Thân Tộc Là Bóng Mát - Giữ Gìn Truyền Thống Cha Mẹ
Ngày đăng: 13:53:08 12-06-2020 . Xem: 1307
Trong một đám tang của người cha qua đời, con cái trong gia đình anh em không hòa thuận bởi niềm tin tôn giáo và cùng cha khác mẹ.
Trong trí nhớ mình suy nghiệm lại câu chuyện cổ tích:
“ Có hai anh em nhà nọ mồ côi từ nhỏ, ở trong làng hai anh em đùm bọc nhau sống qua ngày, dân làng cũng thương hai anh em nên cũng thi thoảng cho thêm gạo để anh em trang trải qua bữa đói bữa no.
Đến ngày lớn khôn người anh lập gia đình với một người con gái trong làng, người anh có được một mảnh đất nhỏ và căn nhà mới, căn nhà cũ ngày xưa cha mẹ để lại người anh nhường lại cho người em ở. Tuy vậy, hai anh em vẫn ở gần nhà nhau. Trong thân tâm hai anh em luôn rất mực yêu thương nhau.
Một buổi tối nọ người anh nghĩ: mình có vợ rồi còn ra ở riêng, nhớ lại ngày trước cha mẹ qua đời dặn dò anh em phải thương nhau, đừng bao giờ quên. Người anh lại thầm nghĩ mình là anh, có sức khỏe dù sao cũng có vợ nên cuộc sống phần nào đỡ khó khan hơn em mình, em mình dù sao vẫn còn nhỏ ở một mình, không biết đi làm có đủ ăn đủ uống không. Thế là đêm đến người anh lấy một ít gạo trong nhà đem qua lén bỏ trong nhà người em, biết tính em mình cũng lo lắng cho anh thì sẻ không nhận.
Lúc bấy giờ người em ở căn nhà của bố mẹ để lại, đêm về vẫn nghĩ ngợi về người anh. Người em nghĩ: bản thân một thân một mình thì dù sao cuộc sống vẫn ổn dễ xoay sở miếng ăn miếng mặc hơn anh mình. Cũng trong một đêm tối người em lấy một phần gạo trong nhà đem qua bỏ ở hũ gạo nhà người anh.
Hai anh em làm nhiều lần như thế, nhưng một điều lạ là sáng dậy ai cũng thấy hũ gạo nhà mình còn nguyên. Trong một đêm nọ hai anh em bắt gặp mặt trong lúc đem gạo qua nhà của nhau. Hai anh em dường như hiểu ra một điều gì đó thiêng liêng và ôm chầm nhau khóc.”
Ngẫm nghĩ:
Trong một xã hội hỗn loạn, con người dễ đánh mất tình đồng loại bởi những vụn vặt hơn thua trong cuộc sống. Chung quy cho cùng cũng là ích kỷ, tư lợi danh vọng hay định kiến của bản thân mà làm mai một đi tình cảm huyết thống cao quý của tổ tiên, cha mẹ đã để lại. Để rồi từ đó chúng ta mất đi nguồn cội của chính mình, chúng ta quên đi đạo lý ứng xử nhân thế về tình anh em mà khi xưa ông bà cha mẹ đã dạy khi còn thơ bé.
Ý thức hệ giữ gìn truyền thống của mình là một điều hết sức quan trọng trong đời sống có trách nhiệm của một con người. Chúng ta chớ đổ thừa hoàn cảnh hay những việc riêng tư mà từ chối hay đánh mất “đạo đức tâm linh của truyền thống gia đình mình” không phải là chúng ta sống một đời cũng để báo hiếu và báo ơn hay sao. Chúng ta không tôn trọng “truyền thống của mình” thì dù là người tài giỏi tới đâu cũng bị người đời cười chê là “vô ơn và bạc nghĩa”
Mỗi thân phận chúng ta sinh ra đời luôn gắn liền với huyết thống tổ tiên và niềm tin chân thành nơi thân tộc. Nếu bỏ cả truyền thống tổ tiên để lại, bỏ cả truyền thống cha mẹ đã nuôi dưỡng cho thân này lớn khôn thì phải chăng chúng ta trở thành một người bội tính và bất nghĩa. Trách nhiệm này không của riêng ai nhưng đạo làm người thì ai cũng phải biết mình là ai và làm những gì cho hợp lý hợp tình.
Suy cho cùng thì Tôn giáo chưa bao giờ là làm con người ta xa cách nhau, tôn giáo chưa bao giờ làm con người ta đánh mất đi truyền thống dân tộc, vì nếu tôn giáo làm con người ta quay mặt với đồng loại, quay mặt với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể gọi đó là “cải đạo một cách vô nhân đạo” đi ngược truyền thống tổ tiên ông bà mình để lại cho con cháu. Vì trong mỗi con người đều có dòng tâm thức của tổ tiên, có huyết thống của cha mẹ, và nghĩ rộng ra là còn đại diện hình ảnh biểu trưng cho một dân tộc, vì thế tự ý thức cất nhắc về đời sống tâm linh của mình, đời sống này nhân quả không bỏ qua một ai.
Có phước thì con hiền, rể thảo
Vô phước thì con bất hiếu, rể vô ơn
ĐN 6/12/2020
Nhật Chiếu
Trong trí nhớ mình suy nghiệm lại câu chuyện cổ tích:
“ Có hai anh em nhà nọ mồ côi từ nhỏ, ở trong làng hai anh em đùm bọc nhau sống qua ngày, dân làng cũng thương hai anh em nên cũng thi thoảng cho thêm gạo để anh em trang trải qua bữa đói bữa no.
Đến ngày lớn khôn người anh lập gia đình với một người con gái trong làng, người anh có được một mảnh đất nhỏ và căn nhà mới, căn nhà cũ ngày xưa cha mẹ để lại người anh nhường lại cho người em ở. Tuy vậy, hai anh em vẫn ở gần nhà nhau. Trong thân tâm hai anh em luôn rất mực yêu thương nhau.
Một buổi tối nọ người anh nghĩ: mình có vợ rồi còn ra ở riêng, nhớ lại ngày trước cha mẹ qua đời dặn dò anh em phải thương nhau, đừng bao giờ quên. Người anh lại thầm nghĩ mình là anh, có sức khỏe dù sao cũng có vợ nên cuộc sống phần nào đỡ khó khan hơn em mình, em mình dù sao vẫn còn nhỏ ở một mình, không biết đi làm có đủ ăn đủ uống không. Thế là đêm đến người anh lấy một ít gạo trong nhà đem qua lén bỏ trong nhà người em, biết tính em mình cũng lo lắng cho anh thì sẻ không nhận.
Lúc bấy giờ người em ở căn nhà của bố mẹ để lại, đêm về vẫn nghĩ ngợi về người anh. Người em nghĩ: bản thân một thân một mình thì dù sao cuộc sống vẫn ổn dễ xoay sở miếng ăn miếng mặc hơn anh mình. Cũng trong một đêm tối người em lấy một phần gạo trong nhà đem qua bỏ ở hũ gạo nhà người anh.
Hai anh em làm nhiều lần như thế, nhưng một điều lạ là sáng dậy ai cũng thấy hũ gạo nhà mình còn nguyên. Trong một đêm nọ hai anh em bắt gặp mặt trong lúc đem gạo qua nhà của nhau. Hai anh em dường như hiểu ra một điều gì đó thiêng liêng và ôm chầm nhau khóc.”
Ngẫm nghĩ:
Trong một xã hội hỗn loạn, con người dễ đánh mất tình đồng loại bởi những vụn vặt hơn thua trong cuộc sống. Chung quy cho cùng cũng là ích kỷ, tư lợi danh vọng hay định kiến của bản thân mà làm mai một đi tình cảm huyết thống cao quý của tổ tiên, cha mẹ đã để lại. Để rồi từ đó chúng ta mất đi nguồn cội của chính mình, chúng ta quên đi đạo lý ứng xử nhân thế về tình anh em mà khi xưa ông bà cha mẹ đã dạy khi còn thơ bé.
Ý thức hệ giữ gìn truyền thống của mình là một điều hết sức quan trọng trong đời sống có trách nhiệm của một con người. Chúng ta chớ đổ thừa hoàn cảnh hay những việc riêng tư mà từ chối hay đánh mất “đạo đức tâm linh của truyền thống gia đình mình” không phải là chúng ta sống một đời cũng để báo hiếu và báo ơn hay sao. Chúng ta không tôn trọng “truyền thống của mình” thì dù là người tài giỏi tới đâu cũng bị người đời cười chê là “vô ơn và bạc nghĩa”
Mỗi thân phận chúng ta sinh ra đời luôn gắn liền với huyết thống tổ tiên và niềm tin chân thành nơi thân tộc. Nếu bỏ cả truyền thống tổ tiên để lại, bỏ cả truyền thống cha mẹ đã nuôi dưỡng cho thân này lớn khôn thì phải chăng chúng ta trở thành một người bội tính và bất nghĩa. Trách nhiệm này không của riêng ai nhưng đạo làm người thì ai cũng phải biết mình là ai và làm những gì cho hợp lý hợp tình.
Suy cho cùng thì Tôn giáo chưa bao giờ là làm con người ta xa cách nhau, tôn giáo chưa bao giờ làm con người ta đánh mất đi truyền thống dân tộc, vì nếu tôn giáo làm con người ta quay mặt với đồng loại, quay mặt với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể gọi đó là “cải đạo một cách vô nhân đạo” đi ngược truyền thống tổ tiên ông bà mình để lại cho con cháu. Vì trong mỗi con người đều có dòng tâm thức của tổ tiên, có huyết thống của cha mẹ, và nghĩ rộng ra là còn đại diện hình ảnh biểu trưng cho một dân tộc, vì thế tự ý thức cất nhắc về đời sống tâm linh của mình, đời sống này nhân quả không bỏ qua một ai.
Có phước thì con hiền, rể thảo
Vô phước thì con bất hiếu, rể vô ơn
ĐN 6/12/2020
Nhật Chiếu
Các Tin Khác