Chương 10: Đứa con
Ngày đăng: 07:07:15 29-10-2014 . Xem: 1076
Sợ hãi, mếu máo, đứa con đã dự lễ an táng của mẹ; sợ hãi, buồn rầu, nó đã lắng nghe Tất Đạt chào nó là con chàng và đón mời nó trong túp lều của Vệ Sử. Suốt trong nhiều ngày, nó ngồi với một gương mặt xanh xao trên ngọn đồi nghĩa địa, nhìn ra xa, khép lòng lại, chiến đấu với định mệnh.
Tất Đạt biệt đãi nó và để nó yên, vì chàng tôn trọng nỗi buồn khổ của nó. Tất Đạt hiểu rằng con chàng không biết chàng. Nó không thể yêu chàng như một người cha. Dần dà chàng cũng thấy và nhận ra rằng đứa trẻ con mười một tuổi kia là một đứa con cưng và đã lớn lên trong tập tục của những nhà giàu, rằng nó quen với cao lương mỹ vị, giường êm nệm ấm, quen sai bảo tôi tớ. Tất Đạt hiểu rằng đứa con cưng đang buồn sầu ấy không thể bỗng chốc hài lòng với một nơi xa lạ nghèo khó. Chàng không ép nó; chàng giúp nó rất nhiều và luôn luôn dành cho nó những món ăn ngon nhất. Chàng mong thu phục được nó từ từ bằng tính kiên nhẫn, thân mật của chàng.
Chàng đã tưởng mình giàu có, hạnh phúc khi đứa con đến với chàng, nhưng thời gian qua, và nó vẫn buồn rầu, xa lạ và khi nó tỏ ra ngạo nghễ, khiêu khích chàng, khi nó không chịu làm việc, khi nó không tỏ ra kính người già cả và lại trộm trái cây của Vệ Sử, Tất Đạt bắt đầu nhận thấy rằng đứa con của chàng không đem lại hạnh phúc an vui gì, mà chỉ đem cho chàng lo buồn. Nhưng chàng yêu nó và chọn lựa lo buồn với tình yêu nó, hơn là hạnh phúc an vui mà không có nó.
Từ khi con Tất Đạt ở lại trong lều, đôi bạn bắt đầu phân công. Vệ Sử làm tất cả những công việc trên đò ngang và Tất Đạt, để được gần con, làm việc trong chòi và ngoài đồng.
Trong nhiều tháng Tất Đạt kiên tâm chờ đợi, hi vọng con chàng sẽ hiểu chàng, sẽ nhận tình yêu của chàng và đáp lại tình yêu ấy. Trong nhiều tháng Vệ Sử quan sát điều đó, chờ đợi và im lặng. Một ngày kia khi cậu bé Tất Đạt làm khổ cha nó với sự khiêu khích và tính khí khó chịu của nó đã đánh vỡ cả hai chén ăn cơm, Vệ Sử gọi riêng bạn vào buổi chiều để nói chuyện.
- Xin lỗi anh, ông nói – tôi nói với anh với tư cách một người bạn thân. Tôi có thể thấy rằng anh đang lo lắng bất hạnh. Con của anh, bạn ơi, đang quấy rầy anh và quấy rầy cả tôi nữa. Con chim non kia quen với một đời sống khác, một chiếc tổ khác. Nó không chạy trốn của cải và phố thị như anh đã trốn; nó đã phải từ giã những thứ đó một cách miễn cưỡng. Tôi đã hỏi dòng sông nhưng con sông cười, nó cười tôi và cười anh, nó cười lên rũ rượi trước sự điên rồ của chúng ta. Nước sẽ tìm đến nước, tuổi trẻ sẽ tìm đến tuổi trẻ. Con anh sẽ không sung sướng ở nơi này. Anh hãy hỏi dòng sông và lắng nghe nó nói đi.
Lo lắng, Tất Đạt nhìn vào khuôn mặt tử tế trên đấy in nhiều nếp nhăn khả ái của Vệ Sử.
- Làm sao tôi xa nó được? Chàng khẽ nói. Bạn ơi, cho tôi ít lâu đã. Tôi đang chiến đấu để được nó. Tôi có đạt đến lòng nó. Tôi sẽ thắng bằng tình yêu và kiên nhẫn. Dòng sông sẽ nói với thằng bé một ngày kia. Nó cũng sẽ được kêu gọi.
Nụ cười Vệ Sử trở nên thân mật hơn:
- Ồ, dĩ nhiên, ông nói – nó cũng được kêu gọi, nó cũng thuộc vào dòng sông bất tuyệt. Nhưng anh và tôi có biết nó sẽ được kêu gọi theo cái gì không? Theo con đường nào, công việc gì, nỗi buồn gì không? Nỗi buồn của nó sẽ bao la. Lòng nó kiêu căng sắt đá. Có lẽ nó sẽ đau khổ nhiều, lầm lỗi nhiều, tội lỗi nhiều và làm nhiều bất công. Bạn ơi, nói cho tôi nghe, có phải bạn đang giáo dục con bạn đấy hay không? Nó có vâng lời bạn hay không? Bạn có đánh, phạt nó không?
- Không, Vệ Sử, tôi không làm gì trong những chuyện ấy cả.
- Tôi biết. Bạn không cứng rắn với nó, bạn không phạt, không ra lệnh cho nó - bởi bạn biết rằng sự mềm dẻo mạnh hơn là nghiêm khắc, nước mạnh hơn đá, tình yêu mạnh hơn bạo lực. Tốt lắm, tôi khen bạn. Nhưng không phải là một lỗi của bạn hay sao, vì đã không cứng rắn với nó, không phạt nó? Bạn lại không trói buộc thằng bé với tình thương của bạn đó sao? Bạn lại không làm cho thằng bé hổ thẹn trước lòng tử tế và kiên nhẫn của bạn, và làm cho nó càng thêm khó xử đó sao? Bạn lại không bắt buộc đứa con nuông chiều ngạo nghễ ấy sống trong một chòi tranh với hai ông già ăn chuối chát, xem gạo cũng đã là cao lương, những người mà tư tưởng không đồng với nó, mà trái tim đã vắng lạnh già cỗi, đập khác nhịp với nó? Thử hỏi có phải thằng bé đã bị trói buộc và hành phạt bởi mọi thứ ấy không?
Tất Đạt bối rối nhìn xuống đất, chàng hỏi nhỏ nhẹ:
- Anh nghĩ tôi phải làm gì bây giờ?
Vệ Sử đáp:
- Trả nó về thành phố, về nhà của mẹ nó. Ở đó còn có gia nhân, giao nó cho họ, và nếu họ không còn ở đấy, giao thằng bé cho một ông thầy, không phải chỉ để giáo dục nó, mà để nó có thể gặp gỡ các đứa trẻ khác trong thế giới của nó. Có bao giờ anh nghĩ đến việc ấy chưa?
Tất Đạt trả lời buồn bã:
- Anh có thể thấy rõ lòng tôi, tôi thường nghĩ đến điều đó. Nhưng với trái tim sắt đá của nó, nó sẽ sống ra sao trong cuộc đời? Nó lại chẳng xem nó cao hơn, chẳng đắm đuối trong lạc thú và thế lực, mắc lại những lỗi lầm của cha nó đã mắc hay sao? Và cứ thế chìm đắm trong đau khổ?
Người lái đó mỉm cười. Ông nhẹ nắm tay Tất Đạt và nói:
- Hãy hỏi dòng sông về điều đó đi bạn ạ, lắng nghe dòng sông lên tiếng. Bạn có thật nghĩ rằng bạn đã phạm những điên rồ để tránh cho con bạn hay không? Bạn có thể bảo vệ cho con bạn khỏi khổ đau không? Và bằng cách nào? Bằng giáo dục, bằng cầu nguyện, bằng khuyến khích? Bạn ơi, bạn đã quên câu chuyện bổ ích về chàng Tất Đạt, đứa con trai của người Bà La Môn, và một lần bạn đã kể cho tôi nghe rồi sao? Ai đã bảo vệ Tất Đạt người Sa Môn, khỏi đau khổ, khỏi tội lỗi, khỏi sự trác táng và điên rồ? Lòng ngoan đạo của cha chàng, sự cổ võ của thầy chàng ư? Có người cha nào, thầy nào ngăn nó khỏi hư hỏng vì đời, ngăn nó sống cuộc đời của nó, ngăn nó khỏi tội lỗi, ngăn nó khỏi tự uống chén độc dược, ngăn nó tìm lấy con đường riêng. Bạn nghĩ có người sẽ tránh khỏi giẫm qua con đường ấy sao? Và người ấy có lẽ là đứa con của bạn, vì bạn muốn thấy nó tránh được buồn đau và ảo tưởng? Nhưng dầu bạn có chết mười lần vì nó, bạn cũng không thể thay đổi định mệnh nó mảy may.
Chưa bao giờ Vệ Sử nói nhiều như vậy. Chàng cám ơn Vệ Sử một cách thân mật, và xao xuyến đi về chòi, nhưng không thể nào ngủ được. Không có gì Vệ Sử nói mà chàng đã không nghĩ đến và tự biết. Nhưng mạnh hơn sự hiểu biết đó là tình yêu của chàng đối với đứa con, lòng tận tuỵ của chàng, nỗi lo sợ phải mất nó. Đã bao giờ chàng yêu ai một cách mù quáng như thế, khổ sở như thế, tuyệt vọng như thế và hạnh phúc như thế chưa?
Tất Đạt không thể làm theo ý kiến bạn chàng, chàng không thể chịu bỏ đứa con. Chàng cho phép nó điều khiển mình, thiếu lễ độ với mình. Chàng im lặng và chờ đợi. Hàng ngày, chàng nỗ lực trong tình bạn và lòng kiên nhẫn với đứa bé. Vệ Sử cũng im lặng và chờ đợi, một cách bằng hữu, thông cảm, nhẫn nại. Họ đều là những người vô địch về sự kiên tâm. Một hôm khi khuôn mặt đứa con nhắc nhở chàng nhớ đến Kiều Lan, Tất Đạt bỗng nhớ lại điều mà một lần nàng đã bảo chàng: “Chàng không thể yêu đương” nàng bảo thế và chàng đồng ý. Chàng đã tự ví mình như một vì sao, và tha nhân như những chiếc lá rụng, tuy nhiên chàng cảm thấy trong lời nói có ít nhiều trách móc. Quả thật chàng chưa bao giờ hoàn toàn say đắm kẻ khác đến điên dại. Chưa bao giờ chàng đủ khả năng làm việc đó, và đối với chàng dường như đấy là cái khác biệt lớn lao nhất giữa chàng và những người thường tình. Nhưng bây giờ từ khi có đứa con trai, Tất Đạt đã trở nên giống hệt mọi người, quá buồn khổ vì quá yêu thương. Chàng cuồng dại trong tình yêu. Bây giờ, một cách muộn màng, chàng thực nghiệm lần đầu tiên trong đời cái đam mê mạnh nhất và lạ lùng nhất. Chàng đau khổ mãnh liệt vì đam mê ấy, nhưng đồng thời nó cũng làm tâm hồn chàng mới mẻ dồi dào hơn. Chàng cảm thấy tình yêu mù quáng đó quả thật là một đam mê rất người, đó là Sinh Tử, một suối nước sâu đầy sóng gió. Cùng lúc chàng cảm thấy nó không phải là vô giá trị, trái lại, nó cũng cần thiết, và nó ở ngay trong bản chất chàng. Sự xúc cảm đó, sự đau đớn đó, những sự điên rồ đó cũng phải được chứng nghiệm.
Trong lúc đó đứa con trai để mặc cho chàng điên dại, mặc cho chàng cố gắng, mặc cho chàng nhẫn nhục trước tính khí oái oăm của nó. Đối với nó, người cha này không có gì quyến rũ, và cũng không có gì làm cho nó sợ. Người cha này là một người tốt, một người quân tử, có lẽ là một người ngoan đạo, một người thánh thiện – nhưng tất cả đó không phải là những đức tính có thể chinh phục đứa bé. Cái người cha này – người luôn luôn giam nó trong túp lều tồi tàn – gai con mắt nó, và khi ông ấy trả lời sự thô lỗ của nó bằng một nụ cười, đáp lại sự nhục mạ của nó bằng sự tử tế … thì đấy là cái mưu mẹo khả ố nhất của con cáo già. Nó muốn thà ông ấy cứ doạ nạt nó đi, xử tệ với nó đi.
Một hôm cậu bé nói ra những điều nó nghĩ và công khai chống lại cha nó. Tất Đạt bảo nó đi nhặt một ít củi. Nhưng thằng bé không rời khỏi túp lều. Nó đứng dậy, đầy thách thức và giận dữ, giậm chân bặm tay và mạnh mẽ tạt vào mặt cha nó tất cả lòng căm hờn khinh thị ôm ấp bấy lâu. Nó hét lên, mồm sủi bọt mép:
- Ông tự kiếm lấy! Tôi không phải là đầy tớ ông. Tôi biết ông không đánh tôi: ông không dám! Nhưng tôi biết ông sẽ tiếp tục phạt tôi và làm cho tôi cảm thấy bé bỏng trước sự thánh thiện và độ lượng của ông. Ông muốn cho tôi trở thành như ông, ngoan đạo, tử tế, khôn ngoan như ông. Nhưng chỉ để mà khinh bỉ ông, tôi thà trở thành một kẻ trộm, một kẻ giết người và xuống địa ngục còn hơn là giống ông. Tôi muốn giết ông. Ông không phải là cha tôi, mặc dù ông có là người yêu của mẹ tôi mấy chục lần đi nữa!
Đầy tức giận và đau khổ, cậu bé tìm lối thoát trong một tràng chửi rủa man dại hắt vào mặt cha cậu. Rồi nó bỏ chạy và đến sẩm tối mới trở về.
Sáng hôm sau cậu bé biến mất. Một cái rổ cá đựng tiền cũng mất. Tất Đạt thấy chiếc thuyền không ở bên kia bờ. Cậu bé đã cao bay xa chạy.
Vô cùng buồn thảm từ khi nghe những lời đay nghiến hôm qua của đứa con, Tất Đạt nói:
- Tôi phải đi theo nó. Một đứa trẻ không thể đi qua rừng một mình; nó sẽ gặp nguy hiểm. Chúng ta phải làm một chiếc bè, Vệ Sử ạ, để sang sông.
Vệ Sử nói:
- Chúng ta sẽ làm một chiếc bè để đi lấy lại thuyền mà cậu bé vừa lấy. Nhưng hãy để cho nó đí, bạn ạ. Nó không còn là một đứa nhỏ nữa đâu, nó biết cách tự giữ mình. Nó đang tìm đường về thành phố, và nó có lý. Đừng quên điều đó. Nó đang làm điều mà bạn đã sơ ý không làm. Nó đang tự giữ mình, đang đi con đường riêng của nó. Ồ Tất Đạt, tôi có thể thấy bạn đang đau khổ, nỗi đau khổ mà người khác sẽ cười, và chính bạn cũng sẽ cười.
Tất Đạt không trả lời. Chàng đã sẵn sàng cái mác trong tay và bắt đầu làm một chiếc bè tre, và Vệ Sử giúp chàng buộc những cây lại với nhau bằng dây cỏ. Đoạn họ chống qua bên kia bờ. Tất Đạt hỏi:
- Sao anh lại mang theo cái mác làm gì?
Vệ Sử đáp:
- Có thể cái chèo của chiếc thuyền đã mất.
Nhưng Tất Đạt biết bạn đang nghĩ gì – có lẽ đứa bé đã liệng cái chèo đi, hay bẻ gãy, để trả thù và đề phòng hai người đuổi theo nó. Và quả thật, không còn cái chèo trong thuyền nữa. Vệ Sử chỉ xuống đáy thuyền và mỉm cười với bạn như để nói: Anh không thấy đứa con của anh muốn gì sao? Anh không thấy rằng nó không muốn bị đuổi theo sao? Nhưng ông ta không nói thành lời, và bắt đầu làm một cái chèo mới. Tất Đạt rời bạn để đi tìm con. Vệ Sử không ngăn cản.
Tất Đạt ở trong rừng rất lâu mới thấy rằng cuộc tìm kiếm thật vô ích. Chàng nghĩ, hoặc là nó đã bỏ xa khu rừng và đã đến thành phố, hoặc nếu nó còn trên đường nó sẽ lẩn trốn người theo dõi. Và khi chàng suy nghĩ xa hơn chàng thấy không còn bận tâm về đứa con trai nữa, và thâm tâm chàng biết nó không gặp điều gì nguy hại. Mặc dù vậy, chàng vẫn tiếp tục đi, không nao núng, không phải để cứu thằng bé mà vì mong mỏi thấy lại nó. Chàng đi về phía đô thị.
Khi chàng đến con đường rộng gần đô thành, chàng đứng yên lặng trên lối vào khu vườn xinh đẹp của Kiều Lan ngày xưa, nơi chàng đã trông thấy nàng lần đầu tiên ngồi trên chiếc kiệu. Quá khứ dâng lên trước mắt chàng. Chàng thấy lại chính chàng đứng đấy, một người Sa Môn tuổi trẻ, râu ria, áo quần tơi tả, tóc đầy bụi. Tất Đạt đứng rất lâu nhìn qua cổng mở vào khu vườn. Chàng trông thấy những nhà sư đi dạo dưới những vòm cây đẹp. Chàng đứng đấy rất lâu suy nghĩ, trông thấy những bức tranh vẽ lại chuyện đời chàng. Chàng đứng đấy rất lâu nhìn những nhà sư, và chỉ thấy con chàng và Kiều Lan đi dạo dưới những hàng cây cao. Chàng thấy rõ ràng Kiều Lan đi cùng chàng và chàng nhận cái hôn đầu tiên của nàng. Chàng thấy chàng đã ngạo mạn và khinh bỉ ra sao khi ngoái nhìn những ngày Sa Môn của chàng, hăm hở và kiêu hãnh ra sao khi bắt đầu cuộc sống thế tục. Chàng thấy Vạn Mỹ, những gia nhân, những bữa tiệc, những tay cờ bạc, những nhạc công. Chàng thấy con chim của Kiều Lan trong chiếc lồng, chàng sống lại tất cả những đoạn đời, hô hấp khổ đế, trở lại già, mệt mỏi, buồn nôn và mơ ước được chết đi, rồi lại nghe tiếng “Om” màu nhiệm. Sau khi đứng rất lâu ở cổng vườn, Tất Đạt mới nhận ra rằng ước muốn thúc đẩy chàng vào nơi đây thật là điên rồ, rằng chàng không thể giúp đỡ con chàng, rằng chàng không nên ép uổng nó. Chàng cảm thấy một tình yêu sâu đậm đối với đứa con lưu vong, tình thương như một ung nhọt, và cùng lúc cảm thấy ung nhọt đó không làm mủ trong chàng, mà sẽ lành.
Vì ung nhọt chưa lành ngay lúc đó, nên chàng còn buồn bã. Thay vì mục đích đã thúc đẩy chàng đến đây tìm kiếm đứa con, chỉ còn sự trống rỗng trong lòng chàng. Buồn rầu, chàng ngồi xuống. Chàng cảm thấy một cái gì chết trong tim. Chàng không còn thấy hạnh phúc, mục đích nào nữa. Chàng ngồi đấy thê lương, chờ đợi. Chàng đã học điều này từ dòng sông: chờ đợi, kiên nhẫn, lắng nghe. Chàng ngồi lắng nghe trong con đường đầy bụi, lắng nghe tim chàng đập mệt nhọc buồn rầu và đợi chờ một tiếng nói. Chàng phủ phục ở đấy và nghe ngóng hàng giờ, không còn thấy hình ảnh gì nữa, rơi vào sự rỗng không và thả mình vào đấy mà không tìm thấy lối ra. Và khi chàng cảm thấy vết thương nhức nhối, chàng thì thầm tiếng “Om”, lắng mình trong tiếng ấy. Những tăng sĩ trong vườn thấy chàng và khi chàng đã ở đấy nhiều giờ, bụi bám dày mái tóc hoa râm, một người đi đến bên chàng và đặt hai quả chuối trước mặt chàng. Chàng không trông thấy ông ta.
Một bàn tay đặt lên vai kéo chàng về thực tại. Chàng nhận ra cái vỗ vai thân mến rụt rè ấy, và tỉnh dậy. Chàng đứng lên và chào Vệ Sử, người đã đi theo chàng. Khi nhìn thấy gương mặt tử tế của Vệ Sử, nhìn những đường nhăn trên mặt khi ông ta mỉm cười, nhìn vào đôi mắt sáng của ông, chàng cũng mỉm cười. Chàng trông thấy hai trái chuối bên cạnh. Chàng nhặt lên, cho bạn một quả và ăn một. Rồi chàng lặng lẽ đi theo Vệ Sử qua khu rừng, trở về bến đò. Không ai nói đến những gì đã xảy ra, cũng không ai nhắc đến tên thằng bé hay sự đào tẩu của nó và vết thương nó gây ra. Tất Đạt đi nằm trong chiếc lều, và khi Vệ Sử đến thăm đem cho chàng cốc nước dừa, ông thấy chàng đã ngủ.
Tất Đạt biệt đãi nó và để nó yên, vì chàng tôn trọng nỗi buồn khổ của nó. Tất Đạt hiểu rằng con chàng không biết chàng. Nó không thể yêu chàng như một người cha. Dần dà chàng cũng thấy và nhận ra rằng đứa trẻ con mười một tuổi kia là một đứa con cưng và đã lớn lên trong tập tục của những nhà giàu, rằng nó quen với cao lương mỹ vị, giường êm nệm ấm, quen sai bảo tôi tớ. Tất Đạt hiểu rằng đứa con cưng đang buồn sầu ấy không thể bỗng chốc hài lòng với một nơi xa lạ nghèo khó. Chàng không ép nó; chàng giúp nó rất nhiều và luôn luôn dành cho nó những món ăn ngon nhất. Chàng mong thu phục được nó từ từ bằng tính kiên nhẫn, thân mật của chàng.
Chàng đã tưởng mình giàu có, hạnh phúc khi đứa con đến với chàng, nhưng thời gian qua, và nó vẫn buồn rầu, xa lạ và khi nó tỏ ra ngạo nghễ, khiêu khích chàng, khi nó không chịu làm việc, khi nó không tỏ ra kính người già cả và lại trộm trái cây của Vệ Sử, Tất Đạt bắt đầu nhận thấy rằng đứa con của chàng không đem lại hạnh phúc an vui gì, mà chỉ đem cho chàng lo buồn. Nhưng chàng yêu nó và chọn lựa lo buồn với tình yêu nó, hơn là hạnh phúc an vui mà không có nó.
Từ khi con Tất Đạt ở lại trong lều, đôi bạn bắt đầu phân công. Vệ Sử làm tất cả những công việc trên đò ngang và Tất Đạt, để được gần con, làm việc trong chòi và ngoài đồng.
Trong nhiều tháng Tất Đạt kiên tâm chờ đợi, hi vọng con chàng sẽ hiểu chàng, sẽ nhận tình yêu của chàng và đáp lại tình yêu ấy. Trong nhiều tháng Vệ Sử quan sát điều đó, chờ đợi và im lặng. Một ngày kia khi cậu bé Tất Đạt làm khổ cha nó với sự khiêu khích và tính khí khó chịu của nó đã đánh vỡ cả hai chén ăn cơm, Vệ Sử gọi riêng bạn vào buổi chiều để nói chuyện.
- Xin lỗi anh, ông nói – tôi nói với anh với tư cách một người bạn thân. Tôi có thể thấy rằng anh đang lo lắng bất hạnh. Con của anh, bạn ơi, đang quấy rầy anh và quấy rầy cả tôi nữa. Con chim non kia quen với một đời sống khác, một chiếc tổ khác. Nó không chạy trốn của cải và phố thị như anh đã trốn; nó đã phải từ giã những thứ đó một cách miễn cưỡng. Tôi đã hỏi dòng sông nhưng con sông cười, nó cười tôi và cười anh, nó cười lên rũ rượi trước sự điên rồ của chúng ta. Nước sẽ tìm đến nước, tuổi trẻ sẽ tìm đến tuổi trẻ. Con anh sẽ không sung sướng ở nơi này. Anh hãy hỏi dòng sông và lắng nghe nó nói đi.
Lo lắng, Tất Đạt nhìn vào khuôn mặt tử tế trên đấy in nhiều nếp nhăn khả ái của Vệ Sử.
- Làm sao tôi xa nó được? Chàng khẽ nói. Bạn ơi, cho tôi ít lâu đã. Tôi đang chiến đấu để được nó. Tôi có đạt đến lòng nó. Tôi sẽ thắng bằng tình yêu và kiên nhẫn. Dòng sông sẽ nói với thằng bé một ngày kia. Nó cũng sẽ được kêu gọi.
Nụ cười Vệ Sử trở nên thân mật hơn:
- Ồ, dĩ nhiên, ông nói – nó cũng được kêu gọi, nó cũng thuộc vào dòng sông bất tuyệt. Nhưng anh và tôi có biết nó sẽ được kêu gọi theo cái gì không? Theo con đường nào, công việc gì, nỗi buồn gì không? Nỗi buồn của nó sẽ bao la. Lòng nó kiêu căng sắt đá. Có lẽ nó sẽ đau khổ nhiều, lầm lỗi nhiều, tội lỗi nhiều và làm nhiều bất công. Bạn ơi, nói cho tôi nghe, có phải bạn đang giáo dục con bạn đấy hay không? Nó có vâng lời bạn hay không? Bạn có đánh, phạt nó không?
- Không, Vệ Sử, tôi không làm gì trong những chuyện ấy cả.
- Tôi biết. Bạn không cứng rắn với nó, bạn không phạt, không ra lệnh cho nó - bởi bạn biết rằng sự mềm dẻo mạnh hơn là nghiêm khắc, nước mạnh hơn đá, tình yêu mạnh hơn bạo lực. Tốt lắm, tôi khen bạn. Nhưng không phải là một lỗi của bạn hay sao, vì đã không cứng rắn với nó, không phạt nó? Bạn lại không trói buộc thằng bé với tình thương của bạn đó sao? Bạn lại không làm cho thằng bé hổ thẹn trước lòng tử tế và kiên nhẫn của bạn, và làm cho nó càng thêm khó xử đó sao? Bạn lại không bắt buộc đứa con nuông chiều ngạo nghễ ấy sống trong một chòi tranh với hai ông già ăn chuối chát, xem gạo cũng đã là cao lương, những người mà tư tưởng không đồng với nó, mà trái tim đã vắng lạnh già cỗi, đập khác nhịp với nó? Thử hỏi có phải thằng bé đã bị trói buộc và hành phạt bởi mọi thứ ấy không?
Tất Đạt bối rối nhìn xuống đất, chàng hỏi nhỏ nhẹ:
- Anh nghĩ tôi phải làm gì bây giờ?
Vệ Sử đáp:
- Trả nó về thành phố, về nhà của mẹ nó. Ở đó còn có gia nhân, giao nó cho họ, và nếu họ không còn ở đấy, giao thằng bé cho một ông thầy, không phải chỉ để giáo dục nó, mà để nó có thể gặp gỡ các đứa trẻ khác trong thế giới của nó. Có bao giờ anh nghĩ đến việc ấy chưa?
Tất Đạt trả lời buồn bã:
- Anh có thể thấy rõ lòng tôi, tôi thường nghĩ đến điều đó. Nhưng với trái tim sắt đá của nó, nó sẽ sống ra sao trong cuộc đời? Nó lại chẳng xem nó cao hơn, chẳng đắm đuối trong lạc thú và thế lực, mắc lại những lỗi lầm của cha nó đã mắc hay sao? Và cứ thế chìm đắm trong đau khổ?
Người lái đó mỉm cười. Ông nhẹ nắm tay Tất Đạt và nói:
- Hãy hỏi dòng sông về điều đó đi bạn ạ, lắng nghe dòng sông lên tiếng. Bạn có thật nghĩ rằng bạn đã phạm những điên rồ để tránh cho con bạn hay không? Bạn có thể bảo vệ cho con bạn khỏi khổ đau không? Và bằng cách nào? Bằng giáo dục, bằng cầu nguyện, bằng khuyến khích? Bạn ơi, bạn đã quên câu chuyện bổ ích về chàng Tất Đạt, đứa con trai của người Bà La Môn, và một lần bạn đã kể cho tôi nghe rồi sao? Ai đã bảo vệ Tất Đạt người Sa Môn, khỏi đau khổ, khỏi tội lỗi, khỏi sự trác táng và điên rồ? Lòng ngoan đạo của cha chàng, sự cổ võ của thầy chàng ư? Có người cha nào, thầy nào ngăn nó khỏi hư hỏng vì đời, ngăn nó sống cuộc đời của nó, ngăn nó khỏi tội lỗi, ngăn nó khỏi tự uống chén độc dược, ngăn nó tìm lấy con đường riêng. Bạn nghĩ có người sẽ tránh khỏi giẫm qua con đường ấy sao? Và người ấy có lẽ là đứa con của bạn, vì bạn muốn thấy nó tránh được buồn đau và ảo tưởng? Nhưng dầu bạn có chết mười lần vì nó, bạn cũng không thể thay đổi định mệnh nó mảy may.
Chưa bao giờ Vệ Sử nói nhiều như vậy. Chàng cám ơn Vệ Sử một cách thân mật, và xao xuyến đi về chòi, nhưng không thể nào ngủ được. Không có gì Vệ Sử nói mà chàng đã không nghĩ đến và tự biết. Nhưng mạnh hơn sự hiểu biết đó là tình yêu của chàng đối với đứa con, lòng tận tuỵ của chàng, nỗi lo sợ phải mất nó. Đã bao giờ chàng yêu ai một cách mù quáng như thế, khổ sở như thế, tuyệt vọng như thế và hạnh phúc như thế chưa?
Tất Đạt không thể làm theo ý kiến bạn chàng, chàng không thể chịu bỏ đứa con. Chàng cho phép nó điều khiển mình, thiếu lễ độ với mình. Chàng im lặng và chờ đợi. Hàng ngày, chàng nỗ lực trong tình bạn và lòng kiên nhẫn với đứa bé. Vệ Sử cũng im lặng và chờ đợi, một cách bằng hữu, thông cảm, nhẫn nại. Họ đều là những người vô địch về sự kiên tâm. Một hôm khi khuôn mặt đứa con nhắc nhở chàng nhớ đến Kiều Lan, Tất Đạt bỗng nhớ lại điều mà một lần nàng đã bảo chàng: “Chàng không thể yêu đương” nàng bảo thế và chàng đồng ý. Chàng đã tự ví mình như một vì sao, và tha nhân như những chiếc lá rụng, tuy nhiên chàng cảm thấy trong lời nói có ít nhiều trách móc. Quả thật chàng chưa bao giờ hoàn toàn say đắm kẻ khác đến điên dại. Chưa bao giờ chàng đủ khả năng làm việc đó, và đối với chàng dường như đấy là cái khác biệt lớn lao nhất giữa chàng và những người thường tình. Nhưng bây giờ từ khi có đứa con trai, Tất Đạt đã trở nên giống hệt mọi người, quá buồn khổ vì quá yêu thương. Chàng cuồng dại trong tình yêu. Bây giờ, một cách muộn màng, chàng thực nghiệm lần đầu tiên trong đời cái đam mê mạnh nhất và lạ lùng nhất. Chàng đau khổ mãnh liệt vì đam mê ấy, nhưng đồng thời nó cũng làm tâm hồn chàng mới mẻ dồi dào hơn. Chàng cảm thấy tình yêu mù quáng đó quả thật là một đam mê rất người, đó là Sinh Tử, một suối nước sâu đầy sóng gió. Cùng lúc chàng cảm thấy nó không phải là vô giá trị, trái lại, nó cũng cần thiết, và nó ở ngay trong bản chất chàng. Sự xúc cảm đó, sự đau đớn đó, những sự điên rồ đó cũng phải được chứng nghiệm.
Trong lúc đó đứa con trai để mặc cho chàng điên dại, mặc cho chàng cố gắng, mặc cho chàng nhẫn nhục trước tính khí oái oăm của nó. Đối với nó, người cha này không có gì quyến rũ, và cũng không có gì làm cho nó sợ. Người cha này là một người tốt, một người quân tử, có lẽ là một người ngoan đạo, một người thánh thiện – nhưng tất cả đó không phải là những đức tính có thể chinh phục đứa bé. Cái người cha này – người luôn luôn giam nó trong túp lều tồi tàn – gai con mắt nó, và khi ông ấy trả lời sự thô lỗ của nó bằng một nụ cười, đáp lại sự nhục mạ của nó bằng sự tử tế … thì đấy là cái mưu mẹo khả ố nhất của con cáo già. Nó muốn thà ông ấy cứ doạ nạt nó đi, xử tệ với nó đi.
Một hôm cậu bé nói ra những điều nó nghĩ và công khai chống lại cha nó. Tất Đạt bảo nó đi nhặt một ít củi. Nhưng thằng bé không rời khỏi túp lều. Nó đứng dậy, đầy thách thức và giận dữ, giậm chân bặm tay và mạnh mẽ tạt vào mặt cha nó tất cả lòng căm hờn khinh thị ôm ấp bấy lâu. Nó hét lên, mồm sủi bọt mép:
- Ông tự kiếm lấy! Tôi không phải là đầy tớ ông. Tôi biết ông không đánh tôi: ông không dám! Nhưng tôi biết ông sẽ tiếp tục phạt tôi và làm cho tôi cảm thấy bé bỏng trước sự thánh thiện và độ lượng của ông. Ông muốn cho tôi trở thành như ông, ngoan đạo, tử tế, khôn ngoan như ông. Nhưng chỉ để mà khinh bỉ ông, tôi thà trở thành một kẻ trộm, một kẻ giết người và xuống địa ngục còn hơn là giống ông. Tôi muốn giết ông. Ông không phải là cha tôi, mặc dù ông có là người yêu của mẹ tôi mấy chục lần đi nữa!
Đầy tức giận và đau khổ, cậu bé tìm lối thoát trong một tràng chửi rủa man dại hắt vào mặt cha cậu. Rồi nó bỏ chạy và đến sẩm tối mới trở về.
Sáng hôm sau cậu bé biến mất. Một cái rổ cá đựng tiền cũng mất. Tất Đạt thấy chiếc thuyền không ở bên kia bờ. Cậu bé đã cao bay xa chạy.
Vô cùng buồn thảm từ khi nghe những lời đay nghiến hôm qua của đứa con, Tất Đạt nói:
- Tôi phải đi theo nó. Một đứa trẻ không thể đi qua rừng một mình; nó sẽ gặp nguy hiểm. Chúng ta phải làm một chiếc bè, Vệ Sử ạ, để sang sông.
Vệ Sử nói:
- Chúng ta sẽ làm một chiếc bè để đi lấy lại thuyền mà cậu bé vừa lấy. Nhưng hãy để cho nó đí, bạn ạ. Nó không còn là một đứa nhỏ nữa đâu, nó biết cách tự giữ mình. Nó đang tìm đường về thành phố, và nó có lý. Đừng quên điều đó. Nó đang làm điều mà bạn đã sơ ý không làm. Nó đang tự giữ mình, đang đi con đường riêng của nó. Ồ Tất Đạt, tôi có thể thấy bạn đang đau khổ, nỗi đau khổ mà người khác sẽ cười, và chính bạn cũng sẽ cười.
Tất Đạt không trả lời. Chàng đã sẵn sàng cái mác trong tay và bắt đầu làm một chiếc bè tre, và Vệ Sử giúp chàng buộc những cây lại với nhau bằng dây cỏ. Đoạn họ chống qua bên kia bờ. Tất Đạt hỏi:
- Sao anh lại mang theo cái mác làm gì?
Vệ Sử đáp:
- Có thể cái chèo của chiếc thuyền đã mất.
Nhưng Tất Đạt biết bạn đang nghĩ gì – có lẽ đứa bé đã liệng cái chèo đi, hay bẻ gãy, để trả thù và đề phòng hai người đuổi theo nó. Và quả thật, không còn cái chèo trong thuyền nữa. Vệ Sử chỉ xuống đáy thuyền và mỉm cười với bạn như để nói: Anh không thấy đứa con của anh muốn gì sao? Anh không thấy rằng nó không muốn bị đuổi theo sao? Nhưng ông ta không nói thành lời, và bắt đầu làm một cái chèo mới. Tất Đạt rời bạn để đi tìm con. Vệ Sử không ngăn cản.
Tất Đạt ở trong rừng rất lâu mới thấy rằng cuộc tìm kiếm thật vô ích. Chàng nghĩ, hoặc là nó đã bỏ xa khu rừng và đã đến thành phố, hoặc nếu nó còn trên đường nó sẽ lẩn trốn người theo dõi. Và khi chàng suy nghĩ xa hơn chàng thấy không còn bận tâm về đứa con trai nữa, và thâm tâm chàng biết nó không gặp điều gì nguy hại. Mặc dù vậy, chàng vẫn tiếp tục đi, không nao núng, không phải để cứu thằng bé mà vì mong mỏi thấy lại nó. Chàng đi về phía đô thị.
Khi chàng đến con đường rộng gần đô thành, chàng đứng yên lặng trên lối vào khu vườn xinh đẹp của Kiều Lan ngày xưa, nơi chàng đã trông thấy nàng lần đầu tiên ngồi trên chiếc kiệu. Quá khứ dâng lên trước mắt chàng. Chàng thấy lại chính chàng đứng đấy, một người Sa Môn tuổi trẻ, râu ria, áo quần tơi tả, tóc đầy bụi. Tất Đạt đứng rất lâu nhìn qua cổng mở vào khu vườn. Chàng trông thấy những nhà sư đi dạo dưới những vòm cây đẹp. Chàng đứng đấy rất lâu suy nghĩ, trông thấy những bức tranh vẽ lại chuyện đời chàng. Chàng đứng đấy rất lâu nhìn những nhà sư, và chỉ thấy con chàng và Kiều Lan đi dạo dưới những hàng cây cao. Chàng thấy rõ ràng Kiều Lan đi cùng chàng và chàng nhận cái hôn đầu tiên của nàng. Chàng thấy chàng đã ngạo mạn và khinh bỉ ra sao khi ngoái nhìn những ngày Sa Môn của chàng, hăm hở và kiêu hãnh ra sao khi bắt đầu cuộc sống thế tục. Chàng thấy Vạn Mỹ, những gia nhân, những bữa tiệc, những tay cờ bạc, những nhạc công. Chàng thấy con chim của Kiều Lan trong chiếc lồng, chàng sống lại tất cả những đoạn đời, hô hấp khổ đế, trở lại già, mệt mỏi, buồn nôn và mơ ước được chết đi, rồi lại nghe tiếng “Om” màu nhiệm. Sau khi đứng rất lâu ở cổng vườn, Tất Đạt mới nhận ra rằng ước muốn thúc đẩy chàng vào nơi đây thật là điên rồ, rằng chàng không thể giúp đỡ con chàng, rằng chàng không nên ép uổng nó. Chàng cảm thấy một tình yêu sâu đậm đối với đứa con lưu vong, tình thương như một ung nhọt, và cùng lúc cảm thấy ung nhọt đó không làm mủ trong chàng, mà sẽ lành.
Vì ung nhọt chưa lành ngay lúc đó, nên chàng còn buồn bã. Thay vì mục đích đã thúc đẩy chàng đến đây tìm kiếm đứa con, chỉ còn sự trống rỗng trong lòng chàng. Buồn rầu, chàng ngồi xuống. Chàng cảm thấy một cái gì chết trong tim. Chàng không còn thấy hạnh phúc, mục đích nào nữa. Chàng ngồi đấy thê lương, chờ đợi. Chàng đã học điều này từ dòng sông: chờ đợi, kiên nhẫn, lắng nghe. Chàng ngồi lắng nghe trong con đường đầy bụi, lắng nghe tim chàng đập mệt nhọc buồn rầu và đợi chờ một tiếng nói. Chàng phủ phục ở đấy và nghe ngóng hàng giờ, không còn thấy hình ảnh gì nữa, rơi vào sự rỗng không và thả mình vào đấy mà không tìm thấy lối ra. Và khi chàng cảm thấy vết thương nhức nhối, chàng thì thầm tiếng “Om”, lắng mình trong tiếng ấy. Những tăng sĩ trong vườn thấy chàng và khi chàng đã ở đấy nhiều giờ, bụi bám dày mái tóc hoa râm, một người đi đến bên chàng và đặt hai quả chuối trước mặt chàng. Chàng không trông thấy ông ta.
Một bàn tay đặt lên vai kéo chàng về thực tại. Chàng nhận ra cái vỗ vai thân mến rụt rè ấy, và tỉnh dậy. Chàng đứng lên và chào Vệ Sử, người đã đi theo chàng. Khi nhìn thấy gương mặt tử tế của Vệ Sử, nhìn những đường nhăn trên mặt khi ông ta mỉm cười, nhìn vào đôi mắt sáng của ông, chàng cũng mỉm cười. Chàng trông thấy hai trái chuối bên cạnh. Chàng nhặt lên, cho bạn một quả và ăn một. Rồi chàng lặng lẽ đi theo Vệ Sử qua khu rừng, trở về bến đò. Không ai nói đến những gì đã xảy ra, cũng không ai nhắc đến tên thằng bé hay sự đào tẩu của nó và vết thương nó gây ra. Tất Đạt đi nằm trong chiếc lều, và khi Vệ Sử đến thăm đem cho chàng cốc nước dừa, ông thấy chàng đã ngủ.
Mục Đọc Sách
-
Lời ngỏ
-
Chương 1: Tất Đạt
-
Chương 2: Đoàn Sa Môn
-
Chương 3: Cồ Đàm
-
Chương 4: Thức tỉnh
-
Chương 5: Kiều Lan
-
Chương 6: Giữa xã hội
-
Chương 7: Khổ đau
-
Chương 8: Bên bờ sông
-
Chương 9: Người lái đò
-
Chương 10: Đứa con
-
Chương 11: Om
-
Chương 12: Thiện Hữu
-
Phụ lục: Phân tích tác phẩm
-
" Câu chuyện dòng sông" bị ăn cắp