Mộng Tri Âm
Ngày đăng: 00:21:02 21-04-2019 . Xem: 1774
Sống trên đời, ai cũng cần có người hiểu mình thương mình. Muốn được hiểu thương, muốn được cảm thông và chia sẻ là bản năng của con người. Vì thế, biết bao người đã đi tìm cho mình những người bạn đầy đủ những phẩm chất đó. Và người bạn ấy được gọi là tri âm, người hiểu được tiếng lòng của mình qua lời nói và cử chỉ, người luôn biết lắng nghe, yêu thương và giúp đở mình trong những lúc vui buồn; đồng thời là người biết khuyến khích, tin tưởng, trung thành trong những lúc mình gặp khó khăn. Người bạn như thế không phải dễ tìm và đôi khi cả cuộc đời mòn mỏi đi tìm vẫn không gặp được người bạn lý tưởng xứng đáng gọi là tri âm. Thế nên, ai đó đã nói rằng gian khổ cuộc đời không sợ, chỉ ngại trên đời thiếu tri âm. Nơi đây người viết xin trình bày một khía cạnh về tri âm là gì và làm thế nào để có thể tìm gặp người tri âm.
Tri là biết, là hiểu; âm là vọng, là tiếng nói, lời tự sự của một con người sống trên mặt đất muốn làm cho người biết và người cần được biết có một sự tương giao, tương duyên hợp nhất với nhau nên gọi là tri âm. Tri âm đồng nghĩa với tri kỷ. Tri kỷ là hiểu mình, mà tri âm là hiểu người. Tri âm và tri kỷ ghép lại chính là hiểu mình hiểu người.
Vì sao cần kiếm tri âm ? Vì mình vốn chưa chưa hoàn hảo, còn có nhiều khuyếm khuyết nên cần có đối tượng để hiểu, để đưa mình về tìm lại trạng thái chính mình. Nếu mình hiểu mình thì không còn gì để nói. Ngược lại, có người hiểu mình mới tuyệt diệu làm sao! mới phiêu, mới thốt nên lời thơ bất hủ: "Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm”*. Câu chuyện Bá Nha - Tử Kỳ là câu chuyện mang đậm tính nhân văn về một người chơi đàn tỳ bà điêu luyện và một người nghe đàn sành điệu. Khi Bá Nha khảy lên những nốt nhạc có ý diễn tả về núi cao, Tử Kỳ nói: “Tôi thấy núi cao trước mắt “. Khi Bá Nha đánh đàn, lòng nghĩ về sông, Tử Kỳ nói:” Tiếng đàn mạnh mẽ, cuồn cuộn như nước chảy”. Nhưng chẳng bao lâu Tử Kỳ ngã bệnh rồi chết, Bá Nha cũng cắt đứt đoạn tuyệt dây đàn, vì biết rằng ở thế gian sẽ không còn ai có khả năng thấu hiểu tiếng đàn của mình như Tử Kỳ. Bởi lẽ đó, sự cắt đứt dây đàn tỳ bà là dấu hiệu của tình bạn tri âm.
Tri âm, một đêm trăng sáng, đêm sơ ngộ gặp nhau chỉ một lần để rồi hiểu nhau, quen nhau phút chốc lại ngậm ngùi xa nhau mà mãi không bao giờ quên được nhau.“ Người ơi gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay chăng?” duyên gì là duyên gì đây? Người ơi! Tri âm ơi! Cố nhân ơi!
“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết cho ai, ai biết mà đưa”.
Thư từ chữ viết là sự chắp nối mốc xích ý nghĩ ngôn ngữ, một khi viết tất phải có đối tượng để truyền tải tâm tình mình, tri âm không còn thì biết tâm tình, tự sự với ai đây.
Nguyễn Khuyến đã hỏi chính mình khi tiễn chân người bạn tri âm về chốn thiên cổ.
Nhà nho viết văn, viết thư dễ như kiếm khách múa quyền, như lữ khách cưỡi ngựa xem hoa. Nhưng cái khó khăn của nhà nho là luôn xem trọng, đặt tình bạn, tình tri âm lên hàng thượng phẩm. Cho nên viết tâm tình của mình mà không có bạn tri âm để đọc, để liễu tri thì ý nghĩ tâm tình viết trở thành phế tích không hồn, “Viết cho ai, ai biết mà đưa”. Bài thơ trích “ Khóc dương khuê” trên quả là toàn bích. Tam Nguyên Yên Đổ làm bài thơ này không phải để mua vui, khoe tài với bàn dân thiên hạ, mà là lời ký thác gửi cố nhân. Nên từ câu một đến câu bốn không câu nào mà không ý vị. Cao thâm nhất có lẽ nằm ở câu trạng và câu kết mà thôi.
Quả nặng tình, nặng nghĩa tri âm, vừa sâu sắc kín đáo, vừa già dặn, càng đọc càng rung cảm xao xuyến khôn xiết tâm hồn.
Cái duyên trời cho gặp nhau, âu bởi tầng số tâm giao hợp tình hợp nết với nhau. Thông thường chỉ để gặp mặt im lặng và nhìn nhau thì đủ thấy vui, vắng mặt nhau thì thấy nhớ. Vui thì cùng vui chung, buồn thì cùng buồn chung mà thế gian hay dùng từ: “, đồng cam cộng khổ” hay “Đồng thanh tương ướng, đồng khí tương cầu”. Hai nữa tâm hồn hiểu nhau thì dù sống riêng biệt cách xa ngàn vạn dặm, người thành thị kẻ sơn khê nhưng mỗi lần có dịp nhớ tới nhau thì tâm hồn thường thấy ấm cúng, thấy mình không cô quạnh, lẻ loi tí nào.
Giới thi nhân ẩn sĩ có cốt cách sống thanh cao, thiền vị, không thích dao du phóng túng. Họ không có nhiều bạn như giới nghệ sĩ nhưng họ có vài ba tri âm tâm đắc. Giao tiếp nhiều chỉ làm rối lòng ẩn sĩ, trong lúc thi nhân ẩn sĩ đang muốn từ bỏ tất cả để đi tìm sự bình an ở cõi lòng. Dẫu biết cô đơn là niềm đau khổ lớn nhất của thi nhân ẩn sĩ nhưng thi nhân đừng bao giờ sợ cô đơn bởi trong mình luôn có tri âm đang dõi theo bước chân của mình, có hàng ngàn vạn con mắt Phật, Bồ tát nhìn thấu mình. Và rằng, cô đơn trong cuộc sống xa cách là lẽ vô thường, buồn vui, thương nhớ cũng là vô thường.
Tiếng nói đôi khi cũng chỉ là lời nói. Trên tất cả thông giao ngôn ngữ, sự im lặng là tuyệt đỉnh tự do ý nghĩ tri âm.
Tiền tài danh vọng đối với thi nhân ẩn sĩ chỉ là bọt nước phù du không mang lại lợi ích gì nhiều trong tư duy, suy tưởng sống. Nếu có chút đỉnh, tri âm đến không trà thì phải cà phê... cho nên suốt đời vẫn là nhà tranh vách đất, vui thú điền viên, nhàn cư ẩn dật không lo ở đời không có tri âm.
Cho nên đi chơi chùa trên núi mà gặp được người tri âm ẩn sĩ vừa hiểu đời, hiểu đạo lại có tài biện luận ăn nói, pha trà ngồi uống đàm đạo thì vui thích không gì sánh bằng. Ngồi với tri âm ẩn sĩ và được tri âm tháo gỡ những khó khăn trong lòng ta, làm cho ta tìm được niềm vui trong nội tại thì hơn đọc một cuốn sách. Và cố nhiên tình bạn tri âm gặp nhau thông thường là những người có chí, có tài cũng là những người có tư tưởng lớn. Nếu đời người mà gặp được bạn tri âm như thế thì hạnh phúc vô cùng.
“ Đắc nhất tri âm, khả dĩ bất hận”.
( ở đời có được một người bạn tri âm thì không còn ân hận gì nữa).
Để gặp được người tri âm chúng ta phải biết mở lòng ra, vui vẻ đến với nhau trong cởi mở. Và tri âm là lẽ quay về hải đảo tự thân chính mình. Đừng bao giờ hỏi: Cuộc đời cô đơn có buồn không? Kết quả chỉ là phù phiếm mang tính tự kỷ. Hãy tập ngồi yên trong buổi sáng bình minh, ta sẽ có câu trả lời thích đáng.
Tri là biết, là hiểu; âm là vọng, là tiếng nói, lời tự sự của một con người sống trên mặt đất muốn làm cho người biết và người cần được biết có một sự tương giao, tương duyên hợp nhất với nhau nên gọi là tri âm. Tri âm đồng nghĩa với tri kỷ. Tri kỷ là hiểu mình, mà tri âm là hiểu người. Tri âm và tri kỷ ghép lại chính là hiểu mình hiểu người.
Vì sao cần kiếm tri âm ? Vì mình vốn chưa chưa hoàn hảo, còn có nhiều khuyếm khuyết nên cần có đối tượng để hiểu, để đưa mình về tìm lại trạng thái chính mình. Nếu mình hiểu mình thì không còn gì để nói. Ngược lại, có người hiểu mình mới tuyệt diệu làm sao! mới phiêu, mới thốt nên lời thơ bất hủ: "Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm”*. Câu chuyện Bá Nha - Tử Kỳ là câu chuyện mang đậm tính nhân văn về một người chơi đàn tỳ bà điêu luyện và một người nghe đàn sành điệu. Khi Bá Nha khảy lên những nốt nhạc có ý diễn tả về núi cao, Tử Kỳ nói: “Tôi thấy núi cao trước mắt “. Khi Bá Nha đánh đàn, lòng nghĩ về sông, Tử Kỳ nói:” Tiếng đàn mạnh mẽ, cuồn cuộn như nước chảy”. Nhưng chẳng bao lâu Tử Kỳ ngã bệnh rồi chết, Bá Nha cũng cắt đứt đoạn tuyệt dây đàn, vì biết rằng ở thế gian sẽ không còn ai có khả năng thấu hiểu tiếng đàn của mình như Tử Kỳ. Bởi lẽ đó, sự cắt đứt dây đàn tỳ bà là dấu hiệu của tình bạn tri âm.
Tri âm người đã đi rồi
Tỳ bà ứa lệ gãy đôi cây đàn
Tỳ bà ứa lệ gãy đôi cây đàn
Tri âm, một đêm trăng sáng, đêm sơ ngộ gặp nhau chỉ một lần để rồi hiểu nhau, quen nhau phút chốc lại ngậm ngùi xa nhau mà mãi không bao giờ quên được nhau.“ Người ơi gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay chăng?” duyên gì là duyên gì đây? Người ơi! Tri âm ơi! Cố nhân ơi!
“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết cho ai, ai biết mà đưa”.
Thư từ chữ viết là sự chắp nối mốc xích ý nghĩ ngôn ngữ, một khi viết tất phải có đối tượng để truyền tải tâm tình mình, tri âm không còn thì biết tâm tình, tự sự với ai đây.
Nguyễn Khuyến đã hỏi chính mình khi tiễn chân người bạn tri âm về chốn thiên cổ.
“Bác dương nay đã đi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”.
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”.
Nhà nho viết văn, viết thư dễ như kiếm khách múa quyền, như lữ khách cưỡi ngựa xem hoa. Nhưng cái khó khăn của nhà nho là luôn xem trọng, đặt tình bạn, tình tri âm lên hàng thượng phẩm. Cho nên viết tâm tình của mình mà không có bạn tri âm để đọc, để liễu tri thì ý nghĩ tâm tình viết trở thành phế tích không hồn, “Viết cho ai, ai biết mà đưa”. Bài thơ trích “ Khóc dương khuê” trên quả là toàn bích. Tam Nguyên Yên Đổ làm bài thơ này không phải để mua vui, khoe tài với bàn dân thiên hạ, mà là lời ký thác gửi cố nhân. Nên từ câu một đến câu bốn không câu nào mà không ý vị. Cao thâm nhất có lẽ nằm ở câu trạng và câu kết mà thôi.
“Không mua không phải không tiền không mua…
Viết cho ai, ai biết mà đưa”.
Viết cho ai, ai biết mà đưa”.
Quả nặng tình, nặng nghĩa tri âm, vừa sâu sắc kín đáo, vừa già dặn, càng đọc càng rung cảm xao xuyến khôn xiết tâm hồn.
“ Thà rằng không quen thì thôi.
Quen rồi mỗi đứa mỗi nơi cũng buồn”.
Quen rồi mỗi đứa mỗi nơi cũng buồn”.
Cái duyên trời cho gặp nhau, âu bởi tầng số tâm giao hợp tình hợp nết với nhau. Thông thường chỉ để gặp mặt im lặng và nhìn nhau thì đủ thấy vui, vắng mặt nhau thì thấy nhớ. Vui thì cùng vui chung, buồn thì cùng buồn chung mà thế gian hay dùng từ: “, đồng cam cộng khổ” hay “Đồng thanh tương ướng, đồng khí tương cầu”. Hai nữa tâm hồn hiểu nhau thì dù sống riêng biệt cách xa ngàn vạn dặm, người thành thị kẻ sơn khê nhưng mỗi lần có dịp nhớ tới nhau thì tâm hồn thường thấy ấm cúng, thấy mình không cô quạnh, lẻ loi tí nào.
Giới thi nhân ẩn sĩ có cốt cách sống thanh cao, thiền vị, không thích dao du phóng túng. Họ không có nhiều bạn như giới nghệ sĩ nhưng họ có vài ba tri âm tâm đắc. Giao tiếp nhiều chỉ làm rối lòng ẩn sĩ, trong lúc thi nhân ẩn sĩ đang muốn từ bỏ tất cả để đi tìm sự bình an ở cõi lòng. Dẫu biết cô đơn là niềm đau khổ lớn nhất của thi nhân ẩn sĩ nhưng thi nhân đừng bao giờ sợ cô đơn bởi trong mình luôn có tri âm đang dõi theo bước chân của mình, có hàng ngàn vạn con mắt Phật, Bồ tát nhìn thấu mình. Và rằng, cô đơn trong cuộc sống xa cách là lẽ vô thường, buồn vui, thương nhớ cũng là vô thường.
Tiếng nói đôi khi cũng chỉ là lời nói. Trên tất cả thông giao ngôn ngữ, sự im lặng là tuyệt đỉnh tự do ý nghĩ tri âm.
“Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nỗi
Chỉ có tri âm để lại đời”.
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nỗi
Chỉ có tri âm để lại đời”.
Tiền tài danh vọng đối với thi nhân ẩn sĩ chỉ là bọt nước phù du không mang lại lợi ích gì nhiều trong tư duy, suy tưởng sống. Nếu có chút đỉnh, tri âm đến không trà thì phải cà phê... cho nên suốt đời vẫn là nhà tranh vách đất, vui thú điền viên, nhàn cư ẩn dật không lo ở đời không có tri âm.
Cho nên đi chơi chùa trên núi mà gặp được người tri âm ẩn sĩ vừa hiểu đời, hiểu đạo lại có tài biện luận ăn nói, pha trà ngồi uống đàm đạo thì vui thích không gì sánh bằng. Ngồi với tri âm ẩn sĩ và được tri âm tháo gỡ những khó khăn trong lòng ta, làm cho ta tìm được niềm vui trong nội tại thì hơn đọc một cuốn sách. Và cố nhiên tình bạn tri âm gặp nhau thông thường là những người có chí, có tài cũng là những người có tư tưởng lớn. Nếu đời người mà gặp được bạn tri âm như thế thì hạnh phúc vô cùng.
“ Đắc nhất tri âm, khả dĩ bất hận”.
( ở đời có được một người bạn tri âm thì không còn ân hận gì nữa).
Để gặp được người tri âm chúng ta phải biết mở lòng ra, vui vẻ đến với nhau trong cởi mở. Và tri âm là lẽ quay về hải đảo tự thân chính mình. Đừng bao giờ hỏi: Cuộc đời cô đơn có buồn không? Kết quả chỉ là phù phiếm mang tính tự kỷ. Hãy tập ngồi yên trong buổi sáng bình minh, ta sẽ có câu trả lời thích đáng.
“ Nhãn tiền nhất tiếu giai tri kỷ
Tọa thượng toàn vô ngại mục nhân”.
( trước mắt cười cười đều là bạn tri kỷ
bên cạnh không có gì làm chướng mắt mình).
Tọa thượng toàn vô ngại mục nhân”.
( trước mắt cười cười đều là bạn tri kỷ
bên cạnh không có gì làm chướng mắt mình).
Hồng Bối
Saigon, 26-4-2013
Saigon, 26-4-2013
Các Tin Khác