Các câu chuyện ám hại đức Phật
Ngày đăng: 13:54:42 11-02-2015 . Xem: 2298
Văn hóa, phong tục, tập quán, thể chế xã hội..., tất cả đều biến đổi với thời gian. Theo dòng biến động và đổi thay của lịch sử, nhiều tôn giáo trở nên lỗi thời và một số quan niệm về đạo đức cũng thay đổi hoặc không còn giữ được giá trị như trước nữa. Tuy nhiên dường như vẫn có một thứ gì đó còn dai dẳng và không biến đổi, phải chăng đấy là cái "bản năng" của con người?
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế. Câu chuyện thứ nhất thuật lại một người phụ nữ tên là Cinca đã vu khống những điều nhơ nhớp cho Đức Phật. Câu chuyện thứ hai liên quan đến một người trong Tăng đoàn, là người em họ của Đức Phật tên là Đề-bà Đạt-đa, đã nhiều lần mưu toan ám hại Đức Phật. Mặc dầu các câu chuyện trên đây đã xảy ra cách nay hơn 25 thế kỷ nhưng ngày nay những cảnh tương tự vẫn có thể tiếp tục xảy ra để làm phương hại cho Đạo Pháp, vì cái "bản năng" sâu kín của con người và cái "bản chất" căn bản của tập thể xã hội từ nghìn xưa đến nay dường như vẫn không thấy biến đổi nhiều.
Câu chuyện thứ nhất
Một hôm Đức Phật đang tịnh dưỡng tại hang Kỳ Thọ (Jetavana) nơi vườn Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ (Sravasti) thì được sáu vị thầy của các tín ngưỡng khác mời tham gia vào một cuộc tranh luận công khai trước công chúng. Sáu vị thầy này đại diện cho các tín ngưỡng kình chống với Phật giáo thời bấy giờ. Các vị ấy đều là những "vị lớn tuổi, thông thái và đáng kính". Nhà vua Ba-tư-nặc (Prasenajit) của xứ Kiêu-tát-la (Kosala) đích thân đứng ra làm trọng tài. Cuộc tranh luận được tổ chức tại một địa điểm trung lập nằm trên một trục lộ nối liền một tịnh xá (arama) của các tỳ kheo và kinh đô Xá Vệ, địa điểm này không trực thuộc vào địa giới của một tín ngưỡng nào cả.
Cũng xin được giải thích thêm là vấn đề tranh luận vào thời bấy giờ là một việc rất tự nhiên và phổ biến. Sự tranh luận được xem như một hình thức "dân chủ" của thời bấy giờ. Trong tăng đoàn cũng như ngoài thế tục, mọi quyết định quan trọng đều được mang ra bàn thảo. Không có việc bỏ phiếu hay đưa tay để lấy quyết định dựa trên đa số như ngày nay mà tất cả đều được căn cứ trên sự thuyết phục. Sự tranh biện tiếp tục kéo dài cho đến khi nào không còn ai thắc mắc và đưa tay lên hỏi thì mới thôi, có lẽ là vì ngày xưa con người có nhiều thì giờ để sống hơn chăng ? Nhiều cuộc tranh biện về giáo lý kéo dài hàng nhiều năm đã từng xảy ra ở đại học Na-lan-đà. Các tỳ kheo trong tăng đoàn đều ngang hàng với nhau không phân biệt cấp bậc và tuổi tác, tất cả đều ngồi xuống với nhau để thảo luận mà không ai được xem là thuộc thành phần "lãnh đạo" để áp đặt quan điểm của mình. Trên phương diện chính trị cũng thế, hoàng triều và đại diện các thành phần dân chúng cũng đều tranh luận với nhau để lấy quyết định chung. Vì lý do đó mà các học giả Tây phương thường gọi các vương quốc trong thung lũng sông Hằng thời bấy giờ là các nước theo thể chế "cộng hòa".
Xin trở lại câu chuyện trên đây. Trong buổi tranh luận giữa Đức Phật và sáu vị thầy khác, có rất nhiều dân chúng trong vùng và từ kinh đô Xá Vệ kéo đến tham dự. Đức Phật và sáu vị thầy thay nhau thuyết giảng, tuy nhiên chỉ có Đức Phật là nổi bật nhất và chinh phục được tất cả mọi người. Các vị thầy của sáu tín ngưỡng kia hầu như không thuyết phục được một ai cả. Dân chúng đến nghe đều hân hoan và nhận thấy Đức Phật thật Siêu việt và Sáng suốt, còn sáu vị thầy kia thì chẳng có gì xứng đáng để có thể sánh với Đức Phật.
Những ngày sau đó khi sáu vị thầy kia đi khất thực thì dân chúng thành Xá Vệ không cúng dường cho vị nào cả. Sáu vị thầy bực tức lắm và biện minh với dân chúng rằng : "Không phải chỉ có Sa môn Cồ-đàm là người duy nhất "Sáng suốt" mà họ cũng là những người "Sáng suốt", cúng dường cho họ thì cũng sẽ gặt hái được những điều xứng đáng". Họ ganh tị trước "sự thành công và vinh dự" của Đức Phật và không còn nghĩ đến việc sử dụng các "khí giới bằng đầu lưỡi" nữa mà chỉ muốn ám hại Đấng Thế Tôn. Họ nghĩ kế trả thù và nhờ một phụ nữ tên là Cinca tìm cách phao vu Đức Phật.
Trong khi Đức Phật ngụ tại động Kỳ Thọ nơi vườn Cấp Cô Độc thì mỗi ngày người thế tục đều rủ nhau rất đông từ kinh đô Xá-Vệ đến viếng, chiều tối thì họ lại quay về. Một hôm trên đường họ gặp một người phụ nữ đẹp tuyệt trần, trang điểm thật lộng lẫy, với tất cả sự "khéo léo của một người đàn bà". Người phụ nữ này lại mặc một chiếc áo màu đỏ rực đập vào mắt mọi người. Các vị ưu-bà-tắc (cư sĩ tại gia) đều lấy làm lạ khi thấy nàng ta đi về hướng tịnh xá của Đức Phật...
Mỗi sáng khi trời vừa hừng đông thì dân chúng từ thành phố kéo nhau đến động Kỳ Thọ để viếng Đấng Thế Tôn, và sáng nào họ cũng thấy người phụ nữ xinh đẹp ấy đi ngược với họ để trở về thành Xá Vệ... Thế rồi những người hành hương cũng quen dần với hình ảnh cô ta đi ngược chiều với họ trên con đường dẫn đến tịnh xá của Đức Phật, và họ còn biết thêm là tên của người phụ nữ này là Cinca... Vài người tò mò gọi thẳng người phụ nữ và hỏi xem tại sao lại cứ lảng vảng nơi Đức Phật tịnh dưỡng, và cứ mỗi lần có ai hỏi như thế thì người phụ nữ chỉ cười tủm tỉm mà trả lời rằng : "Tôi ở lại hang Kỳ Thọ ngủ với Sa môn Cồ-đàm".
Khoảng tám đến chín tháng sau, trong một buổi thuyết giảng của Đức Phật nơi vườn Cấp Cô Độc người ta để ý thấy người phụ nữ ấy đến tham dự. Trong lúc Đức Phật đang thuyết giảng thì người phụ nữ này ngắt lời và nói to lên cho mọi người nghe là mình đang mang thai với Đức Phật và bị Đức Phật bỏ rơi khi ngày sinh nở đã gần kề. Đấng Thế Tôn vẫn thản nhiên và thanh thản. Một sự im lặng nặng nề bao trùm, và thật lạ lùng hình như có một phép lạ xảy ra làm cho sự gian trá bị lộ tẩy. Có một người đứng gần người phụ nữ Cinca bỗng hét to lên rằng: "Trông kìa, Cinca dấu trong áo nơi bụng một cái thố (tô) bằng gỗ thật to và cái thố vừa rơi xuống đất !". Bị lộ tẩy, cô nàng hổ thẹn bỏ chạy, và mọi người nhổ nước bọt khinh bỉ nhìn theo.
Câu chuyện thứ hai
Kinh sách còn ghi chép một vài câu chuyện vu khống khác nữa, tuy nhiên tất cả đều mang khá nhiều thêm thắt, và chính câu chuyện vừa kể trên đây cũng đã được loại bớt nhiều chi tiết mang tính cách huyền thoại. Trái lại câu chuyện dưới đây mang nhiều tính cách lịch sử hơn. Câu chuyện liên hệ đến một vị tỳ kheo rất cực đoan và tham vọng tên là Đề-bà Đạt-đa.
Theo một số tư liệu thì Đề-bà Đạt-đa là con của một người cậu của Đức Phật, tức là em trai của mẹ Đức Phật tên là Bandaka Suppabuddha và người vợ thì tên là Amita. Một tư liệu khác lại cho rằng Đề-bà Đạt-đa là con một người chú thuộc bên họ cha của Đức Phật tên là Amitodana và Đề-bà Đạt-đa là anh em khác mẹ với A-nan-đà (Ananda). Dầu sao thì Đức Phật và Đề-bà Đạt-đa trên phương diện họ hàng cũng rất gần nhau.
Sau gần bốn mươi năm đi thuyết giảng khắp nơi, dân chúng trong thung lũng sông Hằng đều nghe danh và biết đến uy tín của Đức Phật và tất cả đều một mực kính nể Ngài. Tăng đoàn đông đảo và được thành lập khắp nơi. Tuy nhiên và cũng thật đáng tiếc là sự tranh dành quyền lực đã bắt đầu xuất hiện bên cạnh Đức Phật ngay trong vòng Tăng đoàn. Kinh sách cho biết lúc ấy Đấng Thế Tôn đã bảy mươi hai tuổi, một số kinh sách khác thì cho rằng Ngài đã bảy mươi lăm và đã bắt đầu già yếu nhiều. Thật ra thì Đề-bà Đat-đa đã không chờ đến lúc Tăng đoàn lớn mạnh và Giáo lý được quảng bá khắp nơi mới biểu lộ tham vọng của mình, vì ngay từ lúc thiếu thời Đề-bà Đạt-đa lúc nào cũng ganh tị và hiềm khích với Đấng Thế Tôn. Đấng Thế Tôn bước vào tuổi già yếu là dịp mà Đề-bà Đạt-đa kiên nhẫn chờ đợi từ lâu. Đó là cơ hội để Đề-bà Đạt-đa dựa vào vị thế họ hàng để nhảy ra nắm lấy Tăng đoàn và kế vị Đấng Thế Tôn.
Trước hết Đề-bà Đạt-đa tìm cách kết thân với hoàng tử kế nghiệp của xứ Ma-kiệt-đà là A-xà-thế (Ajatasatru), tức là con trai của vua Tần-bà-sa-la. Kinh sách ghi chép rằng lúc Tần-bà-sa-la còn trẻ và dốc lòng kính trọng Đức Phật thì "Kẻ thù (tức là A-xà-thế) chưa sinh ra đời". Đề-bà Đạt-đa đã xúi dục A-xà-thế cướp ngôi báu mà không cần phải chờ đến khi vua cha qua đời. A-xà-thế nghe lời bèn bắt cha nhốt vào ngục và chiếm lấy ngôi vua. A-xà-thế cố tình để cho cha chết đói trong ngục, nhưng đồng thời lại rất hào phóng với Đề-bà Đạt-đa và cả nhóm tỳ kheo ủng hộ. Quần thần lúc bấy giờ thì chỉ biết nhìn xem gió thổi chiều nào thì ngã theo chiều đó...
Sau khi loại được Tần-bà-sa-la tức là người bảo hộ thật nhiệt tình của Đấng Thế Tôn thì Đề-bà Đạt-đa tìm cách thống lãnh Tăng đoàn. Lợi dụng một buổi đại hội, Đề-bà Đạt-đa bất thần tuyên bố trước Tăng đoàn là Đức Phật đã già yếu và mình sẵn sàng đứng ra thay thế Đấng Thế Tôn trong việc hướng dẫn Tăng đoàn. Đức Phật khẳng định là đề nghị của Đề-bà Đạt-đa không thể chấp nhận được và tất cả Tăng đoàn cũng nhất loạt tán đồng quan điểm ấy. Đề-bà Đạt-đa bẽn lẽn cúi đầu lẳng lặng rời bỏ phòng họp. Kinh sách cho biết là Đề-bà Đạt-đa "cảm thấy bị bẻ mặt và tức giận lắm".
Đề-bà Đạt-đa vẫn không từ bỏ tham vọng và nghĩ rằng nếu muốn nắm lấy quyền hành thì chỉ còn cách là giết Đức Phật mà thôi. Hắn ta liền thuyết phục vị vua trẻ tuổi A-xà-thế giao cho mình một đội xạ thủ thiện nghệ để phục kích mà giết Đức Phật. A-xà-thế nghe theo, nhưng đúng vào lúc các xạ thủ phải dương cung để nhả tên thì tay chân họ bủn rủn và không kéo dây cung được... Trước hiện tượng kỳ lạ đó, tất cả đội xạ thủ bỗng nhiên cảm thấy kính phục Đức Phật vô cùng và tất cả đều xin theo về với Ngài.
Sau thất bại đó, Đề-bà Đạt-đa nghĩ rằng phải tự mình ra tay hành động mới được. Một hôm Đức Phật đang ngồi thiền định trên đỉnh Linh Thứu thì Đề-bà Đạt-đa nấp trên một triền dốc cao rồi bất thần xô một tảng đá lớn xuống chỗ Đức Phật đang ngồi. Tảng đá nhảy chồm và lăn theo triền dốc nhưng khi gần đến Đức Phật thì lại lăn trệch sang một bên và chỉ làm cho Đức Phật bị thương ở chân. Tối hôm đó tại tịnh xá trong khi A-nan-đà săn sóc và băng bó vết thương cho Đức Phật thì các đệ tử khác vô cùng lo lắng, họ nối đuôi vừa đi chung quanh nơi Đức Phật đang nằm vừa tụng niệm. Thấy thế Đức Thế Tôn bèn khuyên họ rằng:
- "Này các tỳ kheo, không có ai có thể dùng bạo lực để cướp đoạt sự sống của Như Lai được. Khi chư Phật vĩnh viễn nhập vào niết bàn thì nhất định đấy không phải là do bạo lực của bất cứ một người nào cả. Này các tỳ kheo, hãy trở về nơi nghỉ ngơi của mình, Như lai không cần đến sự che chở của ai cả" (Kinh Cullavaga, 7).
Sau đó Đề-bà Đạt-đa lại nghĩ ra một mưu kế khác. Vào một buổi sáng tinh sương khi Đức Phật đang đi khất thực thì Đề-bà Đạt-đa âm mưu với các người quản tượng làm sổng chuồng thả cho con voi điên tên là Nalagiri chạy ra phố vào đúng lúc Đức Phật sắp đi đến. Tất cả mọi người trông thấy con voi đều hoảng sợ, kêu rú lên và tháo chạy tán loạn, họ tìm chỗ ẩn nấp trong nhà để nhìn ra. Con voi điên thoáng thấy có bóng người thì xông lên, nhưng khi đến gần và trông thấy Đức Phật trước mặt thì voi bỗng nhiên trở nên hiền lành một cách lạ thường. Con voi quỳ hai chân trước xuống dùng đầu và vòi vái lạy Đức Phật, "sau đó lại lấy vòi hút hết bụi đất dưới chân Đức Phật và thổi ngược lên đầu của mình. Một lúc sau thì voi đứng lên và đi giật lùi cho đến lúc hình bóng Đức Phật mất hút từ xa" (Kinh Cullavaga, 7), và sau đó mới quay đầu về chuồng. Dân chúng thành Vương Xá ai cũng biết đấy là âm mưu của Đề-bà Đạt-đa và khi thấy Đề-bà Đạt-đa đi khất thực thì không ai cúng dường nữa.
Mặc dầu bị thất bại liên tiếp nhưng Đề-bà Đạt-đa chưa chịu thua vì trong Tăng đoàn vẫn còn một số tỳ kheo trung thành và ủng hộ Đề-bà Đạt-đa. Dựa vào số tỳ kheo này Đề-bà Đạt-đa đứng ra thành lập một chi phái riêng chủ trương một số nguyên tắc thật cực đoan và bảo thủ, đi ngược lại với đường lối nhu hòa của Đức Phật. Chi phái do Đề-bà Đạt-đa thiết lập đưa ra năm quy luật như sau : phải sống trong rừng (không được trú ngụ nơi tịnh xá), nếu có người thế tục mời ăn thì không được nhận lời (chỉ ăn thực phẩm khất thực), không được mặc quần áo cúng dường (phải ăn mặc bằng giẻ rách nhặt được), không được nằm ngủ dưới một mái hiên (chỉ được phép ngủ dưới gốc cây), phải ăn toàn chay (tuyệt đối không được ăn thịt, cá). Chủ đích của Đề-bà Đạt-đa là ép buộc các tỳ kheo phải quay về với lối sống khổ hạnh của thời bấy giờ. Thật sự ra thì trong thâm tâm Đề-bà Đạt-đa khi chủ xướng các quy luật thật khắt khe này là cố tình để Đấng Thế Tôn bác bỏ và nhân đấy sẽ đổ lỗi cho Đấng Thế Tôn để lấy lý do thành lập một Tăng đoàn ly khai. Quả đúng như thế, khi Đề-bà Đạt-đa nêu lên thỉnh cầu trên đây thì Đức Phật không chấp nhận, viện dẫn rằng các quy luật ấy không thích hợp với sự sinh hoạt của Tăng đoàn.
Đề-bà Đạt-đa vin vào lời tuyên bố đó để phao truyền khắp nơi là "vị khổ hạnh Cồ-đàm là người quá đỗi khoan hòa, nhu nhược...", và Đề-bà Đạt-đa không còn xem "vị khổ hạnh Cồ-đàm" là Thầy của mình nữa. Mặt khác thì Đề-bà Đạt-đa khuyến dụ và lôi kéo được năm trăm tỳ kheo trẻ vừa mới xuất gia tại thành Xá Vệ theo về với mình. Theo một số truyền thuyết thì trong số năm trăm vị tỳ kheo trên đây có một số là các tỳ kheo ni. Đề-bà Đạt-đa và các đệ tử trẻ kéo về trú ngụ tại Tượng đầu sơn (Gayasisa) gần thành Vương Xá. Biến cố này đánh dấu lần đầu tiên hiện trạng chia rẽ trong Tăng đoàn và sự thành lập một chi phái mới ngay trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế. Cũng xin nhắc thêm là trong tập nhật ký ("Đại Đường Tây vực ký") ghi chép lại những sự kiện tai nghe mắt thấy trên đường thỉnh kinh và tu học vào thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang cho biết đã từng gặp một số nhà sư môn đồ của Đề-bà Đạt-đa tại ít nhất ba ngôi chùa thuộc vùng tây bắc Ấn (tiểu bang Bengale ngày nay). Điều đó là một bằng chứng cho thấy chi phái của Đề-bà Đạt-đa vẫn còn tồn tại ít nhất cho đến thế kỷ thứ VII, tức tổng cộng hơn một ngàn hai trăm năm. Nói chung thì các học giả Tây phương xem quyển nhật ký của ngài Huyền Trang là một sử liệu vô cùng quý giá giúp thêm vào việc tìm hiểu về các vấn đề xã hội, văn hóa và sự phát triển của Phật giáo nói riêng trong toàn vùng cận đông và bán lục địa Ấn độ vào thời bấy giờ. Họ rất nể phục khía cạnh tỉ mỉ, chính xác và khoa học qua những lời ghi chép và mô tả của ngài Huyền Trang.
Sau khi Đề-bà Đạt-đa dẫn đoàn tùy tùng rời bỏ Tăng đoàn và trú ngụ ở Tượng đầu sơn thì hai đệ tử thân cận của Đức Phật là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên xin phép Đức Phật đến gặp Đề-bà Đạt-đa. Khi Đề-bà Đạt-đa thấy hai đệ tử lớn của Đức Phật đến thì cứ ngỡ là họ theo về với mình nên rất hể hả và không quan tâm gì. Về phía hai vị đệ tử thì sau khi trông thấy thái độ của Đề-bà Đạt-đa liền hiểu ngay là không thể nào khuyên bảo hay giải thích gì được nữa. Đêm hôm đó sau khi Đề-bà Đạt-đa rút lui để nghỉ ngơi thì Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên bèn lợi dụng lúc đó để giải thích mọi sự cho năm trăm tỳ kheo trẻ khiến họ tỉnh ngộ và ngay trong đêm hôm đó tất cả cùng đi theo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trở về bên cạnh Đấng Thế Tôn.
Lời kết
Hai câu chuyện trên đây tương trưng cho hai sức mạnh phá hoại Đạo Pháp, một bắt nguồn từ vô minh của các đạo giáo và thế tục bên ngoài và một phát sinh từ những tham vọng của Tăng đoàn bên trong. Sáu vị thầy thuộc sáu tín ngưỡng khác nhau không đủ sức đương đầu với Đấng Thế Tôn trên phương diện giáo lý đã phải nhờ tay một người phụ nữ để vu khống. Đề-bà Đạt-đa dựa vào vị thế họ hàng để tranh dành quyền lực từ bên trong Tăng đoàn.
Nếu so sánh xã hội ngày nay với xã hội cổ đại khi Đức Phật còn tại thế thì nhất định ngày nay tiến bộ hơn nhiều, ít nhất là trên phương diện vật chất, tuy nhiên bản năng sâu kín nơi mỗi cá thể và bản chất của các tập thể con người thì vẫn còn nguyên, và vô minh vẫn tác động cùng khắp. Tham vọng, hận thù, bám víu, chiến tranh, tranh dành, mưu mô, hung dữ, xảo quyệt, lường gạt... thì cũng vẫn thế, hoặc giả còn có phần gia tăng hơn.
Nếu như ngày nay chúng ta có lật lại một vài trang kinh sách, ấy là để suy tư và nhất định không phải để kết án một ai cả, vì từ hơn 25 thế kỷ nay người phụ nữ Sinca và Đề-bà Đạt-đa đã từng bị Phật tử lên án không biết bao nhiêu lần. Thật vậy, ngưòi ta vẫn thường có thói quen phóng tâm ra bên ngoài để phân tích và tìm lỗi lầm của người khác, vì thế nếu chúng ta tiếp tục lên án người phụ nữ Cinca và Đề-bà Đạt-đa thì đấy chỉ là một việc thừa. Đọc lại chuyện xưa là để tự nhìn lại chính mình và để tìm xem hình ảnh của người phụ nữ Cinca có tàng ẩn thâm sâu trong tâm thức của mình hay không ? Đề-bà Đạt-đa có đang ẩn nấp trong tâm thức để khích động và xúi dục mình hay không ?
Tu tập là phân tích từng hành động, ngôn từ và tư duy để kiểm soát xung động của bản năng sẵn sàng tác động và điều khiển chúng ta. Tu tập cũng có nghĩa là phải tự hỏi xem mình đang phục vụ cho chúng sinh hay là cho quyền lợi của cá nhân mình hay là cho tham vọng của một tập thể xã hội ? Dù là một tập thể nào cũng thế.
Để chấm dứt bài viết xin được ghép thêm dưới hình thức phụ lục một đoạn kinh ngắn trích từ Luật Tạng, mô tả lại cảnh Đức Phật thuần hóa con voi điên.
Phụ lục
"Vào lúc bấy giờ ở thành Vương Xá có một con voi rất hung dữ tên là Nalagiri đã từng giết hại nhiều người. Đề-bà Đạt-đa tìm đến khu nhốt con voi và nói với các người quản tượng rằng :"Ta là người quen biết với nhà vua và có nhiều thế lực, có thể cất nhắc cho những ai thuộc cấp bậc thấp. Ta sẽ nói với nhà vua cung cấp thực phẩm dồi dào hơn và tăng lương cho các ngươi. Ta chỉ cần các ngươi giúp cho ta một việc là khi nào thấy tỳ kheo Cồ-đàm đi khất thực ngang đây thì cứ thả con voi Nalagiri ra". Các ngưòi quản tượng đáp rằng : "Chúng tôi sẽ làm như thế".
Vào một buổi sáng tinh sương, như thường lệ Đấng Thế Tôn mặc áo cà-sa, khoác thêm áo ấm rồi ôm bình bát đi vào thành Vương Xá khất thực, theo sau là đoàn đệ tử. Khi Đức Phật đến gần khu chuồng voi thì các người quản tượng trông thấy và thả ngay con voi Nalagiri ra. Con voi trông thấy Đức Phật từ xa đang đi đến. Nó lồng lên, chạy thẳng đến chỗ Đức Phật, đưa vòi lên cao, hai tai và đuôi dựng đứng rồi xông vào Đấng Thế Tôn.
Trước đó khi vừa trông thấy con voi các tỳ kheo đã bảo với Đức Phật rằng :" Thưa Thế Tôn, con voi hung dữ Nalagira từng giết hai nhiều người đang sổng ra trên đường cái. Xin Đấng Thế Tôn hãy quay lại !" Đấng Thế Tôn đáp lại như sau :
"Này các tỳ kheo, cứ đến gần đây với Ta và chớ có sợ hãi, bạo lực không thể nào tước đoạt được sự sống của một vị Phật hoàn hảo. Khi một vị Phật hoàn hảo vĩnh viễn nhập vào niết bàn, thì nhất định không phải bằng bạo lực của bất cứ ai.[...]"
Trong khi đó thì tất cả mọi người chung quanh đều lo sợ, họ nấp trong các dinh thự, trong nhà hay trong các túp lều để nhìn ra. Những người thiếu tự tin, những kẻ điên rồ và khinh thường thì đều nghĩ rằng : "Một bậc Vĩ Nhân oai nghi như thế lại sắp bị hại đến nơi !". Về phần những người có lòng tin tưởng vững chắc và thận trọng thì lại nghĩ : "Xem kìa, một con vật mang ngà sẽ phải đối đầu với một bậc Vĩ Nhân mang ngà [tức là Đức Phật] !"
Thế rồi khi con voi xông đến, Đức Phật vụt tỏa rộng tấm lòng nhân từ và khoan dung của mình để ôm lấy nó. Con voi liền hạ vòi xuống tiến đến gần nơi Đức Phật đang đứng rồi dừng lại. Đức Phật bèn lấy tay vỗ nhẹ lên đầu con vật và nói với nó như sau :
"Này voi ạ, chớ có hành hung một Người mang ngà nhé, bởi vì hành hung một Người mang ngà là một hành vi không tốt !
Sẽ chẳng có một nơi nào hạnh phúc đón chờ bất cứ ai giết một Người mang ngà !
Vì kiêu căng và liều lĩnh những ai ngạo mạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy một chốn an vui.
Trái lại, con nên hành động như thế nào để cho con tìm được một nơi hạnh phúc sau này ".
Con voi Nalagiri liền lấy vòi hút bụi bặm dưới chân của Đức Phật và thổi ngược lên đầu mình, sau đó thì đi giật lùi cho đến lúc hình bóng Đức Phật mất hút từ xa. Lúc đó voi mới quay đầu đi về chuồng của mình. Như thế đó con voi được thuần hóa".
(Trích từ Luật Tạng, Kinh Khandhaka, Cullavaga, VII, dựa theo bản dịch tiếng Pháp của Philippe Cornu)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế. Câu chuyện thứ nhất thuật lại một người phụ nữ tên là Cinca đã vu khống những điều nhơ nhớp cho Đức Phật. Câu chuyện thứ hai liên quan đến một người trong Tăng đoàn, là người em họ của Đức Phật tên là Đề-bà Đạt-đa, đã nhiều lần mưu toan ám hại Đức Phật. Mặc dầu các câu chuyện trên đây đã xảy ra cách nay hơn 25 thế kỷ nhưng ngày nay những cảnh tương tự vẫn có thể tiếp tục xảy ra để làm phương hại cho Đạo Pháp, vì cái "bản năng" sâu kín của con người và cái "bản chất" căn bản của tập thể xã hội từ nghìn xưa đến nay dường như vẫn không thấy biến đổi nhiều.
Câu chuyện thứ nhất
Một hôm Đức Phật đang tịnh dưỡng tại hang Kỳ Thọ (Jetavana) nơi vườn Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ (Sravasti) thì được sáu vị thầy của các tín ngưỡng khác mời tham gia vào một cuộc tranh luận công khai trước công chúng. Sáu vị thầy này đại diện cho các tín ngưỡng kình chống với Phật giáo thời bấy giờ. Các vị ấy đều là những "vị lớn tuổi, thông thái và đáng kính". Nhà vua Ba-tư-nặc (Prasenajit) của xứ Kiêu-tát-la (Kosala) đích thân đứng ra làm trọng tài. Cuộc tranh luận được tổ chức tại một địa điểm trung lập nằm trên một trục lộ nối liền một tịnh xá (arama) của các tỳ kheo và kinh đô Xá Vệ, địa điểm này không trực thuộc vào địa giới của một tín ngưỡng nào cả.
Cũng xin được giải thích thêm là vấn đề tranh luận vào thời bấy giờ là một việc rất tự nhiên và phổ biến. Sự tranh luận được xem như một hình thức "dân chủ" của thời bấy giờ. Trong tăng đoàn cũng như ngoài thế tục, mọi quyết định quan trọng đều được mang ra bàn thảo. Không có việc bỏ phiếu hay đưa tay để lấy quyết định dựa trên đa số như ngày nay mà tất cả đều được căn cứ trên sự thuyết phục. Sự tranh biện tiếp tục kéo dài cho đến khi nào không còn ai thắc mắc và đưa tay lên hỏi thì mới thôi, có lẽ là vì ngày xưa con người có nhiều thì giờ để sống hơn chăng ? Nhiều cuộc tranh biện về giáo lý kéo dài hàng nhiều năm đã từng xảy ra ở đại học Na-lan-đà. Các tỳ kheo trong tăng đoàn đều ngang hàng với nhau không phân biệt cấp bậc và tuổi tác, tất cả đều ngồi xuống với nhau để thảo luận mà không ai được xem là thuộc thành phần "lãnh đạo" để áp đặt quan điểm của mình. Trên phương diện chính trị cũng thế, hoàng triều và đại diện các thành phần dân chúng cũng đều tranh luận với nhau để lấy quyết định chung. Vì lý do đó mà các học giả Tây phương thường gọi các vương quốc trong thung lũng sông Hằng thời bấy giờ là các nước theo thể chế "cộng hòa".
Xin trở lại câu chuyện trên đây. Trong buổi tranh luận giữa Đức Phật và sáu vị thầy khác, có rất nhiều dân chúng trong vùng và từ kinh đô Xá Vệ kéo đến tham dự. Đức Phật và sáu vị thầy thay nhau thuyết giảng, tuy nhiên chỉ có Đức Phật là nổi bật nhất và chinh phục được tất cả mọi người. Các vị thầy của sáu tín ngưỡng kia hầu như không thuyết phục được một ai cả. Dân chúng đến nghe đều hân hoan và nhận thấy Đức Phật thật Siêu việt và Sáng suốt, còn sáu vị thầy kia thì chẳng có gì xứng đáng để có thể sánh với Đức Phật.
Những ngày sau đó khi sáu vị thầy kia đi khất thực thì dân chúng thành Xá Vệ không cúng dường cho vị nào cả. Sáu vị thầy bực tức lắm và biện minh với dân chúng rằng : "Không phải chỉ có Sa môn Cồ-đàm là người duy nhất "Sáng suốt" mà họ cũng là những người "Sáng suốt", cúng dường cho họ thì cũng sẽ gặt hái được những điều xứng đáng". Họ ganh tị trước "sự thành công và vinh dự" của Đức Phật và không còn nghĩ đến việc sử dụng các "khí giới bằng đầu lưỡi" nữa mà chỉ muốn ám hại Đấng Thế Tôn. Họ nghĩ kế trả thù và nhờ một phụ nữ tên là Cinca tìm cách phao vu Đức Phật.
Trong khi Đức Phật ngụ tại động Kỳ Thọ nơi vườn Cấp Cô Độc thì mỗi ngày người thế tục đều rủ nhau rất đông từ kinh đô Xá-Vệ đến viếng, chiều tối thì họ lại quay về. Một hôm trên đường họ gặp một người phụ nữ đẹp tuyệt trần, trang điểm thật lộng lẫy, với tất cả sự "khéo léo của một người đàn bà". Người phụ nữ này lại mặc một chiếc áo màu đỏ rực đập vào mắt mọi người. Các vị ưu-bà-tắc (cư sĩ tại gia) đều lấy làm lạ khi thấy nàng ta đi về hướng tịnh xá của Đức Phật...
Mỗi sáng khi trời vừa hừng đông thì dân chúng từ thành phố kéo nhau đến động Kỳ Thọ để viếng Đấng Thế Tôn, và sáng nào họ cũng thấy người phụ nữ xinh đẹp ấy đi ngược với họ để trở về thành Xá Vệ... Thế rồi những người hành hương cũng quen dần với hình ảnh cô ta đi ngược chiều với họ trên con đường dẫn đến tịnh xá của Đức Phật, và họ còn biết thêm là tên của người phụ nữ này là Cinca... Vài người tò mò gọi thẳng người phụ nữ và hỏi xem tại sao lại cứ lảng vảng nơi Đức Phật tịnh dưỡng, và cứ mỗi lần có ai hỏi như thế thì người phụ nữ chỉ cười tủm tỉm mà trả lời rằng : "Tôi ở lại hang Kỳ Thọ ngủ với Sa môn Cồ-đàm".
Khoảng tám đến chín tháng sau, trong một buổi thuyết giảng của Đức Phật nơi vườn Cấp Cô Độc người ta để ý thấy người phụ nữ ấy đến tham dự. Trong lúc Đức Phật đang thuyết giảng thì người phụ nữ này ngắt lời và nói to lên cho mọi người nghe là mình đang mang thai với Đức Phật và bị Đức Phật bỏ rơi khi ngày sinh nở đã gần kề. Đấng Thế Tôn vẫn thản nhiên và thanh thản. Một sự im lặng nặng nề bao trùm, và thật lạ lùng hình như có một phép lạ xảy ra làm cho sự gian trá bị lộ tẩy. Có một người đứng gần người phụ nữ Cinca bỗng hét to lên rằng: "Trông kìa, Cinca dấu trong áo nơi bụng một cái thố (tô) bằng gỗ thật to và cái thố vừa rơi xuống đất !". Bị lộ tẩy, cô nàng hổ thẹn bỏ chạy, và mọi người nhổ nước bọt khinh bỉ nhìn theo.
Câu chuyện thứ hai
Kinh sách còn ghi chép một vài câu chuyện vu khống khác nữa, tuy nhiên tất cả đều mang khá nhiều thêm thắt, và chính câu chuyện vừa kể trên đây cũng đã được loại bớt nhiều chi tiết mang tính cách huyền thoại. Trái lại câu chuyện dưới đây mang nhiều tính cách lịch sử hơn. Câu chuyện liên hệ đến một vị tỳ kheo rất cực đoan và tham vọng tên là Đề-bà Đạt-đa.
Theo một số tư liệu thì Đề-bà Đạt-đa là con của một người cậu của Đức Phật, tức là em trai của mẹ Đức Phật tên là Bandaka Suppabuddha và người vợ thì tên là Amita. Một tư liệu khác lại cho rằng Đề-bà Đạt-đa là con một người chú thuộc bên họ cha của Đức Phật tên là Amitodana và Đề-bà Đạt-đa là anh em khác mẹ với A-nan-đà (Ananda). Dầu sao thì Đức Phật và Đề-bà Đạt-đa trên phương diện họ hàng cũng rất gần nhau.
Sau gần bốn mươi năm đi thuyết giảng khắp nơi, dân chúng trong thung lũng sông Hằng đều nghe danh và biết đến uy tín của Đức Phật và tất cả đều một mực kính nể Ngài. Tăng đoàn đông đảo và được thành lập khắp nơi. Tuy nhiên và cũng thật đáng tiếc là sự tranh dành quyền lực đã bắt đầu xuất hiện bên cạnh Đức Phật ngay trong vòng Tăng đoàn. Kinh sách cho biết lúc ấy Đấng Thế Tôn đã bảy mươi hai tuổi, một số kinh sách khác thì cho rằng Ngài đã bảy mươi lăm và đã bắt đầu già yếu nhiều. Thật ra thì Đề-bà Đat-đa đã không chờ đến lúc Tăng đoàn lớn mạnh và Giáo lý được quảng bá khắp nơi mới biểu lộ tham vọng của mình, vì ngay từ lúc thiếu thời Đề-bà Đạt-đa lúc nào cũng ganh tị và hiềm khích với Đấng Thế Tôn. Đấng Thế Tôn bước vào tuổi già yếu là dịp mà Đề-bà Đạt-đa kiên nhẫn chờ đợi từ lâu. Đó là cơ hội để Đề-bà Đạt-đa dựa vào vị thế họ hàng để nhảy ra nắm lấy Tăng đoàn và kế vị Đấng Thế Tôn.
Trước hết Đề-bà Đạt-đa tìm cách kết thân với hoàng tử kế nghiệp của xứ Ma-kiệt-đà là A-xà-thế (Ajatasatru), tức là con trai của vua Tần-bà-sa-la. Kinh sách ghi chép rằng lúc Tần-bà-sa-la còn trẻ và dốc lòng kính trọng Đức Phật thì "Kẻ thù (tức là A-xà-thế) chưa sinh ra đời". Đề-bà Đạt-đa đã xúi dục A-xà-thế cướp ngôi báu mà không cần phải chờ đến khi vua cha qua đời. A-xà-thế nghe lời bèn bắt cha nhốt vào ngục và chiếm lấy ngôi vua. A-xà-thế cố tình để cho cha chết đói trong ngục, nhưng đồng thời lại rất hào phóng với Đề-bà Đạt-đa và cả nhóm tỳ kheo ủng hộ. Quần thần lúc bấy giờ thì chỉ biết nhìn xem gió thổi chiều nào thì ngã theo chiều đó...
Sau khi loại được Tần-bà-sa-la tức là người bảo hộ thật nhiệt tình của Đấng Thế Tôn thì Đề-bà Đạt-đa tìm cách thống lãnh Tăng đoàn. Lợi dụng một buổi đại hội, Đề-bà Đạt-đa bất thần tuyên bố trước Tăng đoàn là Đức Phật đã già yếu và mình sẵn sàng đứng ra thay thế Đấng Thế Tôn trong việc hướng dẫn Tăng đoàn. Đức Phật khẳng định là đề nghị của Đề-bà Đạt-đa không thể chấp nhận được và tất cả Tăng đoàn cũng nhất loạt tán đồng quan điểm ấy. Đề-bà Đạt-đa bẽn lẽn cúi đầu lẳng lặng rời bỏ phòng họp. Kinh sách cho biết là Đề-bà Đạt-đa "cảm thấy bị bẻ mặt và tức giận lắm".
Đề-bà Đạt-đa vẫn không từ bỏ tham vọng và nghĩ rằng nếu muốn nắm lấy quyền hành thì chỉ còn cách là giết Đức Phật mà thôi. Hắn ta liền thuyết phục vị vua trẻ tuổi A-xà-thế giao cho mình một đội xạ thủ thiện nghệ để phục kích mà giết Đức Phật. A-xà-thế nghe theo, nhưng đúng vào lúc các xạ thủ phải dương cung để nhả tên thì tay chân họ bủn rủn và không kéo dây cung được... Trước hiện tượng kỳ lạ đó, tất cả đội xạ thủ bỗng nhiên cảm thấy kính phục Đức Phật vô cùng và tất cả đều xin theo về với Ngài.
Sau thất bại đó, Đề-bà Đạt-đa nghĩ rằng phải tự mình ra tay hành động mới được. Một hôm Đức Phật đang ngồi thiền định trên đỉnh Linh Thứu thì Đề-bà Đạt-đa nấp trên một triền dốc cao rồi bất thần xô một tảng đá lớn xuống chỗ Đức Phật đang ngồi. Tảng đá nhảy chồm và lăn theo triền dốc nhưng khi gần đến Đức Phật thì lại lăn trệch sang một bên và chỉ làm cho Đức Phật bị thương ở chân. Tối hôm đó tại tịnh xá trong khi A-nan-đà săn sóc và băng bó vết thương cho Đức Phật thì các đệ tử khác vô cùng lo lắng, họ nối đuôi vừa đi chung quanh nơi Đức Phật đang nằm vừa tụng niệm. Thấy thế Đức Thế Tôn bèn khuyên họ rằng:
- "Này các tỳ kheo, không có ai có thể dùng bạo lực để cướp đoạt sự sống của Như Lai được. Khi chư Phật vĩnh viễn nhập vào niết bàn thì nhất định đấy không phải là do bạo lực của bất cứ một người nào cả. Này các tỳ kheo, hãy trở về nơi nghỉ ngơi của mình, Như lai không cần đến sự che chở của ai cả" (Kinh Cullavaga, 7).
Sau đó Đề-bà Đạt-đa lại nghĩ ra một mưu kế khác. Vào một buổi sáng tinh sương khi Đức Phật đang đi khất thực thì Đề-bà Đạt-đa âm mưu với các người quản tượng làm sổng chuồng thả cho con voi điên tên là Nalagiri chạy ra phố vào đúng lúc Đức Phật sắp đi đến. Tất cả mọi người trông thấy con voi đều hoảng sợ, kêu rú lên và tháo chạy tán loạn, họ tìm chỗ ẩn nấp trong nhà để nhìn ra. Con voi điên thoáng thấy có bóng người thì xông lên, nhưng khi đến gần và trông thấy Đức Phật trước mặt thì voi bỗng nhiên trở nên hiền lành một cách lạ thường. Con voi quỳ hai chân trước xuống dùng đầu và vòi vái lạy Đức Phật, "sau đó lại lấy vòi hút hết bụi đất dưới chân Đức Phật và thổi ngược lên đầu của mình. Một lúc sau thì voi đứng lên và đi giật lùi cho đến lúc hình bóng Đức Phật mất hút từ xa" (Kinh Cullavaga, 7), và sau đó mới quay đầu về chuồng. Dân chúng thành Vương Xá ai cũng biết đấy là âm mưu của Đề-bà Đạt-đa và khi thấy Đề-bà Đạt-đa đi khất thực thì không ai cúng dường nữa.
Mặc dầu bị thất bại liên tiếp nhưng Đề-bà Đạt-đa chưa chịu thua vì trong Tăng đoàn vẫn còn một số tỳ kheo trung thành và ủng hộ Đề-bà Đạt-đa. Dựa vào số tỳ kheo này Đề-bà Đạt-đa đứng ra thành lập một chi phái riêng chủ trương một số nguyên tắc thật cực đoan và bảo thủ, đi ngược lại với đường lối nhu hòa của Đức Phật. Chi phái do Đề-bà Đạt-đa thiết lập đưa ra năm quy luật như sau : phải sống trong rừng (không được trú ngụ nơi tịnh xá), nếu có người thế tục mời ăn thì không được nhận lời (chỉ ăn thực phẩm khất thực), không được mặc quần áo cúng dường (phải ăn mặc bằng giẻ rách nhặt được), không được nằm ngủ dưới một mái hiên (chỉ được phép ngủ dưới gốc cây), phải ăn toàn chay (tuyệt đối không được ăn thịt, cá). Chủ đích của Đề-bà Đạt-đa là ép buộc các tỳ kheo phải quay về với lối sống khổ hạnh của thời bấy giờ. Thật sự ra thì trong thâm tâm Đề-bà Đạt-đa khi chủ xướng các quy luật thật khắt khe này là cố tình để Đấng Thế Tôn bác bỏ và nhân đấy sẽ đổ lỗi cho Đấng Thế Tôn để lấy lý do thành lập một Tăng đoàn ly khai. Quả đúng như thế, khi Đề-bà Đạt-đa nêu lên thỉnh cầu trên đây thì Đức Phật không chấp nhận, viện dẫn rằng các quy luật ấy không thích hợp với sự sinh hoạt của Tăng đoàn.
Đề-bà Đạt-đa vin vào lời tuyên bố đó để phao truyền khắp nơi là "vị khổ hạnh Cồ-đàm là người quá đỗi khoan hòa, nhu nhược...", và Đề-bà Đạt-đa không còn xem "vị khổ hạnh Cồ-đàm" là Thầy của mình nữa. Mặt khác thì Đề-bà Đạt-đa khuyến dụ và lôi kéo được năm trăm tỳ kheo trẻ vừa mới xuất gia tại thành Xá Vệ theo về với mình. Theo một số truyền thuyết thì trong số năm trăm vị tỳ kheo trên đây có một số là các tỳ kheo ni. Đề-bà Đạt-đa và các đệ tử trẻ kéo về trú ngụ tại Tượng đầu sơn (Gayasisa) gần thành Vương Xá. Biến cố này đánh dấu lần đầu tiên hiện trạng chia rẽ trong Tăng đoàn và sự thành lập một chi phái mới ngay trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế. Cũng xin nhắc thêm là trong tập nhật ký ("Đại Đường Tây vực ký") ghi chép lại những sự kiện tai nghe mắt thấy trên đường thỉnh kinh và tu học vào thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang cho biết đã từng gặp một số nhà sư môn đồ của Đề-bà Đạt-đa tại ít nhất ba ngôi chùa thuộc vùng tây bắc Ấn (tiểu bang Bengale ngày nay). Điều đó là một bằng chứng cho thấy chi phái của Đề-bà Đạt-đa vẫn còn tồn tại ít nhất cho đến thế kỷ thứ VII, tức tổng cộng hơn một ngàn hai trăm năm. Nói chung thì các học giả Tây phương xem quyển nhật ký của ngài Huyền Trang là một sử liệu vô cùng quý giá giúp thêm vào việc tìm hiểu về các vấn đề xã hội, văn hóa và sự phát triển của Phật giáo nói riêng trong toàn vùng cận đông và bán lục địa Ấn độ vào thời bấy giờ. Họ rất nể phục khía cạnh tỉ mỉ, chính xác và khoa học qua những lời ghi chép và mô tả của ngài Huyền Trang.
Sau khi Đề-bà Đạt-đa dẫn đoàn tùy tùng rời bỏ Tăng đoàn và trú ngụ ở Tượng đầu sơn thì hai đệ tử thân cận của Đức Phật là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên xin phép Đức Phật đến gặp Đề-bà Đạt-đa. Khi Đề-bà Đạt-đa thấy hai đệ tử lớn của Đức Phật đến thì cứ ngỡ là họ theo về với mình nên rất hể hả và không quan tâm gì. Về phía hai vị đệ tử thì sau khi trông thấy thái độ của Đề-bà Đạt-đa liền hiểu ngay là không thể nào khuyên bảo hay giải thích gì được nữa. Đêm hôm đó sau khi Đề-bà Đạt-đa rút lui để nghỉ ngơi thì Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên bèn lợi dụng lúc đó để giải thích mọi sự cho năm trăm tỳ kheo trẻ khiến họ tỉnh ngộ và ngay trong đêm hôm đó tất cả cùng đi theo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trở về bên cạnh Đấng Thế Tôn.
Lời kết
Hai câu chuyện trên đây tương trưng cho hai sức mạnh phá hoại Đạo Pháp, một bắt nguồn từ vô minh của các đạo giáo và thế tục bên ngoài và một phát sinh từ những tham vọng của Tăng đoàn bên trong. Sáu vị thầy thuộc sáu tín ngưỡng khác nhau không đủ sức đương đầu với Đấng Thế Tôn trên phương diện giáo lý đã phải nhờ tay một người phụ nữ để vu khống. Đề-bà Đạt-đa dựa vào vị thế họ hàng để tranh dành quyền lực từ bên trong Tăng đoàn.
Nếu so sánh xã hội ngày nay với xã hội cổ đại khi Đức Phật còn tại thế thì nhất định ngày nay tiến bộ hơn nhiều, ít nhất là trên phương diện vật chất, tuy nhiên bản năng sâu kín nơi mỗi cá thể và bản chất của các tập thể con người thì vẫn còn nguyên, và vô minh vẫn tác động cùng khắp. Tham vọng, hận thù, bám víu, chiến tranh, tranh dành, mưu mô, hung dữ, xảo quyệt, lường gạt... thì cũng vẫn thế, hoặc giả còn có phần gia tăng hơn.
Nếu như ngày nay chúng ta có lật lại một vài trang kinh sách, ấy là để suy tư và nhất định không phải để kết án một ai cả, vì từ hơn 25 thế kỷ nay người phụ nữ Sinca và Đề-bà Đạt-đa đã từng bị Phật tử lên án không biết bao nhiêu lần. Thật vậy, ngưòi ta vẫn thường có thói quen phóng tâm ra bên ngoài để phân tích và tìm lỗi lầm của người khác, vì thế nếu chúng ta tiếp tục lên án người phụ nữ Cinca và Đề-bà Đạt-đa thì đấy chỉ là một việc thừa. Đọc lại chuyện xưa là để tự nhìn lại chính mình và để tìm xem hình ảnh của người phụ nữ Cinca có tàng ẩn thâm sâu trong tâm thức của mình hay không ? Đề-bà Đạt-đa có đang ẩn nấp trong tâm thức để khích động và xúi dục mình hay không ?
Tu tập là phân tích từng hành động, ngôn từ và tư duy để kiểm soát xung động của bản năng sẵn sàng tác động và điều khiển chúng ta. Tu tập cũng có nghĩa là phải tự hỏi xem mình đang phục vụ cho chúng sinh hay là cho quyền lợi của cá nhân mình hay là cho tham vọng của một tập thể xã hội ? Dù là một tập thể nào cũng thế.
Để chấm dứt bài viết xin được ghép thêm dưới hình thức phụ lục một đoạn kinh ngắn trích từ Luật Tạng, mô tả lại cảnh Đức Phật thuần hóa con voi điên.
Phụ lục
"Vào lúc bấy giờ ở thành Vương Xá có một con voi rất hung dữ tên là Nalagiri đã từng giết hại nhiều người. Đề-bà Đạt-đa tìm đến khu nhốt con voi và nói với các người quản tượng rằng :"Ta là người quen biết với nhà vua và có nhiều thế lực, có thể cất nhắc cho những ai thuộc cấp bậc thấp. Ta sẽ nói với nhà vua cung cấp thực phẩm dồi dào hơn và tăng lương cho các ngươi. Ta chỉ cần các ngươi giúp cho ta một việc là khi nào thấy tỳ kheo Cồ-đàm đi khất thực ngang đây thì cứ thả con voi Nalagiri ra". Các ngưòi quản tượng đáp rằng : "Chúng tôi sẽ làm như thế".
Vào một buổi sáng tinh sương, như thường lệ Đấng Thế Tôn mặc áo cà-sa, khoác thêm áo ấm rồi ôm bình bát đi vào thành Vương Xá khất thực, theo sau là đoàn đệ tử. Khi Đức Phật đến gần khu chuồng voi thì các người quản tượng trông thấy và thả ngay con voi Nalagiri ra. Con voi trông thấy Đức Phật từ xa đang đi đến. Nó lồng lên, chạy thẳng đến chỗ Đức Phật, đưa vòi lên cao, hai tai và đuôi dựng đứng rồi xông vào Đấng Thế Tôn.
Trước đó khi vừa trông thấy con voi các tỳ kheo đã bảo với Đức Phật rằng :" Thưa Thế Tôn, con voi hung dữ Nalagira từng giết hai nhiều người đang sổng ra trên đường cái. Xin Đấng Thế Tôn hãy quay lại !" Đấng Thế Tôn đáp lại như sau :
"Này các tỳ kheo, cứ đến gần đây với Ta và chớ có sợ hãi, bạo lực không thể nào tước đoạt được sự sống của một vị Phật hoàn hảo. Khi một vị Phật hoàn hảo vĩnh viễn nhập vào niết bàn, thì nhất định không phải bằng bạo lực của bất cứ ai.[...]"
Trong khi đó thì tất cả mọi người chung quanh đều lo sợ, họ nấp trong các dinh thự, trong nhà hay trong các túp lều để nhìn ra. Những người thiếu tự tin, những kẻ điên rồ và khinh thường thì đều nghĩ rằng : "Một bậc Vĩ Nhân oai nghi như thế lại sắp bị hại đến nơi !". Về phần những người có lòng tin tưởng vững chắc và thận trọng thì lại nghĩ : "Xem kìa, một con vật mang ngà sẽ phải đối đầu với một bậc Vĩ Nhân mang ngà [tức là Đức Phật] !"
Thế rồi khi con voi xông đến, Đức Phật vụt tỏa rộng tấm lòng nhân từ và khoan dung của mình để ôm lấy nó. Con voi liền hạ vòi xuống tiến đến gần nơi Đức Phật đang đứng rồi dừng lại. Đức Phật bèn lấy tay vỗ nhẹ lên đầu con vật và nói với nó như sau :
"Này voi ạ, chớ có hành hung một Người mang ngà nhé, bởi vì hành hung một Người mang ngà là một hành vi không tốt !
Sẽ chẳng có một nơi nào hạnh phúc đón chờ bất cứ ai giết một Người mang ngà !
Vì kiêu căng và liều lĩnh những ai ngạo mạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy một chốn an vui.
Trái lại, con nên hành động như thế nào để cho con tìm được một nơi hạnh phúc sau này ".
Con voi Nalagiri liền lấy vòi hút bụi bặm dưới chân của Đức Phật và thổi ngược lên đầu mình, sau đó thì đi giật lùi cho đến lúc hình bóng Đức Phật mất hút từ xa. Lúc đó voi mới quay đầu đi về chuồng của mình. Như thế đó con voi được thuần hóa".
(Trích từ Luật Tạng, Kinh Khandhaka, Cullavaga, VII, dựa theo bản dịch tiếng Pháp của Philippe Cornu)
Bures-Sur-Yvette, 06.06.10
Hoàng Phong
Hoàng Phong
Các Tin Khác