Khuôn Mặt Người Sau 40 Tuổi - Truyện Ngắn
Ngày đăng: 13:31:46 22-02-2020 . Xem: 1415
Tổng thống nước Mỹ Abraham Lincoln (1861 – 1865) có một nhận định nổi tiếng: “Mỗi người sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của chính mình”. Khuôn mặt và hình tượng khuôn mặt mỗi người trong ánh mắt của người đối diện là hai phạm trù khác nhau – tuy rất gần gũi nhau – và ở đây có lẽ ngài Lincoln muốn đề cập đến khuôn mặt. Quê tôi cũng có câu chuyện như thế.
Trong nhóm trẻ chơi chung ở làng thì Thể hiền nhất, lại không có tính “gian” nên thường bị thua trong các cuộc chơi, và cũng dễ bị ức hiếp, thời may ông Trời lại cho Thể một năng khiếu đặc biệt – kiểu như “Chúa không cho ai tất cả và cũng không lấy đi tất cả của một ai” – đó là với bất kỳ cái gì có trong tay, nắm đất sét, nhúm cát, nhúm bột, mớ nhánh cây ven đường … Thể đều có thể sáng tạo ra một vật gì đó, giống hệt ngoài đời, khi thì con chim bằng đất, con trâu và chú mục đồng vắt vẻo, chiếc cầu cây, con thuyền có mái che … làm đám trẻ rất nể phục, rồi hạ mình xin Thể một cái gì đó, để chơi, để khoe, để nộp cho cô giáo … vì vậy các bạn cũng không dám ức hiếp Thể nhiều.
Một lần, bạn Chiến chơi gian nên dành phần thắng khi chạy đua với Thể, đã thế lại còn đánh một cái khá đau vào đầu Thể rồi chửi “Mày còn dám chạy đua với tao hả, tao còn đánh mày nữa”. Chiến to con, mập lù, chạy thì ít mà thở thì nhiều, chỉ được cái thích ăn hiếp bạn. Thể giận lắm mà lại sợ bạn đánh, nhưng biết Chiến rất sợ bóng tối, sợ ma nên Thể âm thầm lấy đất sét nặn thành mặt một con quỷ, tóc bờm hung dữ, mắt trợn trừng, lưỡi lè ra dài ngoằng đỏ loét rồi để sau lưng Chiến. Chờ chiều tối, Thể đứng sau lưng gọi lớn một tiếng, Chiến quay lại và chợt nhìn thấy mặt quỷ, quá sợ hãi Chiến nhảy dựng lên hét lớn một tiếng rồi ngã ngữa xuống đất, ngất xỉu. Chiến thỉnh thoảngvẫn ngất như vậy mỗi khi quá sợ hãi, chỉ một lát là tỉnh lại nên các bạn đang chơi vội tranh nhau chạy tới chụp lấy cái đầu quỷ, về làm của riêng cho mình. Giành qua giật lại cuối cùng thì bạn Nguyên xí được, các bạn còn lại sau một hồi ngẫn ngơ tiếc nuối, đã quay sang kéo tay, níu áo, năn nỉ Thể làm cho mình một cái mặt quỷ. Các bạn xúm vào xin đông quá, Thể ù chạy về nhà trốn.
Đợi các bạn về bớt, bạn Nguyên kéo tay rủ bạn Nam cùng về nhà Thể vì biết Thể rất nể phục Nam. Đến nơi Nguyên đề nghị Thể làm ra nhiều cái đầu quỷ, nhiều màu, nhiều hình dáng ghê sợ để Nguyên mang bán cho các bạn, các bạn rất thích nên dễ bán, tiền thu được sẽ chia hai cho Thể và Nguyên. Biết hoàn cảnh gia đình Thể rất khó khăn nên Nam nói thêm vào, sau một hồi đắn đo cân nhắc Thể đồng ý. Trưa hôm sau đi học về, Nam mang một ít màu vẽ xuống nhà Thể, Nguyên cũng xuống cùng ngồi xem, chỉ trong một buổi chiều Thể nắn được bốn mươi cái đầu quỷ, hình thù rất lạ, màu sắc rất chuẩn, nhìn chỉ muốn xỉu! Xế chiều Nguyên mang thử 20 cái đầu quỷ ra sân chơi đầu làng, chỉ trong chốc lát đã bán hết.
Có ai ngờ đó lại là cái nghề nuôi sống Thể sau này. Học xong phổ thông vì gia đình nghèo nên Thể nghĩ, không quen biết, không vốn liếng, không bằng cấp chuyên môn nên Thể đi làm các công việc lao động chân tay kiếm sống qua ngày, chiều về nhà buồn buồn Thể lấy đất sét ngoài bờ kênh về nặn tượng này tượng nọ, và chợt nhớ đến bạn Nguyên, Thể nắn thật nhiều đầu quỷ khác nhau, đem ký gởi bán rẻ ở các tiệm tạp hóa quen. Ai ngờ hàng bán rất đắt, Thể nghĩ hẳn ở nhà suốt ngày nắn tượng, vẽ màu … mà không kịp giao hàng, người ta còn bày Thể lấy bột bình tinh luột chín, nắn thành con này con nọ, bông hoa, đồ vật … bọn trẻ con mua về chơi rồi ăn luôn.
Mấy năm sau Thể khá giả hẳn, sửa nhà mua thêm đất, mở rộng xưởng nắn của mình, mở cửa hàng ngay trong nhà mình, lập công ty, xây thương hiệu … Lúc này mẹ già bắt đầu hối thúc Thể lấy vợ để bà “yên tâm nhắm mắt lỡ mai già mà chết”. Điều này thật sự gây khó khăn cho Thể, những năm thanh niên trai trẻ thì mặc cảm nghèo, tính tình lại nhút nhát … còn không dám đứng nói chuyện, không dám nhìn mặt bạn gái nữa, bây giờ trang lứa của mình đi lấy chồng hết rồi … còn mấy đứa mới lớn thì … ngại quá, mình lớn rồi mà trai gái với tụi nhỏ … coi sao được, thế nên không muốn quen ai. Và một điều nữa, thâm tâm Thể dấu kín một nỗi lo lắng vô cùng tận mà không thể thố lộ với ai, cả với mẹ của mình: đó là, sau bao nhiêu năm suy nghĩ để nắn tượng quỷ, khuôn mặt của Thể bây giờ nhìn hao hao giống mặt con quỷ, này nhé, xương mí mắt nhô lên đỏ bầm, mắt tròn lòng đen to, xương gò má nhô nhô đo đỏ … ôi thôi! Tưởng tượng mặt quỷ suốt, riết rồi thì mặt của Thể … giống mặt quỷ. Mặt quỷ thì ai dám lấy làm chồng? Có khi lại đẻ ra một con quỷ? Tội cho vợ cho con quá … Cứ suy nghĩ như vậy mà Thể không dám quen cô gái nào cả, mặc cho mẹ hờn trách, mặc cho mẹ đi xem cô này, giới thiệu cô kia …
Một buổi chiều Thể đưa mẹ vào chùa rồi ngồi một mình trên ghế đá, dưới gốc cây bồ đề to để chờ, bởi vì kể từ ngày kinh tế Thể khá lên, bà vẫn hay đi chùa. Trưa nay bà mới cằn nhằn Thể chuyện không chịu cưới vợ đẻ cháu cho bà, rồi bảo “mấy tháng nay mẹ đến chùa đều cầu xin Chư Phật, Chư Tiên phù hộ, giúp đỡ cho con lấy vợ, được vậy mẹ mới yên lòng mà nhắm mắt”. Thể cười buồn nhìn tượng Đức Phật từ bi như đang cười nụ, Thể lẩm nhẩm nho nhỏ như phân bua tâm sự nỗi niềm riêng tư của mình “Ngài thấy đó, từ ngày con nặn tượng quỷ, cái mặt con riết rồi bây giờ nó giống mặt quỷ, cô gái nào mà chịu lấy con nữa, mà lấy rồi lại đẻ ra một người mặt quỷ nữa hả, tội chết đi được, con làm sao mà lấy vợ được mà mẹ lại không hiểu Phật ơi!”. Bất chợt sau lưng Thể có tiếng người nói “À, cái chuyện đó thì thầy giúp con được, thầy biết người có thể nắn khuôn mặt con lại, mặt con sẽ tươi sáng như bao nhiêu người chung quanh con, rồi con sẽ có gia đình cho mẹ vui lòng”. Thể giật mình đứng lên quay người lại, Sư trụ trì chùa không biết đến từ lúc nào, đang đứng bên gốc cây bồ đề, cười cười nhìn Thể.
Thể và nhà Sư rất mừng và kể từ đó Thể bắt đầu chuyên tâm nắn tượng cho chùa, một điều lạ là Sư chỉ yêu cầu nắn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát mà thôi, tượng lớn tượng nhỏ, tượng đứng tượng ngồi, Thể để tâm nghiên cứu rất kỷ khuôn mặt của Ngài, độ cong gò má, nét lượn mà không chảy của đôi mắt, ánh nhìn hiền từ độ lượng mà nghiêm trang … Càng nắn thì càng ngày các nét mặt, tư thế đứng ngồi, vóc dáng thần tiên của bức tượng Bồ Tát càng hoàn thiện, người người chiêm ngưỡng, người người trầm trồ, Phật tử cúi mình thật sâu trước bức tượng mà khi ngẫng lên lòng thấy thánh thoát lạ kỳ … họ càng kể tâm trạng của mình càng làm cho Thể thêm say mê nghiên cứu nắn tượng, và Thể quên luôn câu hỏi vì sao thầy trụ trì chỉ yêu cầu nắn tượng Quan Âm. Người ta đặt hàng nắn tượng Quan Âm tới tấp, rồi các ngôi chùa khác cũng tìm đến … Thể như quên tất cả chỉ với tượng Quan Âm Bồ Tát, mà cũng lạ, thời gian này Thể không còn nghe mẹ cằn nhằn hối thúc cưới vợ nữa. Thấm thoát đã gần 2 năm, Thể bỗng chốc được mọi người kính trọng, “Kìa, ông ấy đó, người nắn tượng Quan Âm thánh thiện nhất đó, ước gì trong nhà mình có được pho tượng Quan Âm do ông ấy làm!”, khuôn mặt Thể giãn ra, hạnh phúc.
Cũng năm ấy, nhân ngày Quan Âm thành đạo, sau buổi lễ sư trụ trì mời Thể và nhiều Phật tử vào phòng khách uống trà đàm đạo, bất ngờ Sư đặt ra một câu hỏi cho mọi người:
Mọi người nhao nhao ngạc nhiên, rồi tất cả im lặng:
- Thầy nhắc lại, thầy hỏi ai thì xin người đó trả lời ngay, không cần phải đắn đo suy nghĩ, cứ thấy gì, thấy như thế nào thì nói vậy. Quý vị có làm được không ạ ?
Mọi người lại nhao nhao, “Dạ được ạ, dạ vâng ạ”.
Mọi người hoan hỉ vỗ tay, Sư trụ trì hắng giọng, tiếng ồn ào nhỏ dần rồi tắt hẳn:
Mọi người đổ dồn nhìn về phía Thể, rồi nhao nhao nhận xét, hàng tràng pháo tay hoan hô nhận xét vang lên liên tục, nào là “khuôn mặt phúc hậu, có tướng thiền, ánh mắt nhìn rất có nét từ bi, … ” Mọi người đua nhau dành nói, dành nhau vỗ tay, Thể đứng chết trân, có nằm mơ anh cũng không thể tưởng tượng được mọi người lại nhìn khuôn mặt của mình một cách thiện cảm như thế.
Một lát Sư trụ trì đưa tay lên cao, tiếng ồn ào dần nhỏ lại, Sư nói lớn:
Hàng loạt lời ngợi ca vang lên kèm tiếng “vâng” chạy dài theo mãi, nghe như có một phần ca ngợi khuôn mặt thánh thiện của Đức Quán Thế Âm. Mọi người vui vẻ trao đổi, uống trà rồi Sư lại đưa tay lên cao, mọi người im lặng:
Mọi người có vẻ ngơ ngác, không khí trong phòng trà im phăng phắc, Sư thong thả nói tiếp:
Mọi người cười ồ vui vẻ, bàn tán xôn xao, một lúc sau chờ phòng trà im lặng, Sư trụ trì nói tiếp:
Tiếng vỗ tay vang rần, dường như không dứt, thầy trò thấm nhuần sâu sắc một lời dạy của Đức Phật. Một lát Sư trụ trì trang nghiêm chấp tay hướng về bức tượng Quan Âm đặt trên bệ gỗ, do chính tay Thể nắn, lập tức mọi người im lặng làm theo, rồi Sư nói mà như tâm sự:
- Thưa Phật tử, Tâm của một người là như thế nào thì cuộc sống của người đó sẽ là như thế, Tướng tự tâm sinh, tướng mạo bị ảnh hưởng mạnh mẽ do từ trong nội tâm thể hiện ra ngoại tướng. Lại có câu “Tướng tùng tâm diệt”, khi đạt được thành công mà sinh ra kiêu căng phách lối, hành động bạc ác, thì cái tâm sẽ mất dần sự tốt đẹp và cái chết đến từ bên trong sẽ phát ra bên ngoài, đó chính là “tướng tùng tâm diệt”.
- Thưa Phật tử, thuở mới sinh tướng mạo thường do nghiệp quả quá khứ, từ tuổi trung niên trở đi, tướng mạo sẽ lộ rõ ra tính cách và phẩm chất của người đó. Người có tấm lòng khoan dung thì phần lớn sẽ có khuôn mặt phúc hậu. Người có tính tình hiền dịu thì tướng mạo sẽ đẹp một cách nhu hòa, thánh thiện. Người có tính cách thô bạo lỗ mãng thì tướng mạo sẽ luôn là hung dữ. Người có lòng dạ nhỏ mọn thì phần lớn sẽ có tướng mạo xấu xí, hai hàng lông mày nhíu chặt. Có người tướng mạo lộ ra vẻ đặc biệt trẻ trung và xinh đẹp thì người này nhất định là thuần khiết lương thiện. Bởi vậy Phật tử phải biết tu dưỡng tâm tính và cũng có thể dựa vào nhìn tướng mạo mà đoán được phần nào bản chất một người. Tất nhiên, Tâm không phải là bất biến nên tướng mạo cũng thế, chúng ta có thể từng bước cải biến khuôn mặt mình mà trước hết phải chú ý cái tâm, tướng mạo đẹp là do sự quyến rũ từ trong nội tâm mà tản ra bên ngoài.
Chúng Phật tử nhất thể vỗ tay, Sư thầy im lặng, rồi chúng Phật tử vẫn chắp tay hướng về Bồ Tát Quan Âm, miệng thì đồng thanh “Nam mô A Di Đà Phật”. Sư thầy buông tay, mời Phật tử ngồi xuống dùng trà, nói vui:
Sư trụ trì bật máy tính lên rồi đọc:
Sư dừng lại nhấp chén trà, mọi người hoan hỉ vỗ tay.
Thưa bà con, hôm nay anh Thể đã in thiệp cưới rồi đó, xin bà con nhín chút thì giờ quý báu của mình, đến chung vui cùng với gia đình anh Thể. Xin cám ơn bà con.
Trong nhóm trẻ chơi chung ở làng thì Thể hiền nhất, lại không có tính “gian” nên thường bị thua trong các cuộc chơi, và cũng dễ bị ức hiếp, thời may ông Trời lại cho Thể một năng khiếu đặc biệt – kiểu như “Chúa không cho ai tất cả và cũng không lấy đi tất cả của một ai” – đó là với bất kỳ cái gì có trong tay, nắm đất sét, nhúm cát, nhúm bột, mớ nhánh cây ven đường … Thể đều có thể sáng tạo ra một vật gì đó, giống hệt ngoài đời, khi thì con chim bằng đất, con trâu và chú mục đồng vắt vẻo, chiếc cầu cây, con thuyền có mái che … làm đám trẻ rất nể phục, rồi hạ mình xin Thể một cái gì đó, để chơi, để khoe, để nộp cho cô giáo … vì vậy các bạn cũng không dám ức hiếp Thể nhiều.
Một lần, bạn Chiến chơi gian nên dành phần thắng khi chạy đua với Thể, đã thế lại còn đánh một cái khá đau vào đầu Thể rồi chửi “Mày còn dám chạy đua với tao hả, tao còn đánh mày nữa”. Chiến to con, mập lù, chạy thì ít mà thở thì nhiều, chỉ được cái thích ăn hiếp bạn. Thể giận lắm mà lại sợ bạn đánh, nhưng biết Chiến rất sợ bóng tối, sợ ma nên Thể âm thầm lấy đất sét nặn thành mặt một con quỷ, tóc bờm hung dữ, mắt trợn trừng, lưỡi lè ra dài ngoằng đỏ loét rồi để sau lưng Chiến. Chờ chiều tối, Thể đứng sau lưng gọi lớn một tiếng, Chiến quay lại và chợt nhìn thấy mặt quỷ, quá sợ hãi Chiến nhảy dựng lên hét lớn một tiếng rồi ngã ngữa xuống đất, ngất xỉu. Chiến thỉnh thoảngvẫn ngất như vậy mỗi khi quá sợ hãi, chỉ một lát là tỉnh lại nên các bạn đang chơi vội tranh nhau chạy tới chụp lấy cái đầu quỷ, về làm của riêng cho mình. Giành qua giật lại cuối cùng thì bạn Nguyên xí được, các bạn còn lại sau một hồi ngẫn ngơ tiếc nuối, đã quay sang kéo tay, níu áo, năn nỉ Thể làm cho mình một cái mặt quỷ. Các bạn xúm vào xin đông quá, Thể ù chạy về nhà trốn.
Đợi các bạn về bớt, bạn Nguyên kéo tay rủ bạn Nam cùng về nhà Thể vì biết Thể rất nể phục Nam. Đến nơi Nguyên đề nghị Thể làm ra nhiều cái đầu quỷ, nhiều màu, nhiều hình dáng ghê sợ để Nguyên mang bán cho các bạn, các bạn rất thích nên dễ bán, tiền thu được sẽ chia hai cho Thể và Nguyên. Biết hoàn cảnh gia đình Thể rất khó khăn nên Nam nói thêm vào, sau một hồi đắn đo cân nhắc Thể đồng ý. Trưa hôm sau đi học về, Nam mang một ít màu vẽ xuống nhà Thể, Nguyên cũng xuống cùng ngồi xem, chỉ trong một buổi chiều Thể nắn được bốn mươi cái đầu quỷ, hình thù rất lạ, màu sắc rất chuẩn, nhìn chỉ muốn xỉu! Xế chiều Nguyên mang thử 20 cái đầu quỷ ra sân chơi đầu làng, chỉ trong chốc lát đã bán hết.
Có ai ngờ đó lại là cái nghề nuôi sống Thể sau này. Học xong phổ thông vì gia đình nghèo nên Thể nghĩ, không quen biết, không vốn liếng, không bằng cấp chuyên môn nên Thể đi làm các công việc lao động chân tay kiếm sống qua ngày, chiều về nhà buồn buồn Thể lấy đất sét ngoài bờ kênh về nặn tượng này tượng nọ, và chợt nhớ đến bạn Nguyên, Thể nắn thật nhiều đầu quỷ khác nhau, đem ký gởi bán rẻ ở các tiệm tạp hóa quen. Ai ngờ hàng bán rất đắt, Thể nghĩ hẳn ở nhà suốt ngày nắn tượng, vẽ màu … mà không kịp giao hàng, người ta còn bày Thể lấy bột bình tinh luột chín, nắn thành con này con nọ, bông hoa, đồ vật … bọn trẻ con mua về chơi rồi ăn luôn.
Mấy năm sau Thể khá giả hẳn, sửa nhà mua thêm đất, mở rộng xưởng nắn của mình, mở cửa hàng ngay trong nhà mình, lập công ty, xây thương hiệu … Lúc này mẹ già bắt đầu hối thúc Thể lấy vợ để bà “yên tâm nhắm mắt lỡ mai già mà chết”. Điều này thật sự gây khó khăn cho Thể, những năm thanh niên trai trẻ thì mặc cảm nghèo, tính tình lại nhút nhát … còn không dám đứng nói chuyện, không dám nhìn mặt bạn gái nữa, bây giờ trang lứa của mình đi lấy chồng hết rồi … còn mấy đứa mới lớn thì … ngại quá, mình lớn rồi mà trai gái với tụi nhỏ … coi sao được, thế nên không muốn quen ai. Và một điều nữa, thâm tâm Thể dấu kín một nỗi lo lắng vô cùng tận mà không thể thố lộ với ai, cả với mẹ của mình: đó là, sau bao nhiêu năm suy nghĩ để nắn tượng quỷ, khuôn mặt của Thể bây giờ nhìn hao hao giống mặt con quỷ, này nhé, xương mí mắt nhô lên đỏ bầm, mắt tròn lòng đen to, xương gò má nhô nhô đo đỏ … ôi thôi! Tưởng tượng mặt quỷ suốt, riết rồi thì mặt của Thể … giống mặt quỷ. Mặt quỷ thì ai dám lấy làm chồng? Có khi lại đẻ ra một con quỷ? Tội cho vợ cho con quá … Cứ suy nghĩ như vậy mà Thể không dám quen cô gái nào cả, mặc cho mẹ hờn trách, mặc cho mẹ đi xem cô này, giới thiệu cô kia …
Một buổi chiều Thể đưa mẹ vào chùa rồi ngồi một mình trên ghế đá, dưới gốc cây bồ đề to để chờ, bởi vì kể từ ngày kinh tế Thể khá lên, bà vẫn hay đi chùa. Trưa nay bà mới cằn nhằn Thể chuyện không chịu cưới vợ đẻ cháu cho bà, rồi bảo “mấy tháng nay mẹ đến chùa đều cầu xin Chư Phật, Chư Tiên phù hộ, giúp đỡ cho con lấy vợ, được vậy mẹ mới yên lòng mà nhắm mắt”. Thể cười buồn nhìn tượng Đức Phật từ bi như đang cười nụ, Thể lẩm nhẩm nho nhỏ như phân bua tâm sự nỗi niềm riêng tư của mình “Ngài thấy đó, từ ngày con nặn tượng quỷ, cái mặt con riết rồi bây giờ nó giống mặt quỷ, cô gái nào mà chịu lấy con nữa, mà lấy rồi lại đẻ ra một người mặt quỷ nữa hả, tội chết đi được, con làm sao mà lấy vợ được mà mẹ lại không hiểu Phật ơi!”. Bất chợt sau lưng Thể có tiếng người nói “À, cái chuyện đó thì thầy giúp con được, thầy biết người có thể nắn khuôn mặt con lại, mặt con sẽ tươi sáng như bao nhiêu người chung quanh con, rồi con sẽ có gia đình cho mẹ vui lòng”. Thể giật mình đứng lên quay người lại, Sư trụ trì chùa không biết đến từ lúc nào, đang đứng bên gốc cây bồ đề, cười cười nhìn Thể.
- Thể vội khom người cúi chào sư, thầy trụ trì nhẹ nhàng bước tới, kéo Thể cùng ngồi lên băng đá rồi từ tốn nói:
- Đã đôi lần ta nghe mẹ của con tâm sự, trường hợp con không chịu lập gia đình thật sự làm cho mẹ con lo lắng, bà còn sợ rằng con mắc một chứng bệnh nào đó. Thật lòng ta cũng đã suy nghĩ, cũng đã thăm dò ý kiến vài người về vấn đề này dù không nói rõ ý, nhưng không được gì, bây giờ thì ta biết là ta đã sai, con biết vì sao ta nghĩ mình sai không ?
- Đã đôi lần ta nghe mẹ của con tâm sự, trường hợp con không chịu lập gia đình thật sự làm cho mẹ con lo lắng, bà còn sợ rằng con mắc một chứng bệnh nào đó. Thật lòng ta cũng đã suy nghĩ, cũng đã thăm dò ý kiến vài người về vấn đề này dù không nói rõ ý, nhưng không được gì, bây giờ thì ta biết là ta đã sai, con biết vì sao ta nghĩ mình sai không ?
- Bạch thầy, vì sao thầy lại sai được ạ.
- Ta sai mất rồi, bởi vì lỗi ở đâu cần phải sửa chữa ở đó, người mà ta cần trao đổi nhất chính là con mà ta lại không chịu trao đổi với con. Hôm nay thấy con vào chùa, ta đã có ý muốn gặp con, vừa hay đến đây thì nghe được con đang giải bày tâm sự với cây bồ đề. Ta đã hiểu vấn đề của con.
- Dạ, bạch thầy, con xin lỗi, con vô tình đã làm bận lòng thầy.
- Không, không có gì bận lòng. Ta chợt nhớ ra một người có thể khôi phục lại được khuôn mặt của con trước đây, khuôn mặt con chắc chắn rồi sẽ tươi sáng, thanh tao như bao người đáng quý khác.
- Thật vậy hả thầy ?
- Đúng vậy. Ta bảo đảm với con, người này sẽ giúp được con.
- Dạ, con mừng lắm, hy vọng mẹ con cũng sẽ yên lòng. Xin thầy cho con được gặp người đó.
- Con sẽ gặp được người đó mà, họ ở đây thôi, nhưng ta lại đang lo lắng một điều khác.
- Dạ, bạch thầy, thầy còn lo điều gì nữa ạ ?
- Ta đang lo là, sau khi khuôn mặt con trở lại thánh thoát thì tay nghề nắn tượng của con sẽ giảm đi nhiều, lúc đó thu nhập con sẽ kém lại, không biết con và gia đình có trách gì ta không.
- Bạch thầy, không có đâu ạ, tiền bạc nhà cửa con có bây giờ đã khá lắm rồi, mà nếu con không có gia đình thì sau này con chết đi khối tài sản ấy cũng vô nghĩa với con. Xin thầy đừng bận tâm chuyện tài sản ạ.
- Con nói cũng phải, ta không còn lo con sẽ bị giảm thu nhập. Nhưng còn chuyện này, tâm nguyện mẹ con muốn con nắn vài bức tượng Phật cho chùa, nếu mai kia tay nghề con sa sút, làm sao con nắn tượng cho chùa được nữa, và sợ mẹ con cũng sẽ buồn đó.
- Dạ, nếu vậy để con nắn thêm những tượng Phật cho chùa, xong rồi xin thầy giới thiệu người ấy cho con.
- Ta sai mất rồi, bởi vì lỗi ở đâu cần phải sửa chữa ở đó, người mà ta cần trao đổi nhất chính là con mà ta lại không chịu trao đổi với con. Hôm nay thấy con vào chùa, ta đã có ý muốn gặp con, vừa hay đến đây thì nghe được con đang giải bày tâm sự với cây bồ đề. Ta đã hiểu vấn đề của con.
- Dạ, bạch thầy, con xin lỗi, con vô tình đã làm bận lòng thầy.
- Không, không có gì bận lòng. Ta chợt nhớ ra một người có thể khôi phục lại được khuôn mặt của con trước đây, khuôn mặt con chắc chắn rồi sẽ tươi sáng, thanh tao như bao người đáng quý khác.
- Thật vậy hả thầy ?
- Đúng vậy. Ta bảo đảm với con, người này sẽ giúp được con.
- Dạ, con mừng lắm, hy vọng mẹ con cũng sẽ yên lòng. Xin thầy cho con được gặp người đó.
- Con sẽ gặp được người đó mà, họ ở đây thôi, nhưng ta lại đang lo lắng một điều khác.
- Dạ, bạch thầy, thầy còn lo điều gì nữa ạ ?
- Ta đang lo là, sau khi khuôn mặt con trở lại thánh thoát thì tay nghề nắn tượng của con sẽ giảm đi nhiều, lúc đó thu nhập con sẽ kém lại, không biết con và gia đình có trách gì ta không.
- Bạch thầy, không có đâu ạ, tiền bạc nhà cửa con có bây giờ đã khá lắm rồi, mà nếu con không có gia đình thì sau này con chết đi khối tài sản ấy cũng vô nghĩa với con. Xin thầy đừng bận tâm chuyện tài sản ạ.
- Con nói cũng phải, ta không còn lo con sẽ bị giảm thu nhập. Nhưng còn chuyện này, tâm nguyện mẹ con muốn con nắn vài bức tượng Phật cho chùa, nếu mai kia tay nghề con sa sút, làm sao con nắn tượng cho chùa được nữa, và sợ mẹ con cũng sẽ buồn đó.
- Dạ, nếu vậy để con nắn thêm những tượng Phật cho chùa, xong rồi xin thầy giới thiệu người ấy cho con.
Thể và nhà Sư rất mừng và kể từ đó Thể bắt đầu chuyên tâm nắn tượng cho chùa, một điều lạ là Sư chỉ yêu cầu nắn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát mà thôi, tượng lớn tượng nhỏ, tượng đứng tượng ngồi, Thể để tâm nghiên cứu rất kỷ khuôn mặt của Ngài, độ cong gò má, nét lượn mà không chảy của đôi mắt, ánh nhìn hiền từ độ lượng mà nghiêm trang … Càng nắn thì càng ngày các nét mặt, tư thế đứng ngồi, vóc dáng thần tiên của bức tượng Bồ Tát càng hoàn thiện, người người chiêm ngưỡng, người người trầm trồ, Phật tử cúi mình thật sâu trước bức tượng mà khi ngẫng lên lòng thấy thánh thoát lạ kỳ … họ càng kể tâm trạng của mình càng làm cho Thể thêm say mê nghiên cứu nắn tượng, và Thể quên luôn câu hỏi vì sao thầy trụ trì chỉ yêu cầu nắn tượng Quan Âm. Người ta đặt hàng nắn tượng Quan Âm tới tấp, rồi các ngôi chùa khác cũng tìm đến … Thể như quên tất cả chỉ với tượng Quan Âm Bồ Tát, mà cũng lạ, thời gian này Thể không còn nghe mẹ cằn nhằn hối thúc cưới vợ nữa. Thấm thoát đã gần 2 năm, Thể bỗng chốc được mọi người kính trọng, “Kìa, ông ấy đó, người nắn tượng Quan Âm thánh thiện nhất đó, ước gì trong nhà mình có được pho tượng Quan Âm do ông ấy làm!”, khuôn mặt Thể giãn ra, hạnh phúc.
Cũng năm ấy, nhân ngày Quan Âm thành đạo, sau buổi lễ sư trụ trì mời Thể và nhiều Phật tử vào phòng khách uống trà đàm đạo, bất ngờ Sư đặt ra một câu hỏi cho mọi người:
- Chư vị Phật tử, hôm nay thầy muốn hỏi quý vị một câu, câu hỏi rất đơn giản và xin quý vị trả lời ngay mà không cần phải suy nghĩ.
Mọi người nhao nhao ngạc nhiên, rồi tất cả im lặng:
- Thầy nhắc lại, thầy hỏi ai thì xin người đó trả lời ngay, không cần phải đắn đo suy nghĩ, cứ thấy gì, thấy như thế nào thì nói vậy. Quý vị có làm được không ạ ?
Mọi người lại nhao nhao, “Dạ được ạ, dạ vâng ạ”.
- Vậy thì tốt quá rồi, nhưng trước khi vào câu hỏi, thầy xin mọi người cho một tràng pháo tay để cám ơn Phật tử Thể, người đã giúp chùa làm ra nhiều tượng Bồ Tát Quan Thế Âm trong thời gian qua, xin mời Phật tử Thể đứng dậy.
- Thể rất bất ngờ, sượng sùng đứng dậy cúi chào Sư và cúi chào mọi người, rồi hòa nhịp cùng vỗ tay với mọi người. Nhìn mọi người hân hoan vui vẻ nhìn Thể, Sư trụ trì thong thả nói:
- Thầy cám ơn mọi người, cám ơn Phật tử Thể. Bây giờ thầy đặt câu hỏi, ai xung phong trả lời đây? À mà xin quý Phật tử lưu ý, nếu câu trả lời đó mà đúng với suy nghĩ của mình thì xin quý vị hãy vỗ tay tán thưởng nhé.
- Thể rất bất ngờ, sượng sùng đứng dậy cúi chào Sư và cúi chào mọi người, rồi hòa nhịp cùng vỗ tay với mọi người. Nhìn mọi người hân hoan vui vẻ nhìn Thể, Sư trụ trì thong thả nói:
- Thầy cám ơn mọi người, cám ơn Phật tử Thể. Bây giờ thầy đặt câu hỏi, ai xung phong trả lời đây? À mà xin quý Phật tử lưu ý, nếu câu trả lời đó mà đúng với suy nghĩ của mình thì xin quý vị hãy vỗ tay tán thưởng nhé.
Mọi người hoan hỉ vỗ tay, Sư trụ trì hắng giọng, tiếng ồn ào nhỏ dần rồi tắt hẳn:
- Câu hỏi hôm nay Thầy muốn hỏi, đó là những nhận định chủ quan của tất cả quý vị về khuôn mặt của Phật tử Thể, quý vị thấy khuôn mặt, ánh mắt, gò má, đôi môi, … của anh Thể như thế nào, thấy sao xin quý vị cứ mạnh dạn phát biểu, nào xin mời.
Mọi người đổ dồn nhìn về phía Thể, rồi nhao nhao nhận xét, hàng tràng pháo tay hoan hô nhận xét vang lên liên tục, nào là “khuôn mặt phúc hậu, có tướng thiền, ánh mắt nhìn rất có nét từ bi, … ” Mọi người đua nhau dành nói, dành nhau vỗ tay, Thể đứng chết trân, có nằm mơ anh cũng không thể tưởng tượng được mọi người lại nhìn khuôn mặt của mình một cách thiện cảm như thế.
Một lát Sư trụ trì đưa tay lên cao, tiếng ồn ào dần nhỏ lại, Sư nói lớn:
- Được rồi, bây giờ thầy tổng kết ý kiến của quý vị nghe. Nếu đồng ý với ý kiến thầy nêu nhắc lại thì xin quý vị nói rõ một tiếng “vâng”, còn nếu không đồng ý xin im lặng.
- Dạ.
- Thầy bắt đầu đây, ý kiến thứ nhất “khuôn mặt Phật tử Thể trông rất phúc hậu” – Vâng – “Đôi mắt trông thánh thoát nhẹ nhàng không ưu tư” – Vâng – “…”
- Dạ.
- Thầy bắt đầu đây, ý kiến thứ nhất “khuôn mặt Phật tử Thể trông rất phúc hậu” – Vâng – “Đôi mắt trông thánh thoát nhẹ nhàng không ưu tư” – Vâng – “…”
Hàng loạt lời ngợi ca vang lên kèm tiếng “vâng” chạy dài theo mãi, nghe như có một phần ca ngợi khuôn mặt thánh thiện của Đức Quán Thế Âm. Mọi người vui vẻ trao đổi, uống trà rồi Sư lại đưa tay lên cao, mọi người im lặng:
- Quý vị có biết tại sao hôm nay Sư yêu cầu quý vị cho nhận xét về gương mặt của Phật tử Thể không? Không phải vì Phật tử Thể có công lớn là làm tượng giúp chùa đâu, mà bởi vì hôm nay chùa chúng ta đã chứng thực được một lời dạy của Đức Phật, đó là lời dạy “Tướng tự tâm sinh”, chính cái Tâm của mình sinh ra tướng mạo của mình, chính cái tâm của mình làm người đối diện kính phục hay bĩu môi về khuôn mặt của mình.
Mọi người có vẻ ngơ ngác, không khí trong phòng trà im phăng phắc, Sư thong thả nói tiếp:
- Quý vị cũng biết, Phật tử Thể rất có hoa tay trong nắn tượng, trước đây vì chỉ nghĩ đến làm sao kiếm được thật nhiều tiền, phải chạy theo thị hiếu một số người, anh Thể đã ngày đêm suy nghĩ sáng tạo ra những khuôn mặt những con quỷ với biểu hiện trên mặt là lòng tham lam, ích kỷ, ác độc, lâu ngày những suy nghĩ đó ám vào luôn cả hành động, cả nét nhăn trên mặt … và từng bước nắn lại, khuôn mặt anh Thể riết rồi trông cũng giống mặt một con quỷ, đến nỗi anh Thể đôi khi nhìn khuôn mặt mình trong gương và anh còn không dám làm quen với cô gái nào cả, nhỡ cưới cô ấy về rồi sinh ra cho anh một khuôn mặt quỷ thì sao! Quý vị thấy không, chỉ vì lo sợ khuôn mặt có dáng quỷ của mình mà anh Thể không dám lập gia đình, làm mẹ già ngày đêm lo lắng.
Mọi người cười ồ vui vẻ, bàn tán xôn xao, một lúc sau chờ phòng trà im lặng, Sư trụ trì nói tiếp:
- Cách đây gần hai năm, thầy tìm hiểu và biết được mọi chuyện như thế, nhớ lời Phật dạy, thầy đã nói với anh Thể rằng, thầy có quen một người, người này có thể nắn lại khuôn mặt của anh Thể, giúp anh mất đi nét quỷ mà tái hiện nét thanh. Anh Thể rất mừng, nhưng thầy ra điều kiện là trước tiên anh phải giúp thầy, giúp chùa nắn một số tượng Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát. Và như quý vị biết rồi đó, quý vị cứ tưởng tượng xem, bây giờ suốt ngày anh nắn Đức Quan Thế Âm, suy nghĩ sao cho tượng nắn được phải thể hiện nét từ bi hỉ xã, nét oai nghiêm mà hiền từ, … lâu dần nét mặt anh, ánh mắt anh, từng sớ thịt trên má anh, anh không nghĩ tới làm cho nhiều tiền nữa, mà tìm cách thể hiện khuôn mặt không còn nét tham sân si … vậy nên khuôn mặt anh cũng dần thay đổi theo, và nay như nhận xét nãy giờ của quý vị, khuôn mặt anh đã thanh tú, đã thánh thoát thanh cao. Quý vị thấy không, thật ra chính do cái tâm anh chuyển nên cái tướng cũng chuyển, vậy thì người có thể giúp sửa lại khuôn mặt cho anh không ai khác cả, mà đó chính là anh.
Tiếng vỗ tay vang rần, dường như không dứt, thầy trò thấm nhuần sâu sắc một lời dạy của Đức Phật. Một lát Sư trụ trì trang nghiêm chấp tay hướng về bức tượng Quan Âm đặt trên bệ gỗ, do chính tay Thể nắn, lập tức mọi người im lặng làm theo, rồi Sư nói mà như tâm sự:
- Thưa Phật tử, Tâm của một người là như thế nào thì cuộc sống của người đó sẽ là như thế, Tướng tự tâm sinh, tướng mạo bị ảnh hưởng mạnh mẽ do từ trong nội tâm thể hiện ra ngoại tướng. Lại có câu “Tướng tùng tâm diệt”, khi đạt được thành công mà sinh ra kiêu căng phách lối, hành động bạc ác, thì cái tâm sẽ mất dần sự tốt đẹp và cái chết đến từ bên trong sẽ phát ra bên ngoài, đó chính là “tướng tùng tâm diệt”.
- Thưa Phật tử, thuở mới sinh tướng mạo thường do nghiệp quả quá khứ, từ tuổi trung niên trở đi, tướng mạo sẽ lộ rõ ra tính cách và phẩm chất của người đó. Người có tấm lòng khoan dung thì phần lớn sẽ có khuôn mặt phúc hậu. Người có tính tình hiền dịu thì tướng mạo sẽ đẹp một cách nhu hòa, thánh thiện. Người có tính cách thô bạo lỗ mãng thì tướng mạo sẽ luôn là hung dữ. Người có lòng dạ nhỏ mọn thì phần lớn sẽ có tướng mạo xấu xí, hai hàng lông mày nhíu chặt. Có người tướng mạo lộ ra vẻ đặc biệt trẻ trung và xinh đẹp thì người này nhất định là thuần khiết lương thiện. Bởi vậy Phật tử phải biết tu dưỡng tâm tính và cũng có thể dựa vào nhìn tướng mạo mà đoán được phần nào bản chất một người. Tất nhiên, Tâm không phải là bất biến nên tướng mạo cũng thế, chúng ta có thể từng bước cải biến khuôn mặt mình mà trước hết phải chú ý cái tâm, tướng mạo đẹp là do sự quyến rũ từ trong nội tâm mà tản ra bên ngoài.
Chúng Phật tử nhất thể vỗ tay, Sư thầy im lặng, rồi chúng Phật tử vẫn chắp tay hướng về Bồ Tát Quan Âm, miệng thì đồng thanh “Nam mô A Di Đà Phật”. Sư thầy buông tay, mời Phật tử ngồi xuống dùng trà, nói vui:
- Bây giờ thầy kể chuyện vui được không ?
- Dạ được.
- Cám ơn quý Phật tử. Hôm rồi thầy có lang thang lên mạng internet tìm xem các nhà khoa học họ nói về câu “Tướng tự tâm sinh” như thế nào, té ra họ cũng quan tâm ghê lắm, có cả triệu trang web bàn về câu này, thầy chọn vài ý kiến trên internet, thầy xin tóm tắt vài ý như sau.
- Dạ được.
- Cám ơn quý Phật tử. Hôm rồi thầy có lang thang lên mạng internet tìm xem các nhà khoa học họ nói về câu “Tướng tự tâm sinh” như thế nào, té ra họ cũng quan tâm ghê lắm, có cả triệu trang web bàn về câu này, thầy chọn vài ý kiến trên internet, thầy xin tóm tắt vài ý như sau.
Sư trụ trì bật máy tính lên rồi đọc:
- Các chuyên gia cho rằng, khi trong lòng cảm thấy vui vẻ, dễ chịu, lượng máu chảy về phía bề mặt da sẽ tăng lên làm cho sắc mặt hồng hào và sáng bóng hơn. Những trạng thái cảm xúc không tốt như căng thẳng, ức chế, hốt hoảng, sợ hãi sẽ làm rối loạn nội tiết khiến cho lượng máu cung cấp cho da sẽ giảm đi. Từ đó, khiến sắc mặt mất đi vẻ sáng bóng mà trở nên khô, thậm chí xuất hiện nếp nhăn. Nếu như tâm tình không tốt kéo dài trong một thời gian sẽ làm suy nhược thần kinh, mất ngủ, làm da bị lão hóa. Ngoài ra, sự bài tiết hormone do thần kinh chi phối, nên vào lúc tâm tình không vui, thì tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn bị ức chế, khiến sự bài tiết dầu trên da bị bất thường. Nó cũng làm cho lỗ chân lông to hơn, da trở nên nhão hơn. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra các bệnh về da. Cổ nhân cho rằng, tướng mạo chính là thước đo sức khỏe thân thể của một người. Trung y thời cổ đại nói rằng, có thể thông qua nhìn tướng mạo mà biết được nguyên nhân của bệnh.
Sư dừng lại nhấp chén trà, mọi người hoan hỉ vỗ tay.
Thưa bà con, hôm nay anh Thể đã in thiệp cưới rồi đó, xin bà con nhín chút thì giờ quý báu của mình, đến chung vui cùng với gia đình anh Thể. Xin cám ơn bà con.
Tâm Quang - Huỳnh Huy Việt
Các Tin Khác