Mã Đà sơn cước
Ngày đăng: 00:24:00 27-10-2015 . Xem: 4813
Mã Đà sơn cước.
“Mã Đà sơn cước anh hùng tận” là câu truyền tụng trong dân gian về vùng đất hoang sơ này ở Đông Nam Bộ.
Ngày xưa, chốn đây là giang sơn của các bộ tộc người S’tiêng và Châu Mạ, là quê hương lâu đời của những cánh rừng già mênh mông và của những con suối chảy xiết.
Ngày xưa, chốn đây được coi là cõi ma thiêng nước độc, “đi dễ - khó về” đối với những ai mang tham vọng mạo hiểm vào “miền đất chết” này để làm giàu…
Mã Đà - Vùng đất không ngủ yên...
Ngày nay, huyền thoại Mã Đà đã đi vào quá khứ. Dẫu vậy, âm hưởng “anh hùng tận” vẫn còn vận vào số phận của con người quanh đây. Bởi khu vực này tập trung đa số đồng bào là Việt kiều Campuchia hồi hương. Sa cơ thất thế, họ không có mảnh giấy tùy thân, hộ khẩu lại càng không nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Quanh năm lam lũ, cách núi ngăn sông, mấy chục hộ dân co cụm, đêm ngày giành miếng ăn với Hà Bá – Sơn Lâm.
Người lớn khổ đã đành, trẻ con cũng phải đung đưa theo số phận: mùa mưa tránh lũ, mùa khô tìm nước. Giữa muôn vàn thiếu thốn, cái ăn cái mặc còn lắm gian truân, thì lấy đâu con chữ, lấy đâu phấn trắng bảng đen ê a lớp học i tờ mỗi ngày.
Mã Đà - Sóng nước mênh mang…
Trước kia, khi người dân tứ xứ trở về, họ tập trung sinh sống trên hồ, nuôi cá lồng bè hình thành nên làng bè.
Về sau, thực hiện chính sách di dời dân để tránh ô nhiểm vùng lòng hồ, họ chuyển lên sinh sống làm rẫy trên bờ.
Làng bè giờ đây chỉ còn là một xóm nhỏ, lác đác một số hộ do chưa có đất, họ trú lại nuôi cá qua ngày.
Giữa trưa, trên con thuyền gỗ nhỏ, nhóm chúng tôi lặng lẽ di chuyển từ bè này sang bè khác. Văng vẳng tiếng ì oạp của những người dân hiếu kì chèo theo. Nhìn ra bốn bề, hơi nước dưới đáy hồ dâng nhè nhẹ, nhìn xa xăm mờ ảo như chính ánh mắt của những đứa trẻ nơi đây.
Cứ vậy, ngày ngày tháng tháng trôi qua, cuộc sống bấp bênh theo cùng con nước hồ Trị An.
Mã Đà – Rừng sâu thăm thẳm…
Cách ngày đi Mã Đà 2 hôm, tôi vô tình có dịp tham gia buổi tiệc mừng khai trương cửa hàng của cặp vợ chồng doanh nhân. Trong tiệc, lại vô tình, tôi nghe chị vợ than nhẹ nhàng, tiền học của 3 cháu nhà 1 năm hơn tỉ đồng. Nghe mà mừng cho chị… Nghe rồi bỏ đó…
Trở lại chuyến đi, trong lúc lang thang xóm nhỏ, tôi vô tình bắt chuyện với 1 chị đang chăm cho cậu nhỏ thò lò mũi xanh. Hỏi rằng cháu đến tuổi đi học chưa. Chị cười hiền hiền dạ có mà chưa đi học. Lại hỏi có lớp tình thương của Thầy Cường, hay chị thử sắp xếp cho cháu đến lớp. Chị lại cười hiền dạ còn 6 đứa, lo ăn không đủ nên chưa nghĩ chuyện khác. Nghe sao đắng lòng. Được lời, chị còn tâm sự thêm đôi điều. Tôi cứ nấn ná với những mẩu chuyện lụn vụn đầy trăn trở của chị, dẫu tôi biết, đó là mẩu chuyện chung của những mảnh đời nơi đây. Bỏ đi sao đặng… Bỏ đó ai nghe…
Như 1 sự vô tình trớ trêu, khi đang lan man gom góp những ký ức về chuyến đi, anh đồng nghiệp lại ngân nga vài câu hát của bài “Trị An – Âm vang mùa xuân”… Tôi chợt nhớ đến lời chị Hà, trưởng nhóm Không tên: “Họ ở nơi sản sinh ra dòng điện cho khắp nơi, nhưng họ lại không có điện sinh hoạt”… 1 chuỗi nghịch lý vô tình đan xen…
“Sáng lên mặt hồ bao la tình người
Tình người trong ta tình người bao la
Dòng điện trong ta gọi đời bay xa
Như câu hát mãi bay xa
Như ánh sáng cháy trong ta”
Tôi tự hỏi trong bộn bề thứ vô tình, có sự vô tình nào mang em thơ ra khỏi con đường rừng dài thăm thẳm, ghập ghềnh ổ gà - ổ voi? Có sự vô tình nào, mang em thoát khỏi miếng ăn bươn chải, nhọc nhằn mưu sinh? Và có sự vô tình nào, đem đến thêm những con người nhiệt huyết như Thầy Cường, mang cho em ánh sáng văn minh?
Để cho em…
1 ngày mai tươi sáng,
như bình minh trên mặt hồ Trị An.
“Mã Đà sơn cước anh hùng tận” là câu truyền tụng trong dân gian về vùng đất hoang sơ này ở Đông Nam Bộ.
Ngày xưa, chốn đây là giang sơn của các bộ tộc người S’tiêng và Châu Mạ, là quê hương lâu đời của những cánh rừng già mênh mông và của những con suối chảy xiết.
Ngày xưa, chốn đây được coi là cõi ma thiêng nước độc, “đi dễ - khó về” đối với những ai mang tham vọng mạo hiểm vào “miền đất chết” này để làm giàu…
Mã Đà - Vùng đất không ngủ yên...
Ngày nay, huyền thoại Mã Đà đã đi vào quá khứ. Dẫu vậy, âm hưởng “anh hùng tận” vẫn còn vận vào số phận của con người quanh đây. Bởi khu vực này tập trung đa số đồng bào là Việt kiều Campuchia hồi hương. Sa cơ thất thế, họ không có mảnh giấy tùy thân, hộ khẩu lại càng không nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Quanh năm lam lũ, cách núi ngăn sông, mấy chục hộ dân co cụm, đêm ngày giành miếng ăn với Hà Bá – Sơn Lâm.
Người lớn khổ đã đành, trẻ con cũng phải đung đưa theo số phận: mùa mưa tránh lũ, mùa khô tìm nước. Giữa muôn vàn thiếu thốn, cái ăn cái mặc còn lắm gian truân, thì lấy đâu con chữ, lấy đâu phấn trắng bảng đen ê a lớp học i tờ mỗi ngày.
Mã Đà - Sóng nước mênh mang…
Trước kia, khi người dân tứ xứ trở về, họ tập trung sinh sống trên hồ, nuôi cá lồng bè hình thành nên làng bè.
Về sau, thực hiện chính sách di dời dân để tránh ô nhiểm vùng lòng hồ, họ chuyển lên sinh sống làm rẫy trên bờ.
Làng bè giờ đây chỉ còn là một xóm nhỏ, lác đác một số hộ do chưa có đất, họ trú lại nuôi cá qua ngày.
Giữa trưa, trên con thuyền gỗ nhỏ, nhóm chúng tôi lặng lẽ di chuyển từ bè này sang bè khác. Văng vẳng tiếng ì oạp của những người dân hiếu kì chèo theo. Nhìn ra bốn bề, hơi nước dưới đáy hồ dâng nhè nhẹ, nhìn xa xăm mờ ảo như chính ánh mắt của những đứa trẻ nơi đây.
Cứ vậy, ngày ngày tháng tháng trôi qua, cuộc sống bấp bênh theo cùng con nước hồ Trị An.
Mã Đà – Rừng sâu thăm thẳm…
Cách ngày đi Mã Đà 2 hôm, tôi vô tình có dịp tham gia buổi tiệc mừng khai trương cửa hàng của cặp vợ chồng doanh nhân. Trong tiệc, lại vô tình, tôi nghe chị vợ than nhẹ nhàng, tiền học của 3 cháu nhà 1 năm hơn tỉ đồng. Nghe mà mừng cho chị… Nghe rồi bỏ đó…
Trở lại chuyến đi, trong lúc lang thang xóm nhỏ, tôi vô tình bắt chuyện với 1 chị đang chăm cho cậu nhỏ thò lò mũi xanh. Hỏi rằng cháu đến tuổi đi học chưa. Chị cười hiền hiền dạ có mà chưa đi học. Lại hỏi có lớp tình thương của Thầy Cường, hay chị thử sắp xếp cho cháu đến lớp. Chị lại cười hiền dạ còn 6 đứa, lo ăn không đủ nên chưa nghĩ chuyện khác. Nghe sao đắng lòng. Được lời, chị còn tâm sự thêm đôi điều. Tôi cứ nấn ná với những mẩu chuyện lụn vụn đầy trăn trở của chị, dẫu tôi biết, đó là mẩu chuyện chung của những mảnh đời nơi đây. Bỏ đi sao đặng… Bỏ đó ai nghe…
Như 1 sự vô tình trớ trêu, khi đang lan man gom góp những ký ức về chuyến đi, anh đồng nghiệp lại ngân nga vài câu hát của bài “Trị An – Âm vang mùa xuân”… Tôi chợt nhớ đến lời chị Hà, trưởng nhóm Không tên: “Họ ở nơi sản sinh ra dòng điện cho khắp nơi, nhưng họ lại không có điện sinh hoạt”… 1 chuỗi nghịch lý vô tình đan xen…
“Sáng lên mặt hồ bao la tình người
Tình người trong ta tình người bao la
Dòng điện trong ta gọi đời bay xa
Như câu hát mãi bay xa
Như ánh sáng cháy trong ta”
Tôi tự hỏi trong bộn bề thứ vô tình, có sự vô tình nào mang em thơ ra khỏi con đường rừng dài thăm thẳm, ghập ghềnh ổ gà - ổ voi? Có sự vô tình nào, mang em thoát khỏi miếng ăn bươn chải, nhọc nhằn mưu sinh? Và có sự vô tình nào, đem đến thêm những con người nhiệt huyết như Thầy Cường, mang cho em ánh sáng văn minh?
Để cho em…
1 ngày mai tươi sáng,
như bình minh trên mặt hồ Trị An.
Photo: Tài Hoàng
Các Tin Khác