây là người giống như lừa, hãy nên xa lià người này.
4- Người kia tại sao giống như trâu?
Nếu có người xuất gia học đạo, giữ gìn sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không cho rong ruổi theo sáu trần sắc thanh hương vị xúc pháp; tâm ý không loạn động được thanh tịnh, liền được đến chỗ phạm hạnh (khuôn mẫu). Các bậc phạm hạnh thấy người kia, ai nấy đều kêu lên: “Mừng bạn đồng học Phật”. Ví như trâu vào trong bầy trâu, có tai, sừng, đuôi, âm thanh đều đúng là trâu; các con trâu trong đàn thấy rồi, mỗi con đến liếm đầu mặt; đây là người giống như trâu, nên làm người học như trâu, mà không nên làm người giống như quạ, lợn, lừa.
VI). Trì giới có ích lợi gì?
Phật tử thọ trì giới luật nghiêm chỉnh sẽ được an vui tự tại và được mọi người tôn trọng coi như một tấm gương sáng để soi; hành giả trì giới trang nghiêm sẽ đưa đến tâm thanh tịnh, rất có lợi cho hành giả trong khi tu hành; nếu kiếp này chưa thấy dấu đạo, kiếp sau sẽ đắc quả Bồ Đề thoát vòng sinh tử luân hồi.
Trì giới nằm trong Lục Độ là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí huệ, có một công năng hơn hẳn bố thí một bậc; người bố thí mà không trì giới, không thể tiến được, vì sao? Vì vừa tạo phúc do bố thí, vừa tạo tội do không trì giới, tức là vừa tạo phúc vừa tạo tội, thiện ác lẫn lộn đủ cả như thế, làm sao bước lên qủa Thánh được?
Khi Hành giả trì giới dẫn đến được tâm thanh tịnh, sẽ phát khởi tâm từ bi hỉ xả, nên khi thấy người bố thí liền sinh tâm vui vẻ tán thán công đức ấy, như vậy là “tùy hỉ công đức bố thí”; hành giả khi hành trì giới luật nghiêm trang, người khác thấy thế bắt chước, như thế là đã dùng “thân giáo” để bố thí pháp.
Vì vậy: trì giới rộng lớn (Ba La Mật) là một phương pháp thần diệu có thể bao gồm cả bố thí lẫn trì giới, chắc chắn sẽ đưa hành giả tới bờ giải thoát vậy.
Tóm lại, chúng ta thấy rõ sự lợi ích của trì giới lớn lao như thế, giờ đây chỉ còn một điều là chúng ta phải quyết định dứt khoát phát tâm dũng mãnh trì giới rộng lớn (Ba La Mật). Khi phát tâm rồi, phải thực hành cho tới nơi tới chốn, vì học thì phải hành (học hành), khi đã học rồi phải tu, nếu học mà không tu, cũng như cái đẫy, cái bồ đựng chữ; tu mà không học thì thiếu sót, tu mà không hành (tu hành) thì vô bổ, ích gì?
Toàn Không