Chương 11: Om
Ngày đăng: 07:07:54 29-10-2014 . Xem: 1115
Vết thương làm đau nhói tâm can chàng khá lâu, Tất Đạt đón nhiều hành khách sang sông, có con cái đi theo, và chàng không thể nhìn ai mà không sinh lòng ganh tị với họ, không nghĩ rằng: biết bao nhiêu người có được cái hạnh phúc lớn lao đó - tại sao ta lại không? Cả đến những người ác tâm, trộm cướp, cũng có con cái, thương yêu chúng và được chúng thương yêu, chỉ trừ ta. Chàng lý luận một cách vô lý và trẻ con như thế, giống như những người thường tình như thế.
Bây giờ chàng nhìn đời một cách khác trước: không quá khôn ngoan, không quá kiêu hãnh và vì thế tò mò, thân mật hơn. Khi chàng đưa qua sông những nhân vật thường ngày, thương gia, lính tráng và các bà, họ không còn có vẻ xa lạ đối với chàng như trước. Chàng hiểu họ, và tuy chàng không cùng chia xẻ những ý nghĩ và quan niệm của họ, chàng cũng cảm thấy như họ những ước muốn và rạo rực của sự sống. Mặc dù chàng đã đạt đến một mức độ cao về tự giác, và chịu đựng nỗi ung nhọt cuối cùng của mình, bây giờ chàng nhận thấy những người thường tình ấy đều là huynh đệ của chàng. Những điều phù phiếm, những ước muốn của họ, những sự tầm thường nơi họ không còn phi lý đối với chàng, chúng đã trở nên dễ hiểu, đáng thương và còn đáng phục là khác. Có tình yêu mù quáng của người mẹ đối với con, lòng kiêu hãnh điên rồ mù quáng của người cha đối với đứa con một, những nỗ lực mù quáng của một người đàn bà trẻ trong sự ăn diện để được ngợi ca nhan sắc, tất cả những dục vọng và thèm muốn đơn sơ, điên rồ nhưng mãnh liệt, say mê, đầy sức sống ấy không còn vụn vặt, nhỏ nhen đối với chàng nữa. Vì chúng, Tất Đạt thấy người ta sống và làm việc lớn, du ngoạn, chiến tranh, đau khổ và chịu đựng một cách bao la, và chính vì thế chàng yêu họ. Chàng thấy cuộc đời, sức sống, Đại ngã bất khả huỷ diệt ở trong mọi dục vọng và yêu cầu đó. Những người đó xứng đáng được yêu thương kính phục trong sự trung thành mù quáng của họ, trong sức mạnh và lòng kiên tâm mù quáng. Trừ một điều nhỏ ra, một điều rất nhỏ, thì họ không thiếu cái gì mà bậc hiền triết hay tư tưởng gia có, và điều ấy là sự ý thức về sự Nhất thể của mọi cuộc đời. Nhiều lúc Tất Đạt đâm ra nghi ngờ cả kiến thức đó, ý tưởng đó, chẳng hiểu nó có quan trọng đến thế hay không, hay có lẽ nó lại cũng chỉ là điều tự phụ trẻ con của những nhà tư tưởng, mà có lẽ chỉ là những đứa trẻ suy tư. Những người trần tục ngang với những người tư tưởng trong mọi phương diện và thường lại còn hơn họ, hệt như những loài vật trong lúc cần thiết, có thể vượt hơn loài người nhờ những động tác của chúng kiên trì không xoay hướng.
Trong tâm hồn Tất Đạt dần dần mọc lên và chín mùi sự hiểu biết về khôn ngoan thực sự ra sao, và mục đích sự tìm tòi dài lâu của chàng. Đó không phải là cái gì khác hơn một sự chuẩn bị của linh hồn, một khả năng, một bí thuật suy tư cảm nhận và hô hấp những ý nghĩ về nhất tính trong mọi lúc của cuộc sống. Ý nghĩ này từ từ trưởng thành trong tâm chàng, và nó được phản chiếu trên nét mặt hồn nhiên già cỗi của Vệ Sử, ý tưởng về sự hoà điệu, tính cách hoàn bị của thế giới ở mọi lúc, và sự Nhất thể của vạn vật.
Nhưng vết thương vẫn đau nhói. Tất Đạt nhớ đến đứa con trai, đầy cuồng vọng và chua chát, nuôi dưỡng lòng yêu thương và cảm giác âu yếm đối với nó, để mặc cho niềm đau ray rứt, chàng quằn quại trong tất cả cuồng nhiệt của tình yêu. Ngọn lửa trong lòng chàng vẫn chưa chịu tắt.
Một ngày, khi vết thương đang đau nhói nơi chàng, Tất Đạt chèo đò qua sông, tâm can tê tái vì nỗi nhớ. Chàng lên bờ với mục đích xuống phố tìm con. Sông vẫn chảy nhẹ nhàng, thoải mái. Đấy là mùa khô ráo nhưng tiếng nước reo lên một cách kỳ dị. Con sông đang cười lớn, rõ ràng đang cười lớn! Con sông đang reo vui trong trẻo để cười người lái đò lẩm cẩm. Tất Đạt đứng lặng; chàng nghiêng mình trên làn nước để nghe rõ hơn. Chàng thấy mặt mình phản chiếu trong làn nước lặng lờ trôi, và có cái gì trong hình ảnh nhắc chàng nhớ đến một cái gì đã quên và khi chàng soi mình, chàng nhớ lại. Nét mặt chàng giống hệt nét mặt người khác, người mà chàng đã từng biết, yêu thương và sợ hãi nữa. Nét mặt giống hệt cha chàng, người Bà La Môn. Chàng nhớ khi chàng còn là một thanh niên, nào một lần chàng đã khiến cha buộc lòng phải để cho chàng đi theo những người khổ hạnh, nào chàng đã bỏ đi và không bao giờ quay trở lại. Cha chàng há đã không chịu đựng cùng một nỗi đau đớn mà giờ đây chàng đang gánh chịu vì đứa con chàng hay sao?
Cha chàng há lại không chết từ lâu trong cô quạnh mà không thấy lại con mình? Chàng há không chờ đợi số phận tương tự hay sao? Đó phải chăng là một hài kịch, một điều quái gở, ngu si - sự tái diễn ấy, sự tiến hành của mọi việc trong một vòng tròn định mệnh?
Con sông cười lớn. Phải, như thế đấy. Mọi sự nếu không được chịu đựng cho đến cùng để cuối cùng kết thúc, sẽ trở lại, và những buồn khổ tương tự lại phải tiếp diễn. Tất Đạt xuống thuyền và chèo lui về chòi, nghĩ đến cha chàng, trong khi dòng sông vẫn cười chàng, và chàng thì tranh chấp với chính mình, đứng trên bờ tuyệt vọng mà không khỏi muốn cười lớn để chế nhạo mình và cả loài người. Vết thương vẫn đau nhói; chàng vẫn kháng cự lại định mệnh, vẫn chưa đạt đến bình an và chiến thắng khổ đau. Tuy thế chàng đầy hy vọng và khi trở về chòi, lòng chàng tràn ngập một ước muốn thú thật với Vệ Sử, tiết lộ mọi sự, kể hết mọi sự cho con người biết nghệ thuật nghe ấy.
Vệ Sử ngồi trong chòi đan giỏ. Ông không làm việc trên thuyền nữa, mắt ông yếu dần cũng như cánh tay và bàn tay, nhưng vẻ hồn nhiên trong sáng vẫn không đổi, vẫn chói ngời trên mặt ông ta.
Tất Đạt ngồi xuống cạnh ông già và bắt đầu kể dần dần. Chàng kể cho ông nghe hết những gì trước kia chàng chưa hề nói đến, nào chàng đã đi xuống phố, nào vết thương lòng đau nhức, nào nỗi thèm khát của chàng khi thấy những người cha hạnh phúc, nào chàng vẫn ý thức về sự điên rồ của những cảm giác như thế, của sự tranh chấp vô vọng với chính mình. Chàng nói mọi sự, chàng có thể kể hết mọi sự cho Vệ Sử, cả đến những điều đau xót nhất, chàng có thể thổ lộ tất cả. Chàng trình bày vết thương, kể cho Vệ Sử nghe về sự lẻn đi của chàng hồi đó, khi chàng chèo qua sông với mục đích lang thang trong thành phố thế nào, và thế nào con sông đã cười nhạo chàng. Khi chàng tiếp tục kể và Vệ Sử lắng nghe với một nét mặt trầm tĩnh. Tất Đạt nhận rõ hơn bao giờ hết, vẻ chú ý của Vệ Sử. Chàng cảm thấy nỗi lo âu hoảng hốt và những hy vọng thầm kín của chàng tuôn tràn qua Vệ Sử và trở về. Bày tỏ vết thương của chàng cho người nghe này chẳng khác nào tắm vết thương ấy trong dòng sông, đến khi nó trở nên mát rượi và nhập với dòng sông làm một. Khi chàng tiếp tục kể, Tất Đạt càng lúc càng cảm nhận thêm rằng đấy không còn là Vệ Sử, không còn là một người đang lắng nghe chàng nói. Chàng cảm thấy người nghe bất động này đang uống lấy những lời tự thú của chàng như một thân cây ngấm nước mưa, chàng cảm thấy con người bất động kia chính là dòng sông, là Thượng đế, là chính sự Vĩnh cữu. Khi Tất Đạt thôi nghĩ đến chính mình và vết thương, sự nhận biết về đổi thay trong Vệ Sử xâm chiếm lấy chàng, và càng nhận rõ điều này, chàng thấy nó càng ít xa lạ, càng nhận chân được rằng mọi sự đều an bài một cách tất nhiên. Vệ Sử đã từ lâu vẫn như vậy, chỉ có chàng không nhận ra đấy thôi; và kỳ thực chính chàng cũng không khác gì ông ta cả. Chàng cảm thấy chàng đang nhìn Vệ Sử như người ta nhìn Thượng đế và điều này không bền lâu. Trong thâm tâm, chàng bắt đầu từ giã Vệ Sử, trong lúc đó chàng vẫn tiếp tục nói. Khi chàng chấm dứt, Vệ Sử hướng cái nhìn yếu ớt của ông ta về phía chàng. Ông không nói, nhưng gương mặt ông lặng lẽ chiếu ra tình thương và bình an, hiểu biết và trí tuệ. Ông cầm tay Tất Đạt, dẫn chàng đến chỗ ngồi bên bờ sông, ngồi xuống cạnh chàng và mỉm cười nhìn dòng sông.
- Bạn đã nghe nó cười, ông nói. Nhưng bạn đã không nghe cho hết mọi sự. Bây giờ ta hãy lắng nghe, bạn sẽ nghe thêm nữa.
Và họ lắng nghe. Tiếng hát nhiều giọng của con sông nhẹ nhàng âm hưởng. Tất Đạt nhìn vào dòng sông và thấy nhiều hình bóng trong dòng nước trôi. Chàng thấy cha chàng, cô đơn, đang khóc lóc vì chàng; chàng thấy chính chàng, cô độc, và cũng quằn quại nhớ nhung đứa con chàng đã bỏ đi; chàng thấy con chàng cũng đơn độc, đứa con trai tiến lên dọc con đường bốc cháy vì những dục vọng của đời, mỗi người đều chú tâm vào mục đích của mình, bị ám ảnh bởi mục đích ấy, và khổ đau. Tiếng con sông thật buồn thảm. Nó hát lên với vẻ khát vọng buồn rầu, chảy về phía mục đích của nó.
- Bạn có nghe không? Cái nhìn câm lặng của Vệ Sử chợt hỏi. Tất Đạt khẽ gật.
- Lắng nghe nữa đi! – Vệ Sử thì thầm.
Tất Đạt cố gắng nghe thêm. Hình ảnh cha chàng, hình ảnh chính chàng, và hình ảnh con chàng chạy loạn xạ vào nhau. Hình ảnh Kiều Lan cũng xuất hiện và trôi đi, và hình ảnh Thiện Hữu cùng bao người khác cũng hiện lên rồi đi qua. Họ đều trở thành một phần của con sông kia. Đấy là mục đích của tất cả những người kia khao khát, thèm thuồng, đau khổ; và tiếng con sông cũng đầy cả khát vọng, đầy buồn đau ray rứt, đầy những ước muốn không được thoả lòng. Con sông tiếp tục chảy về mục đích của nó. Tất Đạt thấy con sông hấp tấp vội vàng, con sông bao gồm cả chính chàng và những người quyến thuộc cùng bao kẻ đã đi qua trong đời chàng. Tất cả những làn sóng và nước đều vội vã, khổ đau, đi về mục đích, chảy về nguồn thác, về biển, về đồng, về đại dương, và khi mỗi mục đích đạt rồi nó lại được tiếp theo mục đích khác. Nước trở thành hơi và bốc lên, trở thành mưa rồi lại rơi xuống, thành suối, nguồn, sông, lạch, và lại đổi thay, lại tuôn chảy. Nhưng tiếng của cuồng vọng đã đổi thay. Nó vẫn còn âm hưởng buồn sầu, tìm kiếm, nhưng có nhiều tiếng khác hoà theo nó, tiếng của hoan lạc, bi ai, tiếng dữ và lành, tiếng cười và tiếng khóc, hàng trăm tiếng, hàng nghìn tiếng.
Tất Đạt lắng nghe. Bây giờ chàng thật chú ý lắng nghe, hoàn toàn đăm chiêu, tâm hồn vắng lặng trống trải hoàn toàn, thu vào hết mọi sự. Chàng đã cảm thấy chàng hoàn toàn học được nghệ thuật lắng nghe. Chàng đã thường nghe tất cả những điều này trước kia, bao nhiêu âm thanh xô bồ này của con sông, nhưng hôm nay chàng nghe chúng khác lạ. Chàng không còn có thể phân biệt những thứ tiếng khác nhau nữa - tiếng vui mừng với tiếng khóc than, tiếng trẻ con với tiếng người lớn. Tất cả những thứ tiếng ấy đều thuộc vào nhau: tiếng kêu than của người khát vọng, tiếng cười của người khôn ngoan, tiếng kêu bất bình và tiếng rên la của người sắp chết. Chúng đều quyện lấy nhau, những tiếng ấy, tất cả những mục đích, tất cả những khát vọng thảm sầu, khoái lạc, lành và dữ, tất cả những thứ ấy kết thành thế nhân vũ trụ. Tất cả chúng đều là dòng biến chuyển, là khúc sinh ca. Khi Tất Đạt chú ý lắng nghe dòng sông, lắng nghe cung đàn muôn điệu ấy, khi chàng không nghe riêng rẽ nỗi buồn thảm hay tiếng cười, khi chàng không ràng buộc hồn mình với tiếng nào riêng biệt và để nó thâm nhập vào Tiểu ngã của chàng, mà trái lại, nghe tất cả những tiếng ấy, cái toàn diện, cái Nhất thể, thì lúc ấy cung đàn vĩ đại có muôn ngàn âm thanh kia chỉ bao hàm có một tiếng “Om” - tức là Toàn Thiện.
- Bạn có nghe không? Vệ Sử một lần nữa đưa mắt hỏi chàng.
Nụ cười của Vệ Sử sáng ngời, phảng phất trên khắp những làn nhăn của khuôn mặt già nua, những tiếng “Om” bàng bạc trên khắp những tiếng hát của dòng sông. Nụ cười của ông ta sáng lên khi nhìn bạn, và bây giờ nụ cười tương tự cũng xuất hiện trên gương mặt Tất Đạt. Vết thương đang lành, niềm đau đang tan biến; Tiểu ngã chàng đã hoà vào Nhất thể.
Từ phút ấy Tất Đạt thôi còn chiến đấu với định mệnh. Mặt chàng sáng ngời vẻ của hiểu biết, của một người không còn va chạm với tranh chấp của những dục vọng; của người đã đi tìm thấy giải thoát, của người đã hoà đồng với dòng biến chuyển, với dòng Sống, đầy thông cảm và yêu thương, thể nhập vào dòng Sống ấy, thuộc vào cái Nhất thể của mọi sự vật.
Khi Vệ Sử đứng dậy từ chỗ ngồi trên bờ sông, khi ông nhìn vào mặt Tất Đạt và trông thấy vẻ bình an của sự liễu ngộ chiếu ngời trong mắt bạn, ông nhẹ đặt tay lên vai chàng đầy vẻ yêu thương nâng đỡ:
- Tôi đã chờ đợi giây phút này đây, bạn. Bây giờ nó đã đến, hãy để tôi đi. Tôi là Vệ Sử người chèo đò, trong một thời gian khá lâu. Giờ đây thế là xong. Tôi muốn từ biệt mái chòi, từ biệt dòng sông. Và Tất Đạt, xin từ biệt.
Tất Đạt cúi thấp mình trước người ra đi.
- Tôi hiểu – chàng đáp khẽ - bây giờ người đi vào rừng đó chăng?
- Phải, tôi sẽ vào rừng. Tôi sẽ đi vào thể Như nhất của mọi sự vật – Vệ Sử nói, mắt sáng như hào quang.
Và ông lão ra đi. Tất Đạt ngắm nhìn bạn. Lòng hân hoan, kính cẩn, chàng nhìn ông ta, thấy từ những bước đi toả ra đầy vẻ thanh tịnh bình an, gương mặt chói ngời, hình hài đầy ánh sáng.
Bây giờ chàng nhìn đời một cách khác trước: không quá khôn ngoan, không quá kiêu hãnh và vì thế tò mò, thân mật hơn. Khi chàng đưa qua sông những nhân vật thường ngày, thương gia, lính tráng và các bà, họ không còn có vẻ xa lạ đối với chàng như trước. Chàng hiểu họ, và tuy chàng không cùng chia xẻ những ý nghĩ và quan niệm của họ, chàng cũng cảm thấy như họ những ước muốn và rạo rực của sự sống. Mặc dù chàng đã đạt đến một mức độ cao về tự giác, và chịu đựng nỗi ung nhọt cuối cùng của mình, bây giờ chàng nhận thấy những người thường tình ấy đều là huynh đệ của chàng. Những điều phù phiếm, những ước muốn của họ, những sự tầm thường nơi họ không còn phi lý đối với chàng, chúng đã trở nên dễ hiểu, đáng thương và còn đáng phục là khác. Có tình yêu mù quáng của người mẹ đối với con, lòng kiêu hãnh điên rồ mù quáng của người cha đối với đứa con một, những nỗ lực mù quáng của một người đàn bà trẻ trong sự ăn diện để được ngợi ca nhan sắc, tất cả những dục vọng và thèm muốn đơn sơ, điên rồ nhưng mãnh liệt, say mê, đầy sức sống ấy không còn vụn vặt, nhỏ nhen đối với chàng nữa. Vì chúng, Tất Đạt thấy người ta sống và làm việc lớn, du ngoạn, chiến tranh, đau khổ và chịu đựng một cách bao la, và chính vì thế chàng yêu họ. Chàng thấy cuộc đời, sức sống, Đại ngã bất khả huỷ diệt ở trong mọi dục vọng và yêu cầu đó. Những người đó xứng đáng được yêu thương kính phục trong sự trung thành mù quáng của họ, trong sức mạnh và lòng kiên tâm mù quáng. Trừ một điều nhỏ ra, một điều rất nhỏ, thì họ không thiếu cái gì mà bậc hiền triết hay tư tưởng gia có, và điều ấy là sự ý thức về sự Nhất thể của mọi cuộc đời. Nhiều lúc Tất Đạt đâm ra nghi ngờ cả kiến thức đó, ý tưởng đó, chẳng hiểu nó có quan trọng đến thế hay không, hay có lẽ nó lại cũng chỉ là điều tự phụ trẻ con của những nhà tư tưởng, mà có lẽ chỉ là những đứa trẻ suy tư. Những người trần tục ngang với những người tư tưởng trong mọi phương diện và thường lại còn hơn họ, hệt như những loài vật trong lúc cần thiết, có thể vượt hơn loài người nhờ những động tác của chúng kiên trì không xoay hướng.
Trong tâm hồn Tất Đạt dần dần mọc lên và chín mùi sự hiểu biết về khôn ngoan thực sự ra sao, và mục đích sự tìm tòi dài lâu của chàng. Đó không phải là cái gì khác hơn một sự chuẩn bị của linh hồn, một khả năng, một bí thuật suy tư cảm nhận và hô hấp những ý nghĩ về nhất tính trong mọi lúc của cuộc sống. Ý nghĩ này từ từ trưởng thành trong tâm chàng, và nó được phản chiếu trên nét mặt hồn nhiên già cỗi của Vệ Sử, ý tưởng về sự hoà điệu, tính cách hoàn bị của thế giới ở mọi lúc, và sự Nhất thể của vạn vật.
Nhưng vết thương vẫn đau nhói. Tất Đạt nhớ đến đứa con trai, đầy cuồng vọng và chua chát, nuôi dưỡng lòng yêu thương và cảm giác âu yếm đối với nó, để mặc cho niềm đau ray rứt, chàng quằn quại trong tất cả cuồng nhiệt của tình yêu. Ngọn lửa trong lòng chàng vẫn chưa chịu tắt.
Một ngày, khi vết thương đang đau nhói nơi chàng, Tất Đạt chèo đò qua sông, tâm can tê tái vì nỗi nhớ. Chàng lên bờ với mục đích xuống phố tìm con. Sông vẫn chảy nhẹ nhàng, thoải mái. Đấy là mùa khô ráo nhưng tiếng nước reo lên một cách kỳ dị. Con sông đang cười lớn, rõ ràng đang cười lớn! Con sông đang reo vui trong trẻo để cười người lái đò lẩm cẩm. Tất Đạt đứng lặng; chàng nghiêng mình trên làn nước để nghe rõ hơn. Chàng thấy mặt mình phản chiếu trong làn nước lặng lờ trôi, và có cái gì trong hình ảnh nhắc chàng nhớ đến một cái gì đã quên và khi chàng soi mình, chàng nhớ lại. Nét mặt chàng giống hệt nét mặt người khác, người mà chàng đã từng biết, yêu thương và sợ hãi nữa. Nét mặt giống hệt cha chàng, người Bà La Môn. Chàng nhớ khi chàng còn là một thanh niên, nào một lần chàng đã khiến cha buộc lòng phải để cho chàng đi theo những người khổ hạnh, nào chàng đã bỏ đi và không bao giờ quay trở lại. Cha chàng há đã không chịu đựng cùng một nỗi đau đớn mà giờ đây chàng đang gánh chịu vì đứa con chàng hay sao?
Cha chàng há lại không chết từ lâu trong cô quạnh mà không thấy lại con mình? Chàng há không chờ đợi số phận tương tự hay sao? Đó phải chăng là một hài kịch, một điều quái gở, ngu si - sự tái diễn ấy, sự tiến hành của mọi việc trong một vòng tròn định mệnh?
Con sông cười lớn. Phải, như thế đấy. Mọi sự nếu không được chịu đựng cho đến cùng để cuối cùng kết thúc, sẽ trở lại, và những buồn khổ tương tự lại phải tiếp diễn. Tất Đạt xuống thuyền và chèo lui về chòi, nghĩ đến cha chàng, trong khi dòng sông vẫn cười chàng, và chàng thì tranh chấp với chính mình, đứng trên bờ tuyệt vọng mà không khỏi muốn cười lớn để chế nhạo mình và cả loài người. Vết thương vẫn đau nhói; chàng vẫn kháng cự lại định mệnh, vẫn chưa đạt đến bình an và chiến thắng khổ đau. Tuy thế chàng đầy hy vọng và khi trở về chòi, lòng chàng tràn ngập một ước muốn thú thật với Vệ Sử, tiết lộ mọi sự, kể hết mọi sự cho con người biết nghệ thuật nghe ấy.
Vệ Sử ngồi trong chòi đan giỏ. Ông không làm việc trên thuyền nữa, mắt ông yếu dần cũng như cánh tay và bàn tay, nhưng vẻ hồn nhiên trong sáng vẫn không đổi, vẫn chói ngời trên mặt ông ta.
Tất Đạt ngồi xuống cạnh ông già và bắt đầu kể dần dần. Chàng kể cho ông nghe hết những gì trước kia chàng chưa hề nói đến, nào chàng đã đi xuống phố, nào vết thương lòng đau nhức, nào nỗi thèm khát của chàng khi thấy những người cha hạnh phúc, nào chàng vẫn ý thức về sự điên rồ của những cảm giác như thế, của sự tranh chấp vô vọng với chính mình. Chàng nói mọi sự, chàng có thể kể hết mọi sự cho Vệ Sử, cả đến những điều đau xót nhất, chàng có thể thổ lộ tất cả. Chàng trình bày vết thương, kể cho Vệ Sử nghe về sự lẻn đi của chàng hồi đó, khi chàng chèo qua sông với mục đích lang thang trong thành phố thế nào, và thế nào con sông đã cười nhạo chàng. Khi chàng tiếp tục kể và Vệ Sử lắng nghe với một nét mặt trầm tĩnh. Tất Đạt nhận rõ hơn bao giờ hết, vẻ chú ý của Vệ Sử. Chàng cảm thấy nỗi lo âu hoảng hốt và những hy vọng thầm kín của chàng tuôn tràn qua Vệ Sử và trở về. Bày tỏ vết thương của chàng cho người nghe này chẳng khác nào tắm vết thương ấy trong dòng sông, đến khi nó trở nên mát rượi và nhập với dòng sông làm một. Khi chàng tiếp tục kể, Tất Đạt càng lúc càng cảm nhận thêm rằng đấy không còn là Vệ Sử, không còn là một người đang lắng nghe chàng nói. Chàng cảm thấy người nghe bất động này đang uống lấy những lời tự thú của chàng như một thân cây ngấm nước mưa, chàng cảm thấy con người bất động kia chính là dòng sông, là Thượng đế, là chính sự Vĩnh cữu. Khi Tất Đạt thôi nghĩ đến chính mình và vết thương, sự nhận biết về đổi thay trong Vệ Sử xâm chiếm lấy chàng, và càng nhận rõ điều này, chàng thấy nó càng ít xa lạ, càng nhận chân được rằng mọi sự đều an bài một cách tất nhiên. Vệ Sử đã từ lâu vẫn như vậy, chỉ có chàng không nhận ra đấy thôi; và kỳ thực chính chàng cũng không khác gì ông ta cả. Chàng cảm thấy chàng đang nhìn Vệ Sử như người ta nhìn Thượng đế và điều này không bền lâu. Trong thâm tâm, chàng bắt đầu từ giã Vệ Sử, trong lúc đó chàng vẫn tiếp tục nói. Khi chàng chấm dứt, Vệ Sử hướng cái nhìn yếu ớt của ông ta về phía chàng. Ông không nói, nhưng gương mặt ông lặng lẽ chiếu ra tình thương và bình an, hiểu biết và trí tuệ. Ông cầm tay Tất Đạt, dẫn chàng đến chỗ ngồi bên bờ sông, ngồi xuống cạnh chàng và mỉm cười nhìn dòng sông.
- Bạn đã nghe nó cười, ông nói. Nhưng bạn đã không nghe cho hết mọi sự. Bây giờ ta hãy lắng nghe, bạn sẽ nghe thêm nữa.
Và họ lắng nghe. Tiếng hát nhiều giọng của con sông nhẹ nhàng âm hưởng. Tất Đạt nhìn vào dòng sông và thấy nhiều hình bóng trong dòng nước trôi. Chàng thấy cha chàng, cô đơn, đang khóc lóc vì chàng; chàng thấy chính chàng, cô độc, và cũng quằn quại nhớ nhung đứa con chàng đã bỏ đi; chàng thấy con chàng cũng đơn độc, đứa con trai tiến lên dọc con đường bốc cháy vì những dục vọng của đời, mỗi người đều chú tâm vào mục đích của mình, bị ám ảnh bởi mục đích ấy, và khổ đau. Tiếng con sông thật buồn thảm. Nó hát lên với vẻ khát vọng buồn rầu, chảy về phía mục đích của nó.
- Bạn có nghe không? Cái nhìn câm lặng của Vệ Sử chợt hỏi. Tất Đạt khẽ gật.
- Lắng nghe nữa đi! – Vệ Sử thì thầm.
Tất Đạt cố gắng nghe thêm. Hình ảnh cha chàng, hình ảnh chính chàng, và hình ảnh con chàng chạy loạn xạ vào nhau. Hình ảnh Kiều Lan cũng xuất hiện và trôi đi, và hình ảnh Thiện Hữu cùng bao người khác cũng hiện lên rồi đi qua. Họ đều trở thành một phần của con sông kia. Đấy là mục đích của tất cả những người kia khao khát, thèm thuồng, đau khổ; và tiếng con sông cũng đầy cả khát vọng, đầy buồn đau ray rứt, đầy những ước muốn không được thoả lòng. Con sông tiếp tục chảy về mục đích của nó. Tất Đạt thấy con sông hấp tấp vội vàng, con sông bao gồm cả chính chàng và những người quyến thuộc cùng bao kẻ đã đi qua trong đời chàng. Tất cả những làn sóng và nước đều vội vã, khổ đau, đi về mục đích, chảy về nguồn thác, về biển, về đồng, về đại dương, và khi mỗi mục đích đạt rồi nó lại được tiếp theo mục đích khác. Nước trở thành hơi và bốc lên, trở thành mưa rồi lại rơi xuống, thành suối, nguồn, sông, lạch, và lại đổi thay, lại tuôn chảy. Nhưng tiếng của cuồng vọng đã đổi thay. Nó vẫn còn âm hưởng buồn sầu, tìm kiếm, nhưng có nhiều tiếng khác hoà theo nó, tiếng của hoan lạc, bi ai, tiếng dữ và lành, tiếng cười và tiếng khóc, hàng trăm tiếng, hàng nghìn tiếng.
Tất Đạt lắng nghe. Bây giờ chàng thật chú ý lắng nghe, hoàn toàn đăm chiêu, tâm hồn vắng lặng trống trải hoàn toàn, thu vào hết mọi sự. Chàng đã cảm thấy chàng hoàn toàn học được nghệ thuật lắng nghe. Chàng đã thường nghe tất cả những điều này trước kia, bao nhiêu âm thanh xô bồ này của con sông, nhưng hôm nay chàng nghe chúng khác lạ. Chàng không còn có thể phân biệt những thứ tiếng khác nhau nữa - tiếng vui mừng với tiếng khóc than, tiếng trẻ con với tiếng người lớn. Tất cả những thứ tiếng ấy đều thuộc vào nhau: tiếng kêu than của người khát vọng, tiếng cười của người khôn ngoan, tiếng kêu bất bình và tiếng rên la của người sắp chết. Chúng đều quyện lấy nhau, những tiếng ấy, tất cả những mục đích, tất cả những khát vọng thảm sầu, khoái lạc, lành và dữ, tất cả những thứ ấy kết thành thế nhân vũ trụ. Tất cả chúng đều là dòng biến chuyển, là khúc sinh ca. Khi Tất Đạt chú ý lắng nghe dòng sông, lắng nghe cung đàn muôn điệu ấy, khi chàng không nghe riêng rẽ nỗi buồn thảm hay tiếng cười, khi chàng không ràng buộc hồn mình với tiếng nào riêng biệt và để nó thâm nhập vào Tiểu ngã của chàng, mà trái lại, nghe tất cả những tiếng ấy, cái toàn diện, cái Nhất thể, thì lúc ấy cung đàn vĩ đại có muôn ngàn âm thanh kia chỉ bao hàm có một tiếng “Om” - tức là Toàn Thiện.
- Bạn có nghe không? Vệ Sử một lần nữa đưa mắt hỏi chàng.
Nụ cười của Vệ Sử sáng ngời, phảng phất trên khắp những làn nhăn của khuôn mặt già nua, những tiếng “Om” bàng bạc trên khắp những tiếng hát của dòng sông. Nụ cười của ông ta sáng lên khi nhìn bạn, và bây giờ nụ cười tương tự cũng xuất hiện trên gương mặt Tất Đạt. Vết thương đang lành, niềm đau đang tan biến; Tiểu ngã chàng đã hoà vào Nhất thể.
Từ phút ấy Tất Đạt thôi còn chiến đấu với định mệnh. Mặt chàng sáng ngời vẻ của hiểu biết, của một người không còn va chạm với tranh chấp của những dục vọng; của người đã đi tìm thấy giải thoát, của người đã hoà đồng với dòng biến chuyển, với dòng Sống, đầy thông cảm và yêu thương, thể nhập vào dòng Sống ấy, thuộc vào cái Nhất thể của mọi sự vật.
Khi Vệ Sử đứng dậy từ chỗ ngồi trên bờ sông, khi ông nhìn vào mặt Tất Đạt và trông thấy vẻ bình an của sự liễu ngộ chiếu ngời trong mắt bạn, ông nhẹ đặt tay lên vai chàng đầy vẻ yêu thương nâng đỡ:
- Tôi đã chờ đợi giây phút này đây, bạn. Bây giờ nó đã đến, hãy để tôi đi. Tôi là Vệ Sử người chèo đò, trong một thời gian khá lâu. Giờ đây thế là xong. Tôi muốn từ biệt mái chòi, từ biệt dòng sông. Và Tất Đạt, xin từ biệt.
Tất Đạt cúi thấp mình trước người ra đi.
- Tôi hiểu – chàng đáp khẽ - bây giờ người đi vào rừng đó chăng?
- Phải, tôi sẽ vào rừng. Tôi sẽ đi vào thể Như nhất của mọi sự vật – Vệ Sử nói, mắt sáng như hào quang.
Và ông lão ra đi. Tất Đạt ngắm nhìn bạn. Lòng hân hoan, kính cẩn, chàng nhìn ông ta, thấy từ những bước đi toả ra đầy vẻ thanh tịnh bình an, gương mặt chói ngời, hình hài đầy ánh sáng.
Mục Đọc Sách
-
Lời ngỏ
-
Chương 1: Tất Đạt
-
Chương 2: Đoàn Sa Môn
-
Chương 3: Cồ Đàm
-
Chương 4: Thức tỉnh
-
Chương 5: Kiều Lan
-
Chương 6: Giữa xã hội
-
Chương 7: Khổ đau
-
Chương 8: Bên bờ sông
-
Chương 9: Người lái đò
-
Chương 10: Đứa con
-
Chương 11: Om
-
Chương 12: Thiện Hữu
-
Phụ lục: Phân tích tác phẩm
-
" Câu chuyện dòng sông" bị ăn cắp