Thạt Luổng ( Pha) - That Luang
Thạt Luổng hay (Pha) That Luang (Thạt Lớn trong tiếng Lào) là một thạt(stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, Lào. Thạt này được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng.
>> Đất nước Triệu Voi - Million Elephant Country
Thạt Luông đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19 nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Kiến trúc ngôi chùa tháp mang phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
That Luang was destroyed during the invasion of Thais in the 19th century but was subsequently recovered. The architecture of the building includes many references to Laos culture and identity, and so has become a symbol of Lao nationalism, printed on banknotes and the national emblem of the People's Democratic Republic of Laos.
The area around Pha That Luang is now gated, to keep traffic out. Previously visitors could drive around the whole complex.
According to legend, the tower has preserved relics of the Buddha is a hair and a lot of treasure. That Luang consists of main tower 45 meters high, surrounded by sub-towers was gilded.
Truyền thuyết của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III Tr.C.N), năm nhà sư người Lào tên là Phạ Mạ hả Lắt Ta-na-thể-la, Phạ Mạ-hả Chum-lạ-lắt-tạ-na-thể la, Pham Mạ-hả Xu-văn nạ-pa-xả-thạ-thể-la, Phạ Mạ-hả Chun-la-xu-văn nạ-pa-xả-thạ-thể-lạ và Phạ Mạ-ha-Xẳng-khạ-vi xả-thể-lạ sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương. Họ đem về Lào chiếc xương đầu gối của Đức Phật. Năm nhà sư tới mường Viêng Chăn và thuyết phục châu mường là Chăm-tha-bu-li Pạ Xitthi xắc cho dựng Thạt Luổng để cất giữ xá lỵ Phật. Châu mường Viêng Chăn vui sướng nhận lời và cho dựng lên ngôi tháp Đại Phật Tích (Thạt Luổng).
Tương truyền, Thạt Luổng là một trong số ít những chùa chiền đạo Phật trên thế giới được lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mầu Ni khi người nhập Niết Bàn. Các thư tịch cổ của ngôi chùa ghi lại rằng, tại khu vực này vào năm 236 Phật lịch, tức năm 307 trước Công nguyên, người ta đã xây dựng một ngôi chùa chính là ngôi chùa nổi tiếng Thạt Luổng ngày nay.
Vào năm 1563, sau khi giành được một loạt chiến thắng quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện ở Hat-sỏi, Pa-khoui Mường Xén, Vua Xẹt thả-thi-lạt, vì những lý do chiến lược đã dời đô từ Luổng Phạ bang về Viêng Chăn. Tại đây ông cho xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, Vào năm 1566, ông cho dựng Thạt Luổng trên một ngôi chùa cũ, cách Viêng Chăn chừng khoảng hai cây số. Năm 1911, trong khi nghiên cứu Thạt Luổng, nhà khoa học người Pháp Henri Parmentier (Henri Pác-măng-chiê) đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã trùm lên và che lấp một ngôi tháp cũ.
In 1563, after winning a series of military victories in the war against invading Myanmar in Pa-Khoi, King Setthathirat, for strategic reasons had to relocated the capital from LuangPrabang to Vientiane. He built the rampart, the castle, the palace in here. In 1566, he built the That Luang on an old temple, about two kilometers from Vientiane. In 1911, during the research of That Luang, French scientist Henri Parmentier discovered that the main curvature of the stupa covered an old stupa.
Thạt Luổng là kiến trúc trung tâm của chùa Thạt Luổng và là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào (chân rộng 90m x 90m và cao 45m). Trung tâm của tháp là một khối lớn uy nghi, trang nhà vươn lên cao như một mũi tên. Đế của khối trung tâm là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Trên đài sen là bệ cao có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên.
Được biết, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật. Trên các tháp nhỏ này có đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của đức Phật.
Reportedly, the surrounding of stupa is decorated by 332 stylized Bodhi leaf. Apart from the main tower 45m high, there are 30 small towers symbolize the Buddha Shakyamuni with 30 years of arduous practice to become Buddha. On these small towers, there are sculptured the words of Bali language with content is the teachings of Buddha.
Có nhiều tài liệu cho rằng: Hình ảnh này không chỉ tạo cho Thạt Luổng có dáng vẻ riêng biệt, thanh thoát mà nó còn mang theo cả một ý niệm thầm kín của người Lào - đó là cội nguồn của dân tộc. Hình tượng quả bầu, từ lâu đã có vị trí rất đặc biệt trong tâm linh của người dân Đông Nam Á. Nó ghi lại dấu ấn vàng son của thời kỳ rau củ - văn hóa bầu bí. Biểu tượng quả bầu, hay bọc trăm trứng đều có chung một thông điệp, một ý nghĩa đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở - ước vọng của cư dân nông nghiệp. Riêng đối với dân tộc Lào, hình tượng quả bầu còn mang thêm ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc và quốc gia Lào. Người Lào có huyền thoại về “Quả bầu mẹ”, đây là câu chuyện nhằm giải thích về nguồn gốc của các dân tộc khác nhau sinh sống trên đất Lào. Như vậy, quả bầu vốn là biểu tượng của văn hóa nông nghiệp, được gắn thêm ý nghĩa hình thành dân tộc và cuối cùng được dung hợp với tư tưởng Phật giáo để tạo nên kiến trúc Thạt Luổng độc đáo - ở đây có sự gặp gỡ giữa hai huyền thoại nguyên sơ về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc dân tộc. Có thể nói, hình tượng quả bầu vừa tạo ra chất thơ, chất nhạc cho kiến trúc, vừa biến kiến trúc này thành một hình tượng biểu trưng cho quốc gia Lào thống nhất và đoàn kết mà không làm mất đi hương vị thành kính của tôn giáo.
There are many documents that say: this image not only makes That Luang looks distinct, extricate but also bring a secret notion of the Laos people - that is the original point of the nation. The iconic gourd has long been a very special in the spirituality of the Southeast Asia peoples. It records imprint golden period of vegetables - gourds culture. Symbol of gourd, or coated hundred eggs have a common message, a first meaning is the proliferation - the desire of the agricultural population. As for ethnic Lao, gourd image can also carry a sense of ethnic origin and country of Laos. Laotians have the myth of "Gourd mother", this is a story that explains the origin of the different ethnic groups living in Laos. Thus, gourd which is a symbol of the culture of agriculture, are attached more significance to form the nation and ultimately fused with Buddhist ideas to create architectural Pha That Luang unique - here the meeting taken between two legendary about primal cosmic origins and ethnic origin. It can be said that the gourd image has not only created the poetry and the music for architecture and it also transformed this architecture into an iconic symbol representing united Lao nation and solidarity, without losing the respectful to religion.
Hằng năm, cứ vào tháng 11 dương lịch, đúng tuần trăng tròn là lễ hội Thạt Luổng được tổ chức, kéo dài trong suốt 3 đêm với những nghi lễ rất trang trọng và tôn kính. Trong tâm linh của mỗi người dân Lào luôn sáng bừng lên ngọn lửa vàng cuồng nhiệt mà Thạt Luổng đã đốt lên trong đêm hội, để nhớ về những chứng tích hào hùng xa xưa của tổ tiên. Thạt Luổng sẽ mãi là biểu tượng của chiến thắng, mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của dân tộc Lào.
Every year, on November calendar, on the full moon week, That Luang festival is held, lasting for 3 nights with a very solemn ritual and reverence. In the spirituality of each people in Laos always lit up the golden flame frenzy that has burned in the That Luang festival, to remember the evidence magnanimous of ancestors. It will forever be a symbol of victory and forever pride of Laos nation.
Giống như nhiều công trình kiến trúc cổ đại đồ sộ khác ở Đông Nam Á, Thạt Luổng cũng chịu ảnh hưởng khá đậm nét phong cách nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ. Nó là hình ảnh tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru (theo truyền thuyết của Bà-la-môn giáo Ấn Độ, Mêru là dãy núi thần thoại nơi trung tâm của vũ trụ, nơi cư trú của các thần linh) cùng với cấu trúc ba phần - biểu thị cho quan niệm của Phật giáo tiểu thừa về sự giải thoát con người ra khỏi ba loại khổ gắn liền với ba giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) nhằm đạt đến trạng thái vô tướng và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của Thạt Luổng là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới. Không chỉ cấu trúc ba phần mà ngay cả khối thân hình bán cầu của Thạt Luổng phần nào gợi lại hình dáng tháp Sanchi (thế kỷ III trước Công nguyên) của Ấn Độ. Ngoài ra, những hình dáng vút cao như mũi tên của Thạt Luổng lại phảng phất bóng dáng của tháp Thái Lan thời Ayutthaya (thế kỷ XV-XVIII). Thế nhưng, thật kỳ lạ, chính những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài đó cùng với văn hóa bản địa kết hợp lại ở Thạt Luổng đã tạo ra một kiểu kiến trúc tháp độc đáo mang bản sắc Lào và rất đặc biệt ở Đông Nam Á. Sự thống nhất về bố cục, sắp xếp đúng chỗ các tháp nhỏ, các đồ hình mang tính hình học chuẩn xác, rõ ràng cũng như sự hài hòa về tỉ lệ giữa các yếu tố, đường nét và cách xử lý màu sắc tương phảng... sự hòa quyện đó tạo nên những biến tấu, những nét riêng, góp phần làm cho Thạt Luổng có vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng hơn nhiều so với nguyên mẫu mà nó sao chép.
Lễ Hội - Festival
Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng. Hội Thạt Luổng năm nay cũng như mọi năm, ngoài phần lễ theo tín ngưỡng tôn giáo còn có hội chợ thương mại trưng bày và mua bán hàng hoá trong ngoài nước diễn ra từ ngày 28/10.
That Luong festival takes place on the days which are near the full moon day in December lunar month, which lasts one week and ends on the full moon day of the month. That Luang Festival this year as every year, in addition to the part feasts according to religious beliefs are also trade fair exhibiting and trading in domestically and internationally goods held on 28/10.
Có tới hàng nghìn gian triển lãm hàng hoá là sản phẩm từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các ngành, địa phương trong cả nước, của các nước láng giềng.
Ngày lễ chính sẽ bắt đầu từ chiều ngày 31/10 và kéo dài liên tục cho tới hết ngày 2/11 (15/12 Phật lịch) nhằm cầu phước an lành cho tất cả mọi người, sự giao hòa giữa trời đất, núi sông và thần thánh.
Một trong những nét chính của phần lễ Thạt Luổng là lễ rước Phạ Sạt Phơng (lễ rước tháp) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền bạc có ý nghĩa giống như tập tục đốt nhà cửa, tiền bạc… cho người đã khuất của người Việt Nam.
Khi đến Thạt Luổng, những người rước sẽ khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luổng ba vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính. Theo tục lệ, mỗi gia đình, bản hoặc một nhóm người… đều có thể chung nhau cúng một Phạ Sạt Phơng.
Sáng ngày 15/12 Phật lịch diễn ra lễ Tắc bạt (dâng lễ cho các nhà sư), hàng nghìn nhà sư từ khắp cả nước Lào sẽ đổ về Thạt Luổng, kê bàn ngồi dọc hai bên đường vào để Phật tử thập phương về dâng lễ gồm tiền, bánh kẹo, xôi …
On the morning of 15/12 Lunar Month, That Luang takes place "Tac Bat" ceremony (consecration ceremony for monks), thousands of monks from all over the country of Laos will come about That Luang, they put the table and sat along the sides of the road, then the devotees consecrate the offering including money , candy, sticky rice ...
Tham gia lễ Tắc-bạt gồm đông đủ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước; lãnh đạo các bộ, ngành, chính quyền thành phố Viêng Chăn và khách mời của Hội Thạt Luổng.
Join ceremony "Tac-Bat" includes Leaders Party, State, Government, National Assembly, the Lao Front for National Construction; leaders of ministries, municipal governments Vientiane and guests of the Pha That Luang.
Phần Hội là những trò vui chơi, giải trí văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán hàng hoá, triển lãm. Trong biểu diễn văn nghệ tại lễ hội, người Lào đặc biệt chú trọng tới việc phô diễn các làn điệu dân ca dân vũ nổi tiếng mang tính đặc trưng của phong tục tập quán Lào như Lăm Lưởng (hát truyện thơ), lăm tơi đến các loại lăm (múa) mang tính địa phương như lăm Sa La Văn, lăm Si Phăn Đon (Nam Lào), lăm Tằng Vải…
The festival is part of the fun and entertainment arts, culture, sports, trade goods and exhibitions. In cultural performances at the festival, the Lao special attention to the show tunes with folk dance are well known characteristic of customary Laos as "Lam Luong" (sung poems), the localized dances like "La Van Lam Sa", "Lam Si Phan Don" (Southern Laos), "Lam Tang Vai"…
Đặc biệt người đến Hội Bun Thạt Luổng rất lưu ý trò diễn “Tị Khi” (Hockey), một trò chơi dân gian chính thống trong lễ hội trước sự chứng kiến của một quan chức nhà nước. Tị Khi được chia ra hai phe. Phe áo đỏ tượng trưng cho quan chức và Phe áo trắng hay cởi trần là nông dân. Mỗi trận đấu được chia làm 3 hiệp, mỗi hiệp 20-30 phút và mang tính ước lệ …
Particularly, visitors to the Bun Luang Festival are very keen on performing "Hockey", an folk game in the festival in the presence of a government official. The "Hockey" is divided into two groups: red shirts symbolize officials and white shirts or toplessness is farmers. Each match is divided into 3 innings, 20-30 minutes for each inning and estimation...
Năm nào cũng vậy, Lễ hội sẽ kết thúc trong một cuộc thi pháo bông đầy màu sắc như lời hẹn du khách đừng quên hãy tới dự hội năm sau.
Theo dân gian, nếu năm nào phe quan chức thắng phe nông dân thì đất nước sẽ khó được yên, người dân làm ăn thất bát, chính vì thế mà năm nào phe áo trắng hay cởi trần đều thắng. Ngoài ra, “Tị khi” còn mang ý nghĩa cầu an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, trên dưới hòa thuận, đất nước thanh bình, người dân no ấm, xóa bỏ thù hằn, đoàn kết sum họp cùng xây dựng đất nước bản làng phồn vinh hạnh phúc.
According to folklore, if a group of officials wins the farmer group, the country will meet its hard, the failure of business, therefore each year the white shirt group unfaillingly won. In addition, "HOCKEY" also has the meaning of peace, good weather, good harvest, peace on peace, peaceful country, the people are always warm and happy, abolition of hate, united reunion make the country prosperous village.
Sau đây giới thiệu thêm một số hình ảnh bản thân tác giả ghi lại:
TP Biên Hòa/ Bien Hoa City, 06.10.2017 - 06. Oct.2017
Tác giả/ Author: Nhật Chiếu
Dịch/Translate: Khánh Vân - Chi Đan
-------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Bài viết hình ảnh có bản quyền
Thông tin về tác giả: Đại Đức Thích Nhật Chiếu - Mail: thichnhatchieu@gmail.com - ĐT: 0937.370.386 Bài viết cùng tác giả >> Đất nước Triệu Voi - Million Elephant Country >> Nhật ký hành trình