Chương 6: Giữa xã hội
Ngày đăng: 07:00:50 29-10-2014 . Xem: 1109
Tất Đạt tìm đến Vạn Mỹ, người thương gia, và được chỉ vào một biệt thự giàu có. Gia nhân đưa chàng qua những tấm thảm rộng, vào một phòng, ở đấy chàng ngồi đợi chủ nhà.
Vạn Mỹ đi vào, ông ta là người hoạt bát, dẻo dai, tóc hoa râm, đôi mắt thông minh khôn khéo và cái miệng đầy nhục cảm. Chủ, khách thân mật chào nhau. Người thương gia bắt đầu:
- Tôi được nghe nói ngài là một người Bà La Môn học thức, nhưng muốn đi tìm việc với một thương gia. Vậy ngài túng thiếu lắm sao, nên đi kiếm việc làm?
Tất Đạt trả lời:
- Không, tôi không thiếu, và chẳng bao giờ thiếu gì. Tôi đến từ những vị Sa Môn mà tôi đã chung sống từ lâu.
- Nếu ngài ở trong đoàn Sa Môn, làm sao ngài lại không thiếu thốn? Các vị Sa Môn há không hoàn toàn vô sản?
- Tôi không có gì cả, - Tất Đạt nói - hiểu theo ý ông. Dĩ nhiên là tôi vô sản, nhưng do tôi tự nguyện, vì thế tôi không thiếu thốn.
- Nhưng làm sao ngài sống nếu không có tài sản?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều ấy, thưa ông. Tôi không có gì cả đã gần ba năm nay, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ về việc phải sống bằng cách nào.
- Nghĩa là ngài sống trên tài sản của kẻ khác?
- Bề ngoài thì như thế. Người thương gia cũng sống trên tư hữu của kẻ khác.
- Cũng đúng, nhưng người thương gia không lấy không. Họ cho lại hàng hoá của họ để trao đổi.
- Điều đó thành như định luật. Mọi người đều có cho, có nhận. Cuộc đời là như vậy.
- Ồ, nhưng nếu ngài không có gì, thì làm sao mà cho?
- Mỗi người cho cái mà mình có. Người lính cho sức mạnh, người thương gia cho hàng hoá, người thầy cho kiến thức, người làm ruộng cho lúa, người chài lưới cho cá.
- Phải lắm, nhưng ngài có thể cho gì? Ngài đã học được gì để cho?
- Tôi có thể suy tư, chờ đợi và nhịn đói.
- Chỉ có thế?
- Tôi nghĩ chỉ có thế.
- Nhưng những thứ ấy dùng để làm gì? Ví dụ như nhịn ăn, để làm gì?
- Nó có giá trị lớn lắm, thưa ông. Khi một người không có gì để ăn, nhịn đói là điều khôn ngoan nhất. Chẳng hạn nếu tôi không học cách nhịn, thì tôi phải tìm việc làm hôm nay, hoặc với ông, hoặc nơi khác, vì cơn đói hướng dẫn tôi. Nhưng bây giờ, tôi có thể chờ đợi một cách bình thản. Tôi không vội vàng, không thiếu thốn, tôi có thể nhịn rất lâu và xem thường sự đói. Vì thế mà nhịn đói là hữu ích, thưa ông.
- Thưa Sa Môn, ngài dạy rất phải. Xin ngài đợi cho một lát.
Vạn Mỹ đi ra, và trở vào với một cuộn giấy trao cho khách, đoạn hỏi:
- Ngài có thể đọc cái này không?
Tất Đạt nhìn vào cuộn giấy và bắt đầu đọc bản giao kèo về thương mãi. Vạn Mỹ bảo:
- Tốt lắm. Bây giờ xin ngài viết cho tôi một câu gì trên tờ giấy này, ông ta trao cho chàng giấy bút. Tất Đạt viết rồi trao trả tờ giấy. Vạn Mỹ đọc: “Viết lách rất tốt, nhưng suy nghĩ còn tốt hơn. Sự khôn khéo rất hay, nhưng kiên tâm còn hay hơn”. Người thương gia ngợi khen:
- Ngài viết hay lắm. Chúng ta sẽ còn bàn luận nhiều, nhưng hôm nay tôi mời ngài làm vị khách và ở trong nhà tôi.
Tất Đạt cám ơn ông ta và nhận lời. Người ta đem đến cho chàng áo quần, giày dép, và một gia nhân sửa soạn đồ tắm cho chàng mỗi ngày. Họ dọn cho chàng những mâm cơm ngon lành mỗi ngày hai dạo, nhưng chàng chỉ ăn có một buổi, và không dùng rượu thịt. Vạn Mỹ nói cho chàng nghe về việc mua bán, chỉ cho chàng xem hàng hoá, kho chứa hàng và sổ kế toán. Chàng học nhiều điều mới lạ, nghe nhiều và ít nói. Và nhớ đến lời Kiều Lan dặn, chàng không bao giờ hạ mình trước người thương gia mà buộc ông ta đối với chàng như một người ngang hàng hoặc cao hơn. Vạn Mỹ điều hành công việc cẩn thận say mê, nhưng Tất Đạt xem chúng như một trò chơi mà luật lệ thì chàng học thuộc nên chúng không làm chàng bận tâm.
Ở nhà Vạn Mỹ chưa lâu, chàng đã dự phần trong công việc kinh doanh của ông ta. Tuy thế, hàng ngày chàng vẫn đến thăm Kiều Lan vào giờ nàng mời, ăn vận tề chỉnh, mang giày bóng và mang quà đến tặng nàng. Chàng học hỏi được nhiều nơi đôi môi đỏ khôn khéo của nàng. Bàn tay mềm dịu của nàng dạy chàng rất nhiều. Vốn còn là một đứa con trai khờ dại trong tình yêu, chàng thường đắm mình trong ái ân một cách mù quáng không biết chán chê, không bao giờ thoả mãn. Nhưng nàng dạy cho chàng rằng không ai có thể hưởng thụ khoái lạc mà không đồng thời ban bố nó, và mỗi cử chỉ, mỗi sự mơn trớn, mỗi cái nhìn, mỗi phần trong cơ thể đều có bí quyết riêng của nó để đem khoái cảm cho người biết thưởng thức. Nàng dạy cho chàng rằng những người yêu đương không nên rời nhau sau khi âu yếm mà không cảm phục nhau, không chinh phục người yêu và bị chinh phục, để cho không có cảm giác ngấy chán hay cô đơn nào phát sinh, và nhất là không có cái cảm giác khủng khiếp là mình đã lạm dụng hay bị lạm dụng. Chàng trải qua những giờ thần dịu bên người kỹ nữ khôn khéo xinh đẹp, và trở thành học trò của nàng, người yêu của nàng, bạn quí của nàng. Giá trị và ý nghĩa của cuộc đời chàng hiện tại ngưng đọng nơi cuộc gần gũi Kiều Lan chứ không phải trong công việc kinh doanh với Vạn Mỹ. Người thương gia giao cho chàng viết những bức thư và ngân phiếu quan trọng và dần dần có lệ hỏi ý chàng về những việc hệ trọng. Chẳng bao lâu ông ta đã nhận thấy rằng Tất Đạt ít hiểu biết về lúa gạo, len, về việc chuyên chở hàng hoá và mậu dịch, nhưng chàng lại có một năng khiếu tự nhiên và vượt hẳn ông ta về sự trầm tĩnh và thản nhiên, trong nghệ thuật nghe và làm cho người lạ có cảm tưởng tốt đẹp về chàng. Ông ta nói với một người bạn:
“Người Bà La Môn này không phải là một thương gia thực thụ và sẽ không bao giờ thành một thương gia cả, hắn không bao giờ say sưa với công việc ấy. Nhưng hắn có cái bí quyết của những người mà sự thành công tự đến với họ một cách dễ dàng, không biết vì hắn ra đời dưới một ngôi sao tốt, hay vì phép lạ, hay vì hắn đã học điều ấy nơi các Sa Môn. Hắn luôn luôn có vẻ thư thái trong công ăn việc làm, công việc chẳng bao giờ làm hắn bận tâm nhiều, hay chi phối hắn. Hắn chẳng bao giờ sợ thất bại và chẳng bao giờ lo mất mát”. Người bạn khuyên thương gia: “Hãy chia cho hắn một phần ba lợi tức của công việc hắn điều khiển, nhưng bắt hắn chịu cùng một tỷ lệ ấy nếu thua lỗ. Như vậy hắn sẽ hăng hái hơn”.
Người thương gia theo lời khuyên ấy, nhưng Tất Đạt không mấy lưu tâm. Nếu có lời chàng nhận nó một cách bình tĩnh; nếu lỗ, chàng cười lớn và nói: “Ồ! Thì ra chuyến buôn này tệ thật!”.
Quả thế, chàng hầu như thờ ơ với việc thương mãi. Một hôm, chàng đi đến một làng nọ để mua một mùa lúa lớn. Khi chàng đến đấy, lúa đã bán cho một thương gia khác. Tuy vậy, chàng vẫn ở lại trong làng rất lâu, giao du với những người chủ trại, cho trẻ con tiền bạc, dự một đám cưới và trở về một cách thoả mãn. Vạn Mỹ trách chàng đã không về ngay, để phí thời giờ và tiền bạc. Tất Đạt trả lời:
- Bạn ơi, đừng có trách móc. Không việc gì thành tựu bằng lời khiển trách cả. Nếu có sự tổn thất nào, tôi sẽ chịu. Tôi rất bằng lòng chuyến du lịch này. Tôi đã được quen rất nhiều người, thân với người Bà La Môn, trẻ con đã ngồi trên gối tôi, những người chủ trại đã chỉ cho tôi xem những cánh đồng của họ. Không ai xem tôi là một thương gia cả.
- Tất cả điều đó rất hay, Vạn Mỹ chấp nhận một cách miễn cưỡng – nhưng trên thực tế ngài là một thương gia. Hay là ngài chỉ đi vì sự ham vui của ngài thôi?
Tất Đạt cười:
- Dĩ nhiên tôi đi vì ham vui. (Chàng cười lớn). Sao lại không? Tôi đã quen với nhiều người và nhiều vùng mới. Tôi đã được tình bạn và lòng tin cậy. Nếu tôi là Vạn Mỹ, tôi đã bực bội bỏ ra về ngay khi thấy mình không mua chác được, mà lại tốn thì giờ, tiền bạc. Đằng này tôi đã trải qua những giờ tươi đẹp, học thêm nhiều điều, hưởng nhiều thú vui và không làm hại chính tôi cũng như kẻ khác vì sự bực dọc hay vội vàng. Nếu có dịp nào đến lại chỗ ấy, những người thân sẽ đón tiếp tôi, và tôi sẽ sung sướng vì lần trước tôi không tỏ ra vội vã bất bình. Dù sao, hãy gác câu chuyện ấy lại, ông bạn ạ, và đừng tự dày vò mình với những lời trách móc. Nếu có ngày ông nghĩ rằng Tất Đạt này hại ông, hãy chỉ nói một lời và Tất Đạt sẽ đi khỏi nơi đây. Cho đến ngày đó, giờ chúng ta hãy là những người bạn tốt của nhau.
Người thương gia cố làm cho chàng nhận chân được rằng chàng đang ăn cơm của ông ta, nhưng vô hiệu. Tất Đạt ăn cơm của riêng chàng. Hơn nữa, họ đều ăn cơm của người khác, cơm của mọi người. Tất Đạt không bao giờ bận tâm về những lo lắng của Vạn Mỹ, và Vạn Mỹ thì rất nhiều lo lắng. Khi một công việc có vẻ sắp thất bại, khi một chuyến hàng bị mất, khi một con nợ không chịu trả, Vạn Mỹ không bao giờ có thể làm cho người đồng nghiệp của mình tin rằng điều đó có thể làm điên tiết lên, làm cho trán nhăn lại và giấc ngủ trằn trọc. Một hôm, khi Vạn Mỹ nhắc lại rằng chàng đã học được mọi sự từ nơi ông ta, Tất Đạt trả lời:
- Đừng nói đùa chứ. Tôi đã học được của ông giá tiền rổ cá bao nhiêu, và cho vay tiền có lời bao nhiêu. Đó là kiến thức của ông. Nhưng tôi không học của ông cách suy tư, ông Vạn Mỹ thân mến, ông nên học ở tôi điều đó.
Quả thế, tâm hồn chàng không ở trong công việc thương mãi. Nó hữu ích cho chàng vì nó đem lại tiền để chàng biếu Kiều Lan, và chàng được nhiều tiền hơn là chàng cần. Hơn nữa, cảm tình và trí tò mò của chàng chỉ hướng về những con người, mà những công việc, lo âu, lạc thú và sự điên rồ của họ thật xa vời và lạ lùng đối với chàng hơn cả mặt trăng. Mặc dù chàng cảm thấy rất dễ dàng nói chuyện với mọi người, sống với mọi người, học hỏi mọi người, chàng ý thức sâu xa một điều rằng có một cái gì đó ngăn cách chàng với họ, và đều do thực trạng chàng đã là một Sa Môn. Chàng thấy mọi người sống một cách trẻ con và như thú vật, điều làm cho chàng vừa cảm thương vừa khinh bỉ. Chàng thấy họ lao nhọc đau khổ và bạc đầu về những chuyện mà đối với chàng thật không đáng một đồng xu, - tiền bạc, lạc thú nhỏ nhoi và những danh vọng hão huyền. Chàng thấy họ đánh mắng, chửi nhau, than vãn về những nổi khổ cực mà sẽ làm cho một vị Sa Môn bật cười, và họ khổ đau vì những thiếu thốn mà một vị Sa Môn không cảm thấy.
Chàng nhận lấy tất cả những gì người ta mang lại cho chàng. Người thương gia đem đến hàng vải để bán cũng được đón tiếp, con nợ đến vay cũng được đón tiếp y hệt, kẻ ăn xin cũng được tiếp đón, có khi ở lại hàng giờ để kể lể nỗi nghèo nàn với chàng mặc dù hắn không nghèo khó bằng bất cứ một Sa Môn nào. Chàng tiếp đãi không chút phân biệt, từ người thương gia giàu xa lạ đến người tôi tớ cạo râu cho chàng, và những anh hàng rong mà chàng mua chuối đã đánh cắp những đồng xu lẻ của chàng. Khi Vạn Mỹ đến kể cho chàng nghe những nỗi lo lắng và trách cứ về một vụ thua lỗ, chàng lắng nghe một cách tò mò chăm chú, và há hốc mồm, cố gắng để hiểu ông ta, nhượng bộ ông ta một tí khi cần, và tảng lờ ông ta để đến với người cần chàng hơn. Và rất nhiều người đến với chàng, người thì đến vì công việc mua bán, người thì để lừa gạt chàng, người để nghe chàng nói, người để nghe chàng cảm thông, người cần chàng chỉ bảo. Chàng giúp họ ý kiến, cảm thông với họ, cho chác họ, để cho họ lừa gạt chàng một ít, và để tư tưởng chàng bận rộn vì trò chơi này cũng như trước đấy chàng đã bận rộn vì thần linh và Đại ngã.
Thỉnh thoảng chàng nghe trong tâm tư một tiếng nói yếu ớt, nhẹ nhàng, nhắc nhở chàng một cách âm thầm, phàn nàn một cách lặng lẽ đến nỗi chàng khó có thể nghe thấy. Rồi đột nhiên chàng thấy rõ ràng chàng đang sống một nếp sống quái gở, rằng chàng đang làm việc chỉ đáng giá như một ván bài, rằng chàng cũng vui vẻ đấy và đôi khi hưởng khoái lạc nữa, nhưng sự sống chân thật đang trôi qua mà không chạm đến chàng. Như một cầu thủ chơi với quả cầu, chàng chơi với công việc kinh doanh, với những người chung quanh, ngắm nhìn họ, thích thú vì họ, nhưng tâm hồn chàng thì không có ở đấy. Bản ngã thực của chàng đang đi phiêu lưu một nơi nào đấy rất xa, âm thầm đi qua và không dính líu gì đến sự sống hiện tại của chàng. Đôi khi chàng sợ hãi những ý nghĩ ấy và ước sao được chia xẻ công việc hàng ngày trẻ con của họ một cách hăng hái, tham dự vào đời sống thực sự, thụ hưởng và sống đời sống của họ thực sự, thay vì chỉ ở đấy như một khách bàng quang.
Chàng đến thăm Kiều Lan thường xuyên, học nghệ thuật yêu đương trong đó cho và nhận trở thành một. Chàng nói chuyện với nàng, học ở nàng, chỉ bảo nàng và nhận những lời chỉ bảo. Nàng hiểu chàng hơn Thiện Hữu ngày xưa hiểu chàng, nàng giống chàng hơn là Thiện Hữu đã giống chàng.
Một hôm chàng bảo nàng:
- Em thật giống tôi, khác hẳn mọi người. Em là Kiều Lan và không giống ai khác, và ở trong em hình như có sự bình lặng, một nơi thiêng liêng ở đấy, em cũng như tôi, có thể lui về bất cứ lúc nào và trở thành chính em. Ít người có khả năng ấy, trong khi mọi người đều có thể có.
- Không phải mọi người đều khôn ngoan cả, Kiều Lan bảo.
- Điều ấy không can hệ gì, Kiều Lan. Vạn Mỹ cũng khôn như tôi, nhưng ông ta không có nơi thiêng liêng ấy. Nhiều người khác có nhưng lại chỉ là những trẻ con về kiến thức. Hầu hết đều giống những chiếc lá rơi phiêu bạt, quay cuồng trong không rồi rơi xuống đất. Nhưng một số ít người khác thì giống như những vì sao, đi một con đường đã định: không một cơn gió nào có thể chi phối họ, họ có sẵn trong mình kim chỉ nam và lối đi. Trong tất cả những người khôn ngoan – tôi biết nhiều người – có một người hoàn toàn về phương diện này. Tôi không bao giờ quên được người ấy. Ngài là Cồ Đàm, đấng Giác Ngộ. Mỗi ngày có hàng ngàn thanh niên theo nghe giáo lý của Ngài và theo lời Ngài mỗi giờ phút, nhưng họ đều là những chiếc lá rơi; họ không có trong họ sự khôn ngoan và hướng đạo.
Kiều Lan mỉm cười nhìn chàng:
- Anh lại nói về ông ấy rồi. Anh lại có những tư tưởng Sa Môn.
Tất Đạt im lặng, và họ chơi trò yêu đương. Thân nàng mềm mại như chiếc cung của một nhà thiện xạ, kẻ nào học tình yêu nơi nàng sẽ học được nhiều lạc thú, nhiều bí quyết. Nàng đùa giỡn với Tất Đạt một lúc, xua đuổi chàng làm chàng đê mê, chiếm đoạt chàng, và thích thú vì sự chế ngự của mình cho đến khi chàng chịu thua, kiệt sức nằm bên cạnh nàng.
Người kỹ nữ cúi xuống nhìn rất lâu vào mặt chàng, vào đôi mắt chàng đã mệt mỏi.
- Anh là người tình tài giỏi nhất mà em gặp, nàng nói một cách trầm ngâm. Anh khoẻ mạnh hơn những người khác, dẻo dai hơn, hăng hái hơn. Anh đã học rất giỏi nghệ thuật của em, Tất Đạt. Một ngày kia, khi em lớn tuổi hơn, em muốn có một đứa con với anh. Nhưng anh ôi, anh vẫn còn là một Sa Môn. Anh không thực sự yêu em – Anh không yêu ai cả. Có phải thế không?
- Có lẽ, Tất Đạt mệt mỏi đáp. Tôi cũng như em, em cũng không thể yêu. Nếu không, làm sao em có thể luyện tập về yêu đương như một nghệ thuật? Có lẽ những người như chúng ta không thể yêu đương. Những người thường tình kia, mới có thể yêu đương được - đấy là bí quyết của họ.
Vạn Mỹ đi vào, ông ta là người hoạt bát, dẻo dai, tóc hoa râm, đôi mắt thông minh khôn khéo và cái miệng đầy nhục cảm. Chủ, khách thân mật chào nhau. Người thương gia bắt đầu:
- Tôi được nghe nói ngài là một người Bà La Môn học thức, nhưng muốn đi tìm việc với một thương gia. Vậy ngài túng thiếu lắm sao, nên đi kiếm việc làm?
Tất Đạt trả lời:
- Không, tôi không thiếu, và chẳng bao giờ thiếu gì. Tôi đến từ những vị Sa Môn mà tôi đã chung sống từ lâu.
- Nếu ngài ở trong đoàn Sa Môn, làm sao ngài lại không thiếu thốn? Các vị Sa Môn há không hoàn toàn vô sản?
- Tôi không có gì cả, - Tất Đạt nói - hiểu theo ý ông. Dĩ nhiên là tôi vô sản, nhưng do tôi tự nguyện, vì thế tôi không thiếu thốn.
- Nhưng làm sao ngài sống nếu không có tài sản?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều ấy, thưa ông. Tôi không có gì cả đã gần ba năm nay, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ về việc phải sống bằng cách nào.
- Nghĩa là ngài sống trên tài sản của kẻ khác?
- Bề ngoài thì như thế. Người thương gia cũng sống trên tư hữu của kẻ khác.
- Cũng đúng, nhưng người thương gia không lấy không. Họ cho lại hàng hoá của họ để trao đổi.
- Điều đó thành như định luật. Mọi người đều có cho, có nhận. Cuộc đời là như vậy.
- Ồ, nhưng nếu ngài không có gì, thì làm sao mà cho?
- Mỗi người cho cái mà mình có. Người lính cho sức mạnh, người thương gia cho hàng hoá, người thầy cho kiến thức, người làm ruộng cho lúa, người chài lưới cho cá.
- Phải lắm, nhưng ngài có thể cho gì? Ngài đã học được gì để cho?
- Tôi có thể suy tư, chờ đợi và nhịn đói.
- Chỉ có thế?
- Tôi nghĩ chỉ có thế.
- Nhưng những thứ ấy dùng để làm gì? Ví dụ như nhịn ăn, để làm gì?
- Nó có giá trị lớn lắm, thưa ông. Khi một người không có gì để ăn, nhịn đói là điều khôn ngoan nhất. Chẳng hạn nếu tôi không học cách nhịn, thì tôi phải tìm việc làm hôm nay, hoặc với ông, hoặc nơi khác, vì cơn đói hướng dẫn tôi. Nhưng bây giờ, tôi có thể chờ đợi một cách bình thản. Tôi không vội vàng, không thiếu thốn, tôi có thể nhịn rất lâu và xem thường sự đói. Vì thế mà nhịn đói là hữu ích, thưa ông.
- Thưa Sa Môn, ngài dạy rất phải. Xin ngài đợi cho một lát.
Vạn Mỹ đi ra, và trở vào với một cuộn giấy trao cho khách, đoạn hỏi:
- Ngài có thể đọc cái này không?
Tất Đạt nhìn vào cuộn giấy và bắt đầu đọc bản giao kèo về thương mãi. Vạn Mỹ bảo:
- Tốt lắm. Bây giờ xin ngài viết cho tôi một câu gì trên tờ giấy này, ông ta trao cho chàng giấy bút. Tất Đạt viết rồi trao trả tờ giấy. Vạn Mỹ đọc: “Viết lách rất tốt, nhưng suy nghĩ còn tốt hơn. Sự khôn khéo rất hay, nhưng kiên tâm còn hay hơn”. Người thương gia ngợi khen:
- Ngài viết hay lắm. Chúng ta sẽ còn bàn luận nhiều, nhưng hôm nay tôi mời ngài làm vị khách và ở trong nhà tôi.
Tất Đạt cám ơn ông ta và nhận lời. Người ta đem đến cho chàng áo quần, giày dép, và một gia nhân sửa soạn đồ tắm cho chàng mỗi ngày. Họ dọn cho chàng những mâm cơm ngon lành mỗi ngày hai dạo, nhưng chàng chỉ ăn có một buổi, và không dùng rượu thịt. Vạn Mỹ nói cho chàng nghe về việc mua bán, chỉ cho chàng xem hàng hoá, kho chứa hàng và sổ kế toán. Chàng học nhiều điều mới lạ, nghe nhiều và ít nói. Và nhớ đến lời Kiều Lan dặn, chàng không bao giờ hạ mình trước người thương gia mà buộc ông ta đối với chàng như một người ngang hàng hoặc cao hơn. Vạn Mỹ điều hành công việc cẩn thận say mê, nhưng Tất Đạt xem chúng như một trò chơi mà luật lệ thì chàng học thuộc nên chúng không làm chàng bận tâm.
Ở nhà Vạn Mỹ chưa lâu, chàng đã dự phần trong công việc kinh doanh của ông ta. Tuy thế, hàng ngày chàng vẫn đến thăm Kiều Lan vào giờ nàng mời, ăn vận tề chỉnh, mang giày bóng và mang quà đến tặng nàng. Chàng học hỏi được nhiều nơi đôi môi đỏ khôn khéo của nàng. Bàn tay mềm dịu của nàng dạy chàng rất nhiều. Vốn còn là một đứa con trai khờ dại trong tình yêu, chàng thường đắm mình trong ái ân một cách mù quáng không biết chán chê, không bao giờ thoả mãn. Nhưng nàng dạy cho chàng rằng không ai có thể hưởng thụ khoái lạc mà không đồng thời ban bố nó, và mỗi cử chỉ, mỗi sự mơn trớn, mỗi cái nhìn, mỗi phần trong cơ thể đều có bí quyết riêng của nó để đem khoái cảm cho người biết thưởng thức. Nàng dạy cho chàng rằng những người yêu đương không nên rời nhau sau khi âu yếm mà không cảm phục nhau, không chinh phục người yêu và bị chinh phục, để cho không có cảm giác ngấy chán hay cô đơn nào phát sinh, và nhất là không có cái cảm giác khủng khiếp là mình đã lạm dụng hay bị lạm dụng. Chàng trải qua những giờ thần dịu bên người kỹ nữ khôn khéo xinh đẹp, và trở thành học trò của nàng, người yêu của nàng, bạn quí của nàng. Giá trị và ý nghĩa của cuộc đời chàng hiện tại ngưng đọng nơi cuộc gần gũi Kiều Lan chứ không phải trong công việc kinh doanh với Vạn Mỹ. Người thương gia giao cho chàng viết những bức thư và ngân phiếu quan trọng và dần dần có lệ hỏi ý chàng về những việc hệ trọng. Chẳng bao lâu ông ta đã nhận thấy rằng Tất Đạt ít hiểu biết về lúa gạo, len, về việc chuyên chở hàng hoá và mậu dịch, nhưng chàng lại có một năng khiếu tự nhiên và vượt hẳn ông ta về sự trầm tĩnh và thản nhiên, trong nghệ thuật nghe và làm cho người lạ có cảm tưởng tốt đẹp về chàng. Ông ta nói với một người bạn:
“Người Bà La Môn này không phải là một thương gia thực thụ và sẽ không bao giờ thành một thương gia cả, hắn không bao giờ say sưa với công việc ấy. Nhưng hắn có cái bí quyết của những người mà sự thành công tự đến với họ một cách dễ dàng, không biết vì hắn ra đời dưới một ngôi sao tốt, hay vì phép lạ, hay vì hắn đã học điều ấy nơi các Sa Môn. Hắn luôn luôn có vẻ thư thái trong công ăn việc làm, công việc chẳng bao giờ làm hắn bận tâm nhiều, hay chi phối hắn. Hắn chẳng bao giờ sợ thất bại và chẳng bao giờ lo mất mát”. Người bạn khuyên thương gia: “Hãy chia cho hắn một phần ba lợi tức của công việc hắn điều khiển, nhưng bắt hắn chịu cùng một tỷ lệ ấy nếu thua lỗ. Như vậy hắn sẽ hăng hái hơn”.
Người thương gia theo lời khuyên ấy, nhưng Tất Đạt không mấy lưu tâm. Nếu có lời chàng nhận nó một cách bình tĩnh; nếu lỗ, chàng cười lớn và nói: “Ồ! Thì ra chuyến buôn này tệ thật!”.
Quả thế, chàng hầu như thờ ơ với việc thương mãi. Một hôm, chàng đi đến một làng nọ để mua một mùa lúa lớn. Khi chàng đến đấy, lúa đã bán cho một thương gia khác. Tuy vậy, chàng vẫn ở lại trong làng rất lâu, giao du với những người chủ trại, cho trẻ con tiền bạc, dự một đám cưới và trở về một cách thoả mãn. Vạn Mỹ trách chàng đã không về ngay, để phí thời giờ và tiền bạc. Tất Đạt trả lời:
- Bạn ơi, đừng có trách móc. Không việc gì thành tựu bằng lời khiển trách cả. Nếu có sự tổn thất nào, tôi sẽ chịu. Tôi rất bằng lòng chuyến du lịch này. Tôi đã được quen rất nhiều người, thân với người Bà La Môn, trẻ con đã ngồi trên gối tôi, những người chủ trại đã chỉ cho tôi xem những cánh đồng của họ. Không ai xem tôi là một thương gia cả.
- Tất cả điều đó rất hay, Vạn Mỹ chấp nhận một cách miễn cưỡng – nhưng trên thực tế ngài là một thương gia. Hay là ngài chỉ đi vì sự ham vui của ngài thôi?
Tất Đạt cười:
- Dĩ nhiên tôi đi vì ham vui. (Chàng cười lớn). Sao lại không? Tôi đã quen với nhiều người và nhiều vùng mới. Tôi đã được tình bạn và lòng tin cậy. Nếu tôi là Vạn Mỹ, tôi đã bực bội bỏ ra về ngay khi thấy mình không mua chác được, mà lại tốn thì giờ, tiền bạc. Đằng này tôi đã trải qua những giờ tươi đẹp, học thêm nhiều điều, hưởng nhiều thú vui và không làm hại chính tôi cũng như kẻ khác vì sự bực dọc hay vội vàng. Nếu có dịp nào đến lại chỗ ấy, những người thân sẽ đón tiếp tôi, và tôi sẽ sung sướng vì lần trước tôi không tỏ ra vội vã bất bình. Dù sao, hãy gác câu chuyện ấy lại, ông bạn ạ, và đừng tự dày vò mình với những lời trách móc. Nếu có ngày ông nghĩ rằng Tất Đạt này hại ông, hãy chỉ nói một lời và Tất Đạt sẽ đi khỏi nơi đây. Cho đến ngày đó, giờ chúng ta hãy là những người bạn tốt của nhau.
Người thương gia cố làm cho chàng nhận chân được rằng chàng đang ăn cơm của ông ta, nhưng vô hiệu. Tất Đạt ăn cơm của riêng chàng. Hơn nữa, họ đều ăn cơm của người khác, cơm của mọi người. Tất Đạt không bao giờ bận tâm về những lo lắng của Vạn Mỹ, và Vạn Mỹ thì rất nhiều lo lắng. Khi một công việc có vẻ sắp thất bại, khi một chuyến hàng bị mất, khi một con nợ không chịu trả, Vạn Mỹ không bao giờ có thể làm cho người đồng nghiệp của mình tin rằng điều đó có thể làm điên tiết lên, làm cho trán nhăn lại và giấc ngủ trằn trọc. Một hôm, khi Vạn Mỹ nhắc lại rằng chàng đã học được mọi sự từ nơi ông ta, Tất Đạt trả lời:
- Đừng nói đùa chứ. Tôi đã học được của ông giá tiền rổ cá bao nhiêu, và cho vay tiền có lời bao nhiêu. Đó là kiến thức của ông. Nhưng tôi không học của ông cách suy tư, ông Vạn Mỹ thân mến, ông nên học ở tôi điều đó.
Quả thế, tâm hồn chàng không ở trong công việc thương mãi. Nó hữu ích cho chàng vì nó đem lại tiền để chàng biếu Kiều Lan, và chàng được nhiều tiền hơn là chàng cần. Hơn nữa, cảm tình và trí tò mò của chàng chỉ hướng về những con người, mà những công việc, lo âu, lạc thú và sự điên rồ của họ thật xa vời và lạ lùng đối với chàng hơn cả mặt trăng. Mặc dù chàng cảm thấy rất dễ dàng nói chuyện với mọi người, sống với mọi người, học hỏi mọi người, chàng ý thức sâu xa một điều rằng có một cái gì đó ngăn cách chàng với họ, và đều do thực trạng chàng đã là một Sa Môn. Chàng thấy mọi người sống một cách trẻ con và như thú vật, điều làm cho chàng vừa cảm thương vừa khinh bỉ. Chàng thấy họ lao nhọc đau khổ và bạc đầu về những chuyện mà đối với chàng thật không đáng một đồng xu, - tiền bạc, lạc thú nhỏ nhoi và những danh vọng hão huyền. Chàng thấy họ đánh mắng, chửi nhau, than vãn về những nổi khổ cực mà sẽ làm cho một vị Sa Môn bật cười, và họ khổ đau vì những thiếu thốn mà một vị Sa Môn không cảm thấy.
Chàng nhận lấy tất cả những gì người ta mang lại cho chàng. Người thương gia đem đến hàng vải để bán cũng được đón tiếp, con nợ đến vay cũng được đón tiếp y hệt, kẻ ăn xin cũng được tiếp đón, có khi ở lại hàng giờ để kể lể nỗi nghèo nàn với chàng mặc dù hắn không nghèo khó bằng bất cứ một Sa Môn nào. Chàng tiếp đãi không chút phân biệt, từ người thương gia giàu xa lạ đến người tôi tớ cạo râu cho chàng, và những anh hàng rong mà chàng mua chuối đã đánh cắp những đồng xu lẻ của chàng. Khi Vạn Mỹ đến kể cho chàng nghe những nỗi lo lắng và trách cứ về một vụ thua lỗ, chàng lắng nghe một cách tò mò chăm chú, và há hốc mồm, cố gắng để hiểu ông ta, nhượng bộ ông ta một tí khi cần, và tảng lờ ông ta để đến với người cần chàng hơn. Và rất nhiều người đến với chàng, người thì đến vì công việc mua bán, người thì để lừa gạt chàng, người để nghe chàng nói, người để nghe chàng cảm thông, người cần chàng chỉ bảo. Chàng giúp họ ý kiến, cảm thông với họ, cho chác họ, để cho họ lừa gạt chàng một ít, và để tư tưởng chàng bận rộn vì trò chơi này cũng như trước đấy chàng đã bận rộn vì thần linh và Đại ngã.
Thỉnh thoảng chàng nghe trong tâm tư một tiếng nói yếu ớt, nhẹ nhàng, nhắc nhở chàng một cách âm thầm, phàn nàn một cách lặng lẽ đến nỗi chàng khó có thể nghe thấy. Rồi đột nhiên chàng thấy rõ ràng chàng đang sống một nếp sống quái gở, rằng chàng đang làm việc chỉ đáng giá như một ván bài, rằng chàng cũng vui vẻ đấy và đôi khi hưởng khoái lạc nữa, nhưng sự sống chân thật đang trôi qua mà không chạm đến chàng. Như một cầu thủ chơi với quả cầu, chàng chơi với công việc kinh doanh, với những người chung quanh, ngắm nhìn họ, thích thú vì họ, nhưng tâm hồn chàng thì không có ở đấy. Bản ngã thực của chàng đang đi phiêu lưu một nơi nào đấy rất xa, âm thầm đi qua và không dính líu gì đến sự sống hiện tại của chàng. Đôi khi chàng sợ hãi những ý nghĩ ấy và ước sao được chia xẻ công việc hàng ngày trẻ con của họ một cách hăng hái, tham dự vào đời sống thực sự, thụ hưởng và sống đời sống của họ thực sự, thay vì chỉ ở đấy như một khách bàng quang.
Chàng đến thăm Kiều Lan thường xuyên, học nghệ thuật yêu đương trong đó cho và nhận trở thành một. Chàng nói chuyện với nàng, học ở nàng, chỉ bảo nàng và nhận những lời chỉ bảo. Nàng hiểu chàng hơn Thiện Hữu ngày xưa hiểu chàng, nàng giống chàng hơn là Thiện Hữu đã giống chàng.
Một hôm chàng bảo nàng:
- Em thật giống tôi, khác hẳn mọi người. Em là Kiều Lan và không giống ai khác, và ở trong em hình như có sự bình lặng, một nơi thiêng liêng ở đấy, em cũng như tôi, có thể lui về bất cứ lúc nào và trở thành chính em. Ít người có khả năng ấy, trong khi mọi người đều có thể có.
- Không phải mọi người đều khôn ngoan cả, Kiều Lan bảo.
- Điều ấy không can hệ gì, Kiều Lan. Vạn Mỹ cũng khôn như tôi, nhưng ông ta không có nơi thiêng liêng ấy. Nhiều người khác có nhưng lại chỉ là những trẻ con về kiến thức. Hầu hết đều giống những chiếc lá rơi phiêu bạt, quay cuồng trong không rồi rơi xuống đất. Nhưng một số ít người khác thì giống như những vì sao, đi một con đường đã định: không một cơn gió nào có thể chi phối họ, họ có sẵn trong mình kim chỉ nam và lối đi. Trong tất cả những người khôn ngoan – tôi biết nhiều người – có một người hoàn toàn về phương diện này. Tôi không bao giờ quên được người ấy. Ngài là Cồ Đàm, đấng Giác Ngộ. Mỗi ngày có hàng ngàn thanh niên theo nghe giáo lý của Ngài và theo lời Ngài mỗi giờ phút, nhưng họ đều là những chiếc lá rơi; họ không có trong họ sự khôn ngoan và hướng đạo.
Kiều Lan mỉm cười nhìn chàng:
- Anh lại nói về ông ấy rồi. Anh lại có những tư tưởng Sa Môn.
Tất Đạt im lặng, và họ chơi trò yêu đương. Thân nàng mềm mại như chiếc cung của một nhà thiện xạ, kẻ nào học tình yêu nơi nàng sẽ học được nhiều lạc thú, nhiều bí quyết. Nàng đùa giỡn với Tất Đạt một lúc, xua đuổi chàng làm chàng đê mê, chiếm đoạt chàng, và thích thú vì sự chế ngự của mình cho đến khi chàng chịu thua, kiệt sức nằm bên cạnh nàng.
Người kỹ nữ cúi xuống nhìn rất lâu vào mặt chàng, vào đôi mắt chàng đã mệt mỏi.
- Anh là người tình tài giỏi nhất mà em gặp, nàng nói một cách trầm ngâm. Anh khoẻ mạnh hơn những người khác, dẻo dai hơn, hăng hái hơn. Anh đã học rất giỏi nghệ thuật của em, Tất Đạt. Một ngày kia, khi em lớn tuổi hơn, em muốn có một đứa con với anh. Nhưng anh ôi, anh vẫn còn là một Sa Môn. Anh không thực sự yêu em – Anh không yêu ai cả. Có phải thế không?
- Có lẽ, Tất Đạt mệt mỏi đáp. Tôi cũng như em, em cũng không thể yêu. Nếu không, làm sao em có thể luyện tập về yêu đương như một nghệ thuật? Có lẽ những người như chúng ta không thể yêu đương. Những người thường tình kia, mới có thể yêu đương được - đấy là bí quyết của họ.
Mục Đọc Sách
-
Lời ngỏ
-
Chương 1: Tất Đạt
-
Chương 2: Đoàn Sa Môn
-
Chương 3: Cồ Đàm
-
Chương 4: Thức tỉnh
-
Chương 5: Kiều Lan
-
Chương 6: Giữa xã hội
-
Chương 7: Khổ đau
-
Chương 8: Bên bờ sông
-
Chương 9: Người lái đò
-
Chương 10: Đứa con
-
Chương 11: Om
-
Chương 12: Thiện Hữu
-
Phụ lục: Phân tích tác phẩm
-
" Câu chuyện dòng sông" bị ăn cắp