Lời xin lỗi muộn
Ngày đăng: 13:00:46 08-04-2015 . Xem: 3354
Hôm dọn nhà, con tình cờ tìm thấy ít than củi và một gói nhỏ còn ràng cột cẩn thận. Cầm mớ bột nghệ vàng trên tay, con bỗng thấy mình rưng rưng muốn khóc.
Mẹ mất nay đã hơn năm. Sau những bận rộn, bối rối vì bất ngờ, cảm giác còn lại là sự hụt hẫng đến khó hiểu. Trước đây, con đã có lúc những tưởng, khi mẹ không còn “quấy rầy” con bằng vô số những ý kiến của mình, bằng những can thiệp vào chuyện riêng tư của vợ chồng con, chắc là cuộc sống sẽ thoải mái và dễ chịu biết chừng nào. Chính con cũng ngỡ ngàng khi nhận ra, mình đã quen với sự hiện diện của mẹ trong gia đình bé nhỏ của mình mà không biết.
Chồng con thương mẹ theo kiểu những người đàn ông yêu thương người phụ nữ quan trọng nhất đời mình. Không phải con chưa từng ganh tỵ với tình yêu ấy. Không phải con chưa từng vẫy vùng để cạnh tranh với tình yêu ấy. Cái tình yêu thương mà mãi đến khi mẹ mất, con mới nhận ra, mình chưa xứng để được nhận.
Ngày con về làm dâu, nhà mình hầu như chẳng có gì. Từ lo đám cưới, tới những món vật dụng cơ bản trong nhà, cũng đều do hai vợ chồng con tích cóp sắm sửa. Nhà có mấy anh chị em, chỉ riêng chồng con là cưới vợ tốt nghiệp đại học, xông xênh đi làm. Có lẽ, nhờ cái “vốn” lận lưng đó, con ít nhiều cảm thấy mình quan trọng. Mẹ hình như cũng nghĩ vậy, nên đối xử với con nhẹ nhàng trìu mến hơn hẳn so với mấy chị em bạn dâu khác. Ban đầu, con cũng tự hào và hãnh diện về điều đó, nhưng hỡi ơi, có lẽ con dâu mẹ là mẫu người được “chiều quá đâm hư”, nên ngày càng trở nên tự mãn thì phải. Bản tính ngang ngược như một đứa trẻ không chịu lớn, con thích làm trái ý mẹ từ những việc nhỏ nhặt, chẳng để làm gì, mà chỉ ngấm ngầm con muốn mẹ hiểu, con mới là người có tiếng nói quyết định trong nhà.
Anh chồng từ ngoài quê vô chơi. Con phụng phịu kiếm cớ rủ chồng ra ngoài ăn, không màng đến bữa cơm mẹ chuẩn bị cho dịp mọi người gặp gỡ. Mẹ nén tiếng thở dài, chắc không nỡ nhắc con... Ngày con sinh cháu, mẹ quẩn quanh trong bệnh viện từ trưa đến tối mịt, không màng đến nghỉ ngơi, ăn uống. Thế nhưng, chỉ cần một chút sơ suất của mẹ và chồng con, là đủ để con tủi thân mà oán trách.
Con sinh cho mẹ đứa cháu trai đáng yêu như thiên thần. Như bao nhiêu bà mẹ khác trên cõi đời này, con sống trải lòng hơn, biết thương mẹ ruột của mình đã vất vả ngày xưa. Con không muốn ai ẵm bồng bé lâu, sợ “mất phần” mình. Con không thích bé quấn quýt ai nhiều hơn con. Con chẳng yên tâm khi giao bé cho bất kỳ người nào khác. Con trai con khó chiều, nuôi nấng trần thân, phải thức đêm chăm bẵm từng chút một. Con không muốn ai can thiệp đến bé, con muốn toàn quyền cho bé ăn gì, mặc đồ ra sao, ngủ nghê giờ giấc thế nào… Con chỉ muốn con trai nhất nhất nghe theo lời mình. Mỗi lần cưng nựng bé, con hay đùa, mau lớn nào, rồi mẹ cưới vợ cho con, để được làm… mẹ chồng. Làm mẹ chồng sướng lắm. Ngay lúc đó, con bỗng nghĩ tới mẹ, tới “cuộc chiến hoa hồng” dai dẳng mà mình vẫn ngấm ngầm tham gia, thấm thía rằng, nếu con trai, con dâu mình sau này cũng vậy…
Rồi con chợt giật mình nhớ lại, có thật làm mẹ chồng bây giờ sung sướng hay không?
Mặc cho mẹ dỗ dành, con từ chối món bột nghệ có mùi khó chịu, chẳng tiếc công mẹ đã ngồi gọt, phơi, tán nhỏ. Rồi mẹ ngồi hì hụi thổi bếp lửa than đỏ rực. Nhà phố chật hẹp, mẹ không dám để bụi bay khắp nhà, lại không có sẵn vật dụng nhóm lửa. Kỳ công là thế, nhưng con ngúng nguẩy, nhất định không chịu nằm than. Phản khoa học lắm. Như để minh chứng cho quan điểm đúng đắn của mình, con lục tìm tờ báo cũ, trên đó có đăng tin bà mẹ nằm than làm ảnh hưởng tới con. Con đưa cho mẹ đọc. Đứa con dâu hiện đại là con lúc đó đã vô tình quên mất, mẹ chồng mình nào có biết chữ…
Mẹ mất khi chưa kịp nhìn đứa cháu yêu thương thôi nôi. Khi con chưa đủ can đảm để ngỏ lời xin lỗi mẹ, thì mọi thứ đã muộn mất rồi…
Mẹ mất nay đã hơn năm. Sau những bận rộn, bối rối vì bất ngờ, cảm giác còn lại là sự hụt hẫng đến khó hiểu. Trước đây, con đã có lúc những tưởng, khi mẹ không còn “quấy rầy” con bằng vô số những ý kiến của mình, bằng những can thiệp vào chuyện riêng tư của vợ chồng con, chắc là cuộc sống sẽ thoải mái và dễ chịu biết chừng nào. Chính con cũng ngỡ ngàng khi nhận ra, mình đã quen với sự hiện diện của mẹ trong gia đình bé nhỏ của mình mà không biết.
Chồng con thương mẹ theo kiểu những người đàn ông yêu thương người phụ nữ quan trọng nhất đời mình. Không phải con chưa từng ganh tỵ với tình yêu ấy. Không phải con chưa từng vẫy vùng để cạnh tranh với tình yêu ấy. Cái tình yêu thương mà mãi đến khi mẹ mất, con mới nhận ra, mình chưa xứng để được nhận.
Ngày con về làm dâu, nhà mình hầu như chẳng có gì. Từ lo đám cưới, tới những món vật dụng cơ bản trong nhà, cũng đều do hai vợ chồng con tích cóp sắm sửa. Nhà có mấy anh chị em, chỉ riêng chồng con là cưới vợ tốt nghiệp đại học, xông xênh đi làm. Có lẽ, nhờ cái “vốn” lận lưng đó, con ít nhiều cảm thấy mình quan trọng. Mẹ hình như cũng nghĩ vậy, nên đối xử với con nhẹ nhàng trìu mến hơn hẳn so với mấy chị em bạn dâu khác. Ban đầu, con cũng tự hào và hãnh diện về điều đó, nhưng hỡi ơi, có lẽ con dâu mẹ là mẫu người được “chiều quá đâm hư”, nên ngày càng trở nên tự mãn thì phải. Bản tính ngang ngược như một đứa trẻ không chịu lớn, con thích làm trái ý mẹ từ những việc nhỏ nhặt, chẳng để làm gì, mà chỉ ngấm ngầm con muốn mẹ hiểu, con mới là người có tiếng nói quyết định trong nhà.
Anh chồng từ ngoài quê vô chơi. Con phụng phịu kiếm cớ rủ chồng ra ngoài ăn, không màng đến bữa cơm mẹ chuẩn bị cho dịp mọi người gặp gỡ. Mẹ nén tiếng thở dài, chắc không nỡ nhắc con... Ngày con sinh cháu, mẹ quẩn quanh trong bệnh viện từ trưa đến tối mịt, không màng đến nghỉ ngơi, ăn uống. Thế nhưng, chỉ cần một chút sơ suất của mẹ và chồng con, là đủ để con tủi thân mà oán trách.
Con sinh cho mẹ đứa cháu trai đáng yêu như thiên thần. Như bao nhiêu bà mẹ khác trên cõi đời này, con sống trải lòng hơn, biết thương mẹ ruột của mình đã vất vả ngày xưa. Con không muốn ai ẵm bồng bé lâu, sợ “mất phần” mình. Con không thích bé quấn quýt ai nhiều hơn con. Con chẳng yên tâm khi giao bé cho bất kỳ người nào khác. Con trai con khó chiều, nuôi nấng trần thân, phải thức đêm chăm bẵm từng chút một. Con không muốn ai can thiệp đến bé, con muốn toàn quyền cho bé ăn gì, mặc đồ ra sao, ngủ nghê giờ giấc thế nào… Con chỉ muốn con trai nhất nhất nghe theo lời mình. Mỗi lần cưng nựng bé, con hay đùa, mau lớn nào, rồi mẹ cưới vợ cho con, để được làm… mẹ chồng. Làm mẹ chồng sướng lắm. Ngay lúc đó, con bỗng nghĩ tới mẹ, tới “cuộc chiến hoa hồng” dai dẳng mà mình vẫn ngấm ngầm tham gia, thấm thía rằng, nếu con trai, con dâu mình sau này cũng vậy…
Rồi con chợt giật mình nhớ lại, có thật làm mẹ chồng bây giờ sung sướng hay không?
Mặc cho mẹ dỗ dành, con từ chối món bột nghệ có mùi khó chịu, chẳng tiếc công mẹ đã ngồi gọt, phơi, tán nhỏ. Rồi mẹ ngồi hì hụi thổi bếp lửa than đỏ rực. Nhà phố chật hẹp, mẹ không dám để bụi bay khắp nhà, lại không có sẵn vật dụng nhóm lửa. Kỳ công là thế, nhưng con ngúng nguẩy, nhất định không chịu nằm than. Phản khoa học lắm. Như để minh chứng cho quan điểm đúng đắn của mình, con lục tìm tờ báo cũ, trên đó có đăng tin bà mẹ nằm than làm ảnh hưởng tới con. Con đưa cho mẹ đọc. Đứa con dâu hiện đại là con lúc đó đã vô tình quên mất, mẹ chồng mình nào có biết chữ…
Mẹ mất khi chưa kịp nhìn đứa cháu yêu thương thôi nôi. Khi con chưa đủ can đảm để ngỏ lời xin lỗi mẹ, thì mọi thứ đã muộn mất rồi…
quangduc.com
Các Tin Khác